Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 21 tháng 1 đưa tin, gần đây, trên mạng đã xuất hiện hình ảnh nhiều tàu chiến tại một nhà máy đóng tàu của Trung Quốc. Từ hình ảnh có thể nhìn thấy trong nhà máy này đang đậu 2 tàu đổ bộ đệm khí Zubr, trong đó một chiếc có quét sơn số hiệu 3352, đã gia nhập Hải quân Trung Quốc.
Hai tàu đổ bộ đệm khí ở nhà máy đóng tàu của Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ) |
Cùng với chiếc tàu đệm khí Zubr lắp ráp trong nước đầu tiên cơ bản hoàn thành và chiếc Zubr nhập khẩu thứ hai được bàn giao, dáng dấp biên đội tàu đệm khí Zubr đã xuất hiện, sau khi biên chê toàn bộ 4 tàu Zubr, có thể tăng mạnh năng lực tác chiến đổ bộ trên phương diện trọng điểm cho lực lượng Hải quân đánh bộ Trung Quốc, hơn nữa có thể cung cấp hỗ trợ tích cực cho tiếp tế thường xuyên cho binh sĩ "giữ đảo", thay đổi nhân viên, diễn tập phòng thủ hiệp đồng.
Trước đây, tờ "Kanwa Defense Review" Canada từng cho rằng, một khi Trung Quốc trang bị loại tàu đệm khí này, chắc chắn sẽ làm cho kế hoạch phòng thủ của các nước chủ trương chủ quyền trên Biển Đông và Đài Loan trở nên phức tạp, cũng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với tranh chấp đảo Senkaku với Nhật Bản.
Hiện nay, trang bị chủ yếu của Hạm đội Đông Hải, Hải quân Trung Quốc vẫn là tàu đổ bộ xe tăng Type 072 đưa vào hoạt động đầu thập niên 1980, đã phục vụ khoảng 30 năm, tiếp tục đổi trang bị. Nếu trong tương lai 4 tàu đổ bộ đệm khí Zubr triển khai toàn bộ ở hướng biển Hoa Đông và kết hợp với tàu nội do Trung Quốc tự sản xuất thì có thể tổ chức thành lực lượng vận tải đổ bộ trên biển lớp thứ nhất, thứ hai, sẽ làm cho năng lực điều động của tàu tác chiến ở vùng biển này được cải thiện rất lớn.
Trong khi đó, đối với Biển Đông, tàu đổ bộ Zubr có thể hình thành bố cục kết hợp nhanh-chậm và xa-gần với tàu hộ vệ Type 056, có vai trò rất lớn đối với nâng cao năng lực "phòng thủ biển gần tổng thể và kiểm soát các đảo, đá ngầm".
Theo báo chí nước ngoài, vào năm 2009, Trung Quốc và Công ty xuất khẩu trang bị đặc chủng Ukraine đã ký kết hợp đồng bán 4 tàu đổ bộ đệm khí Zubr. Căn cứ vào hợp đồng, nhà máy đóng tàu Morye Ukraine sẽ phụ trách công tác chế tạo 2 chiếc tàu đổ bộ, đồng thời cung cấp tài liệu công nghệ nguyên bố tàu này trong đó có động cơ cho Trung Quốc, sau đó, Trung Quốc sẽ tự sản xuất 2 chiếc còn lại ở trong nước dưới sự trợ giúp của chuyên gia Ukraine.
Trong 2 chiếc Zubr tại nhà máy đóng tàu của Trung Quốc có 1 chiếc đã đánh số (nguồn mạng sina TQ) |
Liên quan đến tàu đổ bộ đệm khí Zubr, trang mạng "Strategy Page" Mỹ ngày 18 tháng 12 năm 2014 cho rằng, vào thập niên 1990, Hy Lạp và Trung Quốc đã mua sắm tàu đổ bộ đệm khí Zubr từ Nga và Ukraine, kết quả mua xong thì đã hối hận.
Nhưng, Trung Quốc đã vượt qua được tai nạn này, bởi vì họ giỏi hơn người Hy Lạp trong việc bảo trì trang bị Nga "không được tin cậy lắm". Vì vậy, gần đây, Trung Quốc đồng ý mua 4 tàu đệm khí Zubr mà Hy Lạp đã mua trước đây.
