Ngày 25/3, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Phạm Quốc Đạt – nhân viên thư viện của Trường trung học phổ thông Võ Trường Toản, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, thầy đã quyết định nộp đơn xin ra khỏi Công đoàn cơ sở và Công đoàn ngành giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.
Thầy Phạm Quốc Đạt chia sẻ: Các đơn này đã được thầy nộp lên các cơ quan có thẩm quyền ngay trong ngày.
Căn cứ vào đơn của mình, thầy Phạm Quốc Đạt đã viết: Khi bị Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Võ Trường Toản – ông Lương Văn Định ra quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo,.
Trường trung học phổ thông Võ Trường Toản, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: P.L) |
Đồng thời bị đình chỉ công tác giảng dạy, làm chủ nhiệm, và phải làm công tác kiêm nhiệm trong vòng 12 tháng, thầy Đạt đã viết đơn khiếu nại lên Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn cơ sở.
Tuy nhiên, Công đoàn cơ sở nhà trường lại không có bất kỳ một động thái nào thể hiện sự quan tâm, động viên, chia sẻ trong việc thầy bị Ban lãnh đạo nhà trường xử lý kỷ luật không đúng theo quy định của pháp luật.
Dẫn đến việc mà theo thầy Đạt này là việc kỷ luật đã oan sai, khiến cho thầy Đạt phải nộp đơn kiện nhà trường (mà đứng đầu là Hiệu trưởng Lương Văn Định) ra Tòa án nhân dân quận 12.
Cho là bị kỷ luật oan, giáo viên kiện trường Võ Trường Toản ra tòa |
Tổ chức Công đoàn hoàn toàn thờ ơ, dửng dưng, đứng ngoài cuộc về vụ việc thầy bị xử lý kỷ luật oan sai này.
Một lời hỏi thăm, động viên cũng không có. Không một ai trong Ban chấp hành Công đoàn cơ sở thể hiện sự quan tâm, hỏi han hay tích cực hỗ trợ pháp lý cho thầy.
Trong tất cả các cuộc họp liên quan đến vụ việc này, Chủ tịch Công đoàn cơ sở đã đứng ngoài cuộc, chọn cách im lặng trước mọi việc, khiến cho thầy Đạt cảm thấy hụt hẫng, thất vọng và buồn lòng.
Từ khi xảy ra vụ việc đến nay, thầy Phạm Quốc Đạt nhận thấy, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở Trường Võ Trường Toản đã thực hiện không đúng Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII (có sửa đổi bổ sung), do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam thông qua ngày 30/7/2013.
Cụ thể là: Không bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của Công đoàn viên; Công đoàn cơ sở hoàn toàn không phản ánh kiến nghị người sử dụng lao động về thực hiện chế độ, chính sách pháp luật đối với người lao động.
Đồng thời, tổ chức Công đoàn cơ sở còn không hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp lý miễn phí về pháp luật lao động, công đoàn…không thăm hỏi, giúp đỡ, chia sẻ khi có rủi ro, hoạn nạn, khó khăn; cán bộ Công đoàn cơ sở không có liên hệ mật thiết với đoàn viên, người lao động…
Sau khi chỉ tiếp ra những điểm mà Cán bộ Công đoàn cơ sở không đáp ứng được những nhu cầu, mong mỏi của đoàn viên như thầy Đạt, thầy đã quyết định xin rút ra khỏi tổ chức Công đoàn ngành kể từ ngày viết và nộp đơn, để một mình đơn độc đấu tranh, đi tìm công lý, lẽ phải cho riêng mình.