Thời gian gần đây, dư luận đang hết sức quan tâm tới vấn đề cải tạo mở rộng quốc lộ 1A bằng nguồn vốn BOT, với nhiều câu hỏi xoay quanh nỗi lo người dân sẽ phải gánh thêm các khoản phí.
Trả lời chính thức trước những lo lắng này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho hay, việc mở rộng quốc lộ 1, Bộ GTVT đã xây dựng đề án về cơ chế vốn, tổ chức xây dựng, tiến độ thực hiện. Hiện ngân sách hạn hẹp nên ngoài vốn ngân sách phải huy động các nguồn lực xã hội bằng hình thức BOT PPP, và Chính phủ cơ bản thông qua các đề xuất này.
Trả lời chính thức trước những lo lắng này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho hay, việc mở rộng quốc lộ 1, Bộ GTVT đã xây dựng đề án về cơ chế vốn, tổ chức xây dựng, tiến độ thực hiện. Hiện ngân sách hạn hẹp nên ngoài vốn ngân sách phải huy động các nguồn lực xã hội bằng hình thức BOT PPP, và Chính phủ cơ bản thông qua các đề xuất này.
Ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT. |
Trước lo lắng người dân phải gánh thêm các khoản phí, ông Trường cho biết, khoảng cách của mỗi trạm cách nhau 70km là thực hiện đúng Thông tư 90 của Bộ Tài chính đối với nguồn vốn huy động ngoài xã hội đã được phép thu phí hoàn vốn thông qua các trạm thu phí.
"Chính phủ cũng đã đề xuất để đáp ứng được năng lực và hiệu quả của nhà đầu tư thì các dự án BOT không kéo dài quá 25 năm, các nước khác thường họ cũng làm như vậy. Vì vậy, Bộ GTVT làm phép tính ngược giữa tổng mức đầu tư và thời gian hoàn vốn với mức thu phí khoảng 20 ngàn đồng/ xe từ 12 chỗ trở xuống thì với các đoạn có mật độ xe lớn tương ứng với đầu tư 30-40 km/ dự án BOT đảm nhận trong 25 năm trở lại với mức thu phí hiện nay và có những điều chỉnh mức thu cao hơn 3,5 lần hiện nay mà Thủ tướng đã cho phép trong lộ trình từ 2016 đến 2020. Vì vậy, cự li 1 trạm thu phí 70m thì mỗi đoạn đặt trạm thu phí còn 30km nữa phải dùng ngân sách để đầu tư.
Như vậy, BOT đầu tư gần 1.000km còn nhà nước đầu tư trên 700km. Phương thức này là hợp lý và huy động được nguồn lực xã hội kết hợp ngân sách đầu tư, như vậy là hợp lý và làm giảm gánh nặng cho các nhà đầu tư. Hiện nay đã phê duyệt xong đề án để đặt các trạm BOT phù hợp với quy định 70km/ trạm chứ không phải là dày đặc".
Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường cũng khẳng định, khi xây dựng quỹ bảo trì đường bộ đã nói rõ vẫn duy trì trạm BOT, các trạm này dùng phí thu được để hoàn vốn đầu tư và duy tu sửa chữa công trình BOT, không dùng tiền từ quỹ bảo trì đường bộ để bảo trì những tuyến đường này, đó là lý do vừa thu phí bảo trì đường bộ từ phương tiện vừa thu phí BOT.
"Còn tùy theo tình hình kinh tế Bộ GTVT, Bộ Tài chính có thể tham mưu cho Chính phủ để giảm mức thu trong những giai đoạn nhất định. Hiện một số trạm thu phí đến giai đoạn tăng mức thu lên, nhưng vì tình hình kinh tế hiện nay nên chúng tôi kiến nghị Chính phủ chưa tăng mà vẫn giữ mức thu là 10 -15 nghìn, tùy từng trạm", ông Trường nói.
