Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013 và định hướng năm 2014 tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 HĐNDTP Hà Nội sáng nay, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội - ông Vũ Hồng Khanh nói: "Trong năm 2013, tăng trưởng kinh tế của Thủ đô có dấu hiệu phục hồi, các ngành, lĩnh vực kinh tế đều duy trì tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước.
Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,25%, đạt kế hoạch đề ra là từ 8,0-8,5% và cao hơn năm 2012 là 8,06%, bằng 1,53 lần mức tăng chung của cả nước; trong đó, dịch vụ tăng 9,42%, công nghiệp - xây dựng tăng 7,56% và nông nghiệp tăng 2,46%. Trong năm 2014, thành phố Hà Nội phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 8,5 - 9% và nâng thu nhập bình quân đầu người lên mức 58 triệu đồng/người".
Tổng sản phẩm trên địa bàn tăng 8,25%, đạt kế hoạch đề ra là từ 8,0-8,5% và cao hơn năm 2012 là 8,06%, bằng 1,53 lần mức tăng chung của cả nước; trong đó, dịch vụ tăng 9,42%, công nghiệp - xây dựng tăng 7,56% và nông nghiệp tăng 2,46%. Trong năm 2014, thành phố Hà Nội phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt từ 8,5 - 9% và nâng thu nhập bình quân đầu người lên mức 58 triệu đồng/người".
Hà Nội phấn đấu đạt thu nhập bình quân 58 triệu đồng/người năm 2014. |
Tuy nhiên, theo đánh giá của UBND thành phố, tỷ lệ nợ xấu còn cao, chiếm 6,94% tổng dư nợ dù các tổ chức tính dụng đã tích cực triển khai các giải pháp kiềm chế nợ xấu gia tăng, thu hồi nợ đến hạn và chủ động xử lý nợ xấu.
UBND thành phố cũng thừa nhận một số hạn chế, tồn tại của kinh tế Thủ đô trong năm qua, trong đó nổi lên là sản xuất kinh doanh tiếp tục khó khăn; kim ngạch xuất khẩu, vốn đầu tư xã hội không đạt kế hoạch. Thị trường bất động sản tuy có chuyển biến, song còn chậm.
Cùng với đó là thu ngân sách không đạt dự toán, công tác đấu giá quyền sử dụng đất gặp khó khăn, thu tiền sử dụng đất đạt thấp so với những năm trước. Tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được khắc phục, nhất là trên địa bàn các huyện.
Tuy nhiên, mục tiêu của Hà Nội chắc chắn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi mà Phó Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Lê Văn Hoạt cho biết, UBNDTP Hà Nội ước thu ngân sách cả năm đạt 136.700 tỉ đồng (đạt khoảng 84,7% kế hoạch).
Ngoài ra, UBND huyện Từ Liêm vừa có văn bản triển khai việc lấy ý kiến, góp ý của người dân vào đề án điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm thành hai quận mới. Theo đó, UBND huyện Từ Liêm đề xuất chia tách huyện Từ Liêm thành hai quận mới với tên gọi tạm thời là quận Nam Từ Liêm và quận Bắc Từ Liêm, trong đó có 23 phường được hình thành trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính của một thị trấn và 15 xã hiện nay.
Dự kiến tên gọi chính thức của hai quận mới sẽ được HĐND TP thảo luận và biểu quyết thông qua tại kỳ họp thứ 8 này, trước khi trình Chính phủ thông qua.
Đề án này cũng đang được UBND huyện Từ Liêm lấy ý kiến người dân trên địa bàn, theo hình thức "đồng ý" hoặc "không đồng ý". Kết quả sẽ được đưa vào đề án điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm, trình Chính phủ cuối tháng 12.
Ngọc Quang