Thí sinh Hoa hậu Việt Nam được thảo luận trước phần thi ứng xử

06/12/2014 09:05
Nguyên Thảo
(GDVN) - BTC lập gần 10 chủ đề về các lĩnh vực cận kề câu hỏi để thí sinh thảo luận và thuyết trình quan điểm tuy nhiên BTC không phát câu hỏi, không phát đáp án...

Đó là khẳng định của nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Trưởng BTC cuộc thi.

- Tại vòng chung kết Hoa hậu Việt Nam 2014, BTC có sắp xếp một buổi trò chuyện với các thí sinh về phong cách giao tiếp và ứng xử. Mục đích của việc này là gì?

Nhà báo Lê Xuân Sơn: Thi ứng xử trước một cử tọa trang trọng và đông đảo như ở cuộc thi Hoa hậu, dưới ánh sáng của dàn đèn cực mạnh, trước ống kính truyền hình truyền hình ảnh trực tiếp đi khắp nước và ra cả nước ngoài tới nhiều triệu khán giả là một thử thách khó khăn với bất cứ ai, đừng nói đây là những thí sinh hoa hậu – những cô gái mười tám đôi mươi trẻ người non dạ. Bởi vậy, Ban Tổ chức phải có những biện pháp hỗ trợ cho họ là chuyên đương nhiên.

Nhà báo Lê Xuân Sơn: Chúng tôi lập gần 10 chủ đề về các lĩnh vực cận kề câu hỏi để thí sinh thảo luận và thuyết trình quan điểm của mình. Chúng tôi không phát câu hỏi, không phát đáp án.
Nhà báo Lê Xuân Sơn: Chúng tôi lập gần 10 chủ đề về các lĩnh vực cận kề câu hỏi để thí sinh thảo luận và thuyết trình quan điểm của mình. Chúng tôi không phát câu hỏi, không phát đáp án.  

Một buổi trò chuyện, thảo luận quanh vấn đề này có trong lịch trình chính thức của cuộc thi. Mục đích của nó là chuẩn bị tâm lý, kỹ năng cần thiết cho thí sinh có thể chế ngự nỗi sợ trong khoảnh khắc ngặt nghèo và cung cấp các kiến thức ở một số chuyên đề có ý nghĩa xã hội cao mà các câu hỏi có nội dung liên quan, tổ chức cho thí sinh tự thảo luận các nội dung đó, nêu lên ý kiến của mình.

Trong một vài lần thi cuối đây, BTC đã mời chuyên gia hướng dẫn thí sinh cách xử lý tình huống trước ống kính truyền hình, cung cấp cho họ những kiến thức, những cách xử lý tình huống, yêu cầu và cách thức hình thành câu trả lời sao cho ngắn gọn mà độc đáo. Lần này, người của BTC, với kinh nghiệm đã tích lũy tự làm khâu này.

- BTC đã hướng dẫn thí sinh như thế nào?


Nhà báo Lê Xuân Sơn: BTC không giảng giải các chủ đề mà yêu cầu thí sinh chia thành 4 nhóm thảo luận, sau đó mỗi nhóm cử người thuyết trình ý kiến của nhóm mình, khuyến khích các thí sinh khác bổ sung ý kiến cá nhân. BTC bình luận các ý kiến và góp ý thêm.

Ngoài ra, BTC cũng tăng cường đầu tư cho vòng thi “đối diện”, khi mỗi thí sinh lần lượt qua bàn của từng giám khảo để các giám khảo hỏi chuyện. Qua đó, bồi dưỡng cho thí sinh thêm kỹ năng trả lời câu hỏi, đồng thời xác định chính xác những thí sinh nào kết hợp tốt nhất những phẩm chất ngoại hình với khả năng trí tuệ và phông văn hóa.

- BTC có chuẩn bị sẵn kho câu hỏi và chủ đề cho thí sinh trước hay không?

Nhà báo Lê Xuân Sơn:
Năm nay chúng tôi tổ chức cho công chúng tham gia cuộc thi đặt câu hỏi ứng xử và thu về một kho 500 câu hỏi. Dựa vào đó, chúng tôi lập gần 10 chủ đề về các lĩnh vực cận kề câu hỏi để thí sinh thảo luận và thuyết trình quan điểm của mình. Chúng tôi không phát câu hỏi, không phát đáp án.  

- Yếu tố giao tiếp ứng xử có vị trí và tầm quan trọng thế nào trong thang điểm đánh giá các thí sinh?

Nhà báo Lê Xuân Sơn: Điểm ứng xử đóng vai trò quan trọng nhưng không phải là quyết định tất cả trong tổng điểm của thí sinh như một số người thường nghĩ.

Nguyên Thảo