Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận mua tên lửa Trung Quốc có rủi ro
Ngày 19 tháng 2 có bài viết cho biết, một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận, Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán mua sắm tên lửa phòng không của doanh nghiệp nhà nước gây tranh cãi của Trung Quốc là có rủi ro, đồng thời cho biết các đồng minh hiểu Thổ Nhĩ Kỳ có rất nhiều lo ngại đối với hợp đồng này.
Tên lửa phòng không HQ-9 phiên bản xuất khẩu của Trung Quốc |
Theo hãng tin AFP khi trả lời tờ "Tự do" ngày 17 tháng 2, Cục trưởng Cục mua sắm công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Murad Bayar cho biết, "việc đàm phán với người Trung Quốc có rủi ro nhất định, nhưng hiện nay hoàn toàn không có trở ngại nghiêm trọng".
Khi được hỏi nhà cầm quyền Thổ Nhĩ Kỳ phải chăng "hoàn toàn tin tưởng" vũ khí này hay không, vị quan chức này trả lời rằng: "Chúng tôi có thể khẳng định điểm này. Công ty tên lửa phòng không châu Âu - liên doanh giữa Pháp và Italia đã tham gia báo giá, nếu chúng tôi xác nhận không thể tiếp tục kế hoạch này với Trung Quốc, thì sẽ xem xét báo giá thứ hai".
Murad Bayar nói rõ rằng, thời gian đưa ra báo giá được điều chỉnh của công ty tham gia tranh thầu khác đã từ tháng 1 kéo dài đến tháng 4. Công ty Raytheon Mhỹ và Công ty xuất khẩu sản phẩm quốc phòng Nga (Rosoboronexport) cũng rất quan tâm đối với chương trình này.
Tháng 9 năm 2013, Ankara tuyên bố đã lựa chọn mua tên lửa đất đối không tầm xa Hồng Kỳ của Tổng công ty xuất nhập khẩu cơ khí chính xác Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ giải thích cho biết, lựa chọn công ty Trung Quốc là xuất phát từ sự cân nhắc về mặt giá cả và chuyển nhượng công nghệ.
Xe radar thuộc hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 phiên bản xuất khẩu của Trung Quốc |
Theo bài báo, doanh nghiệp này đã bị Mỹ trừng phạt do không quan tâm đến cấm vận, bán vũ khí cho Iran và Syria, trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ ưu tiên cho doanh nghiệp này đã chọc giận đồng minh NATO của họ. Đặc biệt, Mỹ bày tỏ "lo ngại nghiêm trọng" tính tương thích của hệ thống Trung Quốc với trang bị của quân đội NATO.
Murad Bayar cho biết là ông hiểu đồng minh. Ông nhấn mạnh, "sự lo ngại của họ, chúng tôi hiểu và đồng ý", đồng thời cho biết, "đã áp dụng tất cả các biện pháp" về mặt an toàn thông tin.
Quyết định cuối cùng vào mùa hè năm nay
Tân Hoa xã còn dẫn tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ ngày 17 tháng 2 cho biết, Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ và công ty công nghiệp quân sự lớn nhất nước này đang bị đồng minh NATO liên tục gây sức ép, yêu cầu họ cân nhắc lại quyết định dành hợp đồng hệ thống phòng không trị giá 3,44 tỷ USD cho đối thủ cạnh tranh Trung Quốc vào tháng 9 năm 2013.
Theo bài báo, quan chức phụ trách mua sắm ngầm thừa nhận, nếu Thổ Nhĩ Kỳ cuối cùng quyết định dành hợp đồng này cho nhà chế tạo Trung Quốc, thì những nỗ lực hợp tác quốc phòng giữa họ với đối tác phương Tây, trong đó có các công ty công nghiệp quân sự và phi quân sự đều sẽ bị tổn thất.
Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot được NATO triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ, sát biên giới với Syria |
Một quan chức hiểu chương trình này nói: "Tôi cho rằng, Ankara ngày càng cảm thấy lo ngại đối với giao dịch này. Mặc dù chỉ những lo ngại này không thể trở thành lý do thay đổi phương châm, nhưng chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến quyết sách cuối cùng".
Bài báo cho biết, sự lo ngại đặc biệt của Công ty Aselsan, Thổ Nhĩ Kỳ là, sự liên quan của họ với giao dịch này có thể sẽ gây thiệt hại cho quan hệ của họ với các ngân hàng phương Tây.