Theo bài báo, năm 2010, Hy Lạp cho nghỉ hưu 2 trong số 4 chiếc tàu đệm khí này. Những tàu đệm khí này được biên chế trong giai đoạn 2001-2005, trong đó 1 chiếc do Ukraine chế tạo, 3 chiếc khác do Nga chế tạo. Hy Lạp phát hiện, bảo trì những tàu đệm khí này đắt đỏ hơn dự kiến rất nhiều, hơn nữa khó có linh kiện thay thế. Vì vậy, trong phần lớn thời điểm, Hy Lạp thực sự chỉ có 1 chiếc có thể hoạt động.
Cho nên, để giải quyết vấn đề linh kiện và tiết kiệm ngân sách, Hy Lạp quyết định cho 2 chiếc nghỉ hưu. Đến năm 2014, toàn bộ 4 tàu đệm khí Zubr đều không hoạt động, nhưng hoàn toàn không bỏ đi. Đầu năm 2011, một chiếc Zubr chế tạo cho Trung Quốc bị tổn hại nghiêm trọng trong một sự cố, nhưng cuối cùng hoạt động trở lại. Hơn nữa trong phần lớn thời gian, 4 tàu Zubr của Trung Quốc đều hoạt động.
Tàu đổ bộ đệm khí Zubr là một loại tàu được Liên Xô phát triển vào thập niên 1980, lượng giãn nước 555 tấn. Vào năm 1999, sau khi chiếc tàu Zubr đầu tiên đi vào hoạt động được 3 năm, Liên Xô đã tan rã, nhà máy chế tạo tàu Zubr đã thuộc về Ukraine. Trải qua nhiều năm tiếp thị, Ukraine cuối cùng đã xuất khẩu chiếc Zubr đầu tiên cho Hy Lạp. Nga đã cung cấp 3 chiếc, đã giải quyết vấn đề nan giải tiếp theo.
Trước khi bán cho Hy Lạp, chỉ có 4 chiếc Zubr đang hoạt động (2 chiếc trong Hải quân Nga, 2 chiếc trong Hải quân Ukraine). Tàu này rất đắt tiền. Hy Lạp đã tiêu tốn 50 triệu USD cho mỗi chiếc, trong khi đó Trung Quốc còn phải chi cao hơn - chi 80 triệu USD cho mỗi chiếc Zubr. Đơn đặt hàng của Trung Quốc hoàn thành vào năm 2013. Nếu không xuất hiện vấn đề về độ tin cậy và linh kiện, Trung Quốc sẽ có 12 tàu Zubr đi vào hoạt động.
Một chiếc Zubr có thể mang theo khoảng 150 tấn hàng, chẳng hạn chở 3 xe tăng hoặc 10 xe bọc thép hạng nhẹ, xe tải, hoặc mang theo 500 binh sĩ. Ưu thế lớn nhất của tàu Zubr là có thể hoạt động ở duyên hải với tốc độ cao nhất là 110 km/giờ (đồng thời trong thời gian khá dài duy trì tốc độ gần 100 km/giờ). Cự ly hoạt động của nó khoảng 480 km, điều này chủ yếu là do lượng tiêu hao dầu của nó rất cao.
Tàu Hải cảnh trong nhà máy đóng tàu Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ) |
Vũ khí của tàu đổ bộ đệm khí Zubr bao gồm pháo tự động 30 mm, dùng để phòng thủ tên lửa chống hạm; 2 bệ bắn tên lửa 4 nòng, bắn tên lửa chống hạm SA-N-5 (tầm bắn 6.000 m).
Zubr còn có thể mang theo rocket không dẫn đường 140 mm hoặc 80 quả thủy lôi. Trung Quốc đã trang bị pháo tự động chống hạm AK-630 và hệ thống điều khiển hỏa lực quang học. Zubr tổng cộng có 31 thuyền viên, một lần hoạt động có thể dài gần 6 giờ ở trên biển.
Hợp đồng do Trung Quốc ký kết bao gồm mua 2 tàu Zubr do Ukraine chế tạo và 2 chiếc Zubr được chế tạo ở Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc đã mua công nghệ chế tạo Zubr.
Theo bài báo, Trung Quốc có rất nhiều "đất dụng võ" cho tàu đổ bộ đệm khí Zubr; trước khi nước khác can thiệp hoặc đề xuất hòa giải, dưới sự yểm trợ trên không, Trung Quốc có thể sử dụng tàu đổ bộ đệm khí Zubr để nhanh chóng kiểm soát “đảo tranh chấp”.