Nhiều người dân lo lắng về gánh nặng các khoản phí trên quốc lộ 1. |
Sau những lo lắng về khoảng cách của các trạm thu phí quá gần khi chỉ có 70km lại "mọc" ra một trạm, giờ đây nhiều người đã nghĩ tới một vấn đề nan giải hơn, đó là mức phí sau khi hoàn thiện việc nâng cấp, mở rộng sẽ tăng lên 3,5 lần. Mức phí này, suy cho cùng cũng đổ xuống vai người dân.
Trước những lo lắng này, ông Nguyễn Hồng Trường cho biết: "Mức phí nâng lên 3,5 lần đã tham khảo nhiều đề án BOT của nhiều nước. Tăng 3,5 lần thì tương đương 35 ngàn với 1 xe tiêu chuẩn. Mức thu đó là trung bình với các nước trong khu vực. Từ năm 2016 trở đi mới điều chỉnh tăng lên mức này nhưng không phải đồng loạt mà điều chỉnh ở những trạm lượng xe ít, còn trạm lượng xe nhiều sẽ tăng 2-2,5 lần. Đề án này đã được các bộ liên quan đồng tình nên Bộ GTVT đề xuất với Chính phủ mạnh dạn cho làm".Thứ trưởng Bộ GTVT thông tin thêm, với khoảng cách 70km/trạm thì tổng chiều dài con đường 1.700km thì có 21 trạm, một số trạm trước đây còn thì sẽ dừng thu, sắp xếp lại để đảm bảo khoảng cách. Bộ GTVT đã cùng Ngân hàng Đầu tư Phát triển Việt Nam ký hợp tác trong mở rộng QL1, nhà đầu tư nào đầu tư mở rộng QL1 thì ngân hàng sẽ thẩm định năng lực tài chính, Bộ GTVT thẩm định năng lực kỹ thuật. Nếu đạt sẽ được giao làm BOT và ngân hàng cấp vốn cho nhà đầu tư.
Trước câu hỏi: Vì sao không nâng cấp quốc lộ khác mà tập trung vào QL1? Ông Nguyễn Hồng Trường lý giải: "Nếu đầu tư mở rộng QL 1 bằng ngân sách thì cần khoảng 120 ngàn tỉ đồng, con số không nhỏ với ngân sách hiện nay. Bộ đã đề xuất phát hành trái phiếu có bảo lãnh Chính phủ để mở rộng QL1 nhưng do liên quan đến trần nợ công nên Quốc hội sẽ quyết định việc này.
Để có vốn thì Chính phủ đồng ý phương án nhà nước và các nhà đầu tư cùng làm, vì đợi ngân sách làm thì sau 2020 mới có một số đoạn đường tốt chứ không phải toàn bộ được nâng cấp. Khi đường tốt thì thời gian của phương tiện nhanh hơn, chi phí vận tải thấp hơn nên phí tăng một chút vẫn bù đắp được. Bài toán này chúng tôi đã tính. Ví dụ khi cao tốc TP HCM – Trung Lương thu phí lượng xe giảm 40% so với khi chưa thu phí. Nhưng sau 3 tháng, do QL 1 cũ thường ùn tắc nên toàn bộ xe tải quay lại đường cao tốc. Doanh nghiệp vận tải sẽ tính toán lợi ích giữa thu phí và thời gian và đảm bảo vận hành xe tốt, giảm hỏng hóc. Việc thu phí không làm khó khăn hơn cho DN nếu đường tốt hơn.
Khi làm đường cao tốc sẽ có đường tốc độ thấp hơn cho người dân lựa chọn, khi làm đường cao tốc thì tất cả trạm thu phí trên QL 1 bỏ hết. Giờ chỉ có một đường mà cần vốn đầu tư QL 1 thì đầu tư BOT, đó là sự chia sẻ với nhà nước, người dân cần ủng hộ".
Để có vốn thì Chính phủ đồng ý phương án nhà nước và các nhà đầu tư cùng làm, vì đợi ngân sách làm thì sau 2020 mới có một số đoạn đường tốt chứ không phải toàn bộ được nâng cấp. Khi đường tốt thì thời gian của phương tiện nhanh hơn, chi phí vận tải thấp