Tháng 9 năm 2013, Thổ Nhĩ Kỳ đã chọn Tổng công ty xuất nhập khẩu cơ khí chính xác Trung Quốc (CPMIEC) làm đối tượng ưu tiên cung cấp hệ thống phòng không tầm xa và phòng thủ tên lửa của Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, họ sở dĩ chọn phương án của Trung Quốc chủ yếu là do giá cả và chuyển nhượng công nghệ.
Đối thủ cạnh tranh Trung Quốc đã “đánh bại” Công ty Raytheon và công ty Lockheed Martin Mỹ, Rosoboronexport Nga và công ty tên lửa phòng không châu Âu - liên doanh giữa Italy và Pháp.
Nhưng, quan chức NATO và Mỹ đều cho biết, hệ thống do America chế tạo không thể thực hiện kết nối với hệ thống phòng không của NATO và Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không Patriot |
Họ còn cảnh báo cho hay, bất cứ công ty nào của Thổ Nhĩ Kỳ tham gia chương trình này sẽ đối mặt với sự trừng phạt nghiêm khắc, bởi vì CPMIEC bị Mỹ đưa vào danh sách các công ty bị Mỹ trừng phạt do liên quan đến cung cấp vũ khí cho Iran và Syria.
Quan chức ngoại giao Mỹ cho rằng, công ty Thổ Nhĩ Kỳ quan tâm đến sản phẩm hoặc công nghệ Mỹ có thể sẽ bị kiểm duyệt chặt chẽ hoặc bị yêu cầu phải áp dụng các biện pháp an ninh nghiêm ngặt, tạo ra lá chắn giữa hoạt động có liên quan đến công nghệ Mỹ với CPMIEC.
Tháng 12 năm 2013, Công ty Aselsan - công ty có thể trở thành đối tác chính phía Thổ Nhĩ Kỳ của CPMIEC trong hợp đồng này - trở thành vật hy sinh đầu tiên bị Mỹ trừng phạt.
Ban quản lý tài chính Merrill của Ngân hàng đầu tư Mỹ rút tranh thầu cung cấp dịch vụ tư vấn cho niêm yết lần hai của Công ty Aselsan ở Sở giao dịch chứng khoán Istanbul, lý do là Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán với CPMIEC.
Bài báo cho biết, cấp quản lý của Công ty Aselsan coi nhẹ đối với vấn đề này và nói sẽ lựa chọn một ngân hàng khác để thực hiện nhiệm vụ này. Nhưng, quan chức mua sắm này nói, sự lo ngại của Công ty Aselsan về các tác động liên quan đã gia tăng. Ông nói: "Tôi cho rằng, họ hiện nay cho rằng giao dịch này có thể có hại".
Một quan chức công ty Aselsan thừa nhận, sau khi Merrill rút đi, công ty này đã triển khai đàm phán với 2 ngân hàng đầu tư khác là Ngân hàng Barclays và Công ty Goldman Sachs. Hai ngân hàng này đều đã bày tỏ sự lo ngại tương tự, đó là khả năng trừng phạt của Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không Aster-30 châu Âu |
Một quan chức giấu tên của Công ty Aselsan xác nhận: "Truyền thông đưa tin về độ khó đàm phán của 2 ngân hàng này là chính xác. Các ngân hàng đầu tư khác xem ra hầu như cũng không có hy vọng. Chúng tôi có lẽ phải đợi thời cơ tốt hơn để niêm yết".
Trong thời gian Tổng thống Pháp Hollande thăm Ankara gần đây, hai bên đã tiến hành thảo luận về những phiền phức khi Trung Quốc chế tạo hệ thống phòng không-phòng thủ tên lửa cho Thổ Nhĩ Kỳ - một nước thành viên NATO.
Một quan chức cao cấp Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: "Pháp bày tỏ lo ngại và thúc giục Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ cân nhắc lại giao dịch này".
Quan chức này cho biết, tương tự, người Mỹ hầu như mỗi ngày đều thông qua các kênh khác nhau để bày tỏ lo ngại. Ông nói, ông không thể đưa ra bình luận gì về các tác động ngoại giao ảnh hưởng đến quyết định của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300V Nga |