Trung Quốc ăn quỵt tiền của Ukraine?
Theo tờ "Thời báo Washington" Mỹ ngày 4 tháng 12 năm 2014, Trung Quốc đang hợp tác với Nga, không trả 14 triệu USD mua chiếc tàu đổ bộ đệm khí Zubr thứ hai cho Chính phủ Ukraine.
Vào đầu tháng 3 năm 2014, Ukraine đã bàn giao chiếc tàu đổ bộ này cho Quân đội Trung Quốc, nhưng sau khi bàn giao vài ngày, Crimea - nơi sản xuất tàu đổ bộ đã sáp nhập vào Nga. Vấn đề hiện nay là ai sẽ nhận được 14 triệu USD này.
Do hợp đồng được ký kết giữa hai nước Trung Quốc-Ukraine trước khi Nga can thiệp vấn đề Ukraine, Bắc Kinh lẽ ra phải trả 14 triệu USD cho Kiev. Nhưng Nga phản đối mạnh mẽ và kiên trì cho rằng, Trung Quốc nên trả tiền cho hai công ty đóng tàu ở Crimea. Sau khi Crimea sáp nhập vào Nga, hai nhà máy đóng tàu này hiện do Moscow kiểm soát.
Rõ ràng, Trung Quốc đồng ý với ý kiến của Nga và chuẩn bị trao tiền cho 2 công ty chế tạo tàu đổ bộ ở Crimea. Chính phủ Ukraine cảm thấy tức giận đối với vấn đề này và đe dọa muốn cưỡng ép Trung Quốc lựa chọn giữa Nga và Ukraine, trong khi đó, Trung Quốc rõ ràng không muốn làm như vậy.
Tàu Hải cảnh trong nhà máy đóng tàu Trung Quốc (nguồn mạng sina TQ) |
Cục diện bế tắc này có nghĩa là, phần thứ hai của hợp đồng ký kết giữa Kiev và Bắc Kinh vào năm 2009 đã bị hủy bỏ. Có tin cho biết, hợp đồng trị giá lên tới 315 triệu USD. Hợp đồng quy định, lô 2 tàu đổ bộ đệm khí đầu tiên chế tạo tại nhà máy đóng tàu ở Crimea, 2 chiếc khác chế tạo tại Trung Quốc.
Tháng 4 năm 2013, chính quyền Kiev bàn giao chiếc Zubr đầu tiên cho Trung Quốc. Khi đó, Trung Quốc "đang lâm vào xung đột trên biển với nước láng giềng Biển Đông". Quân đội Trung Quốc coi tàu đệm khí Zubr là trang bị quan trọng tăng cường thực lực của Hải quân Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc khi đó từng cho biết, nó sẽ làm cho Quân đội Trung Quốc có năng lực vận chuyển binh sĩ và trang bị đến bờ biển quân địch rất nhanh, là vũ khí lợi hại để lực lượng tiến hành tập kích đổ bộ và hành động đổ bộ.
Trước đó, Ukraine luôn là một trong những nước xuất khẩu vũ khí chủ yếu trên thế giới, lấy thiết kế Nga hoặc hệ thống vũ khí quy mô lớn của thời đại Liên Xô làm đặc sắc. Trong thời gian hơn hai mươi năm, là khách tiêu thụ vũ khí lớn nhất của Ukraine, Trung Quốc hầu như chỉ mua vũ khí tiên tiến do Nga thiết kế từ Ukraine, giá cả thấp hơn nhập khẩu trực tiếp từ Nga.
Một số vũ khí và bộ kiện chủ yếu của Trung Quốc, trong đó có tàu sân bay, tàu phá băng biển xa, máy bay chiến đấu J-10, máy bay ném bom hạng nặng và động cơ tua bin của máy bay vận tải đều do Nga thiết kế và mua từ Ukraine.
Rất rõ ràng, Crimea sáp nhập vào Nga đã khiến cho Trung Quốc đánh mất con đường đặc biệt thông qua "cửa sau" mua sắm hệ thống vũ khí tiên tiến do Nga chế tạo.
Tàu đổ bộ xe tăng cỡ lớn La Tiêu Sơn số hiệu 993 Type 072A của Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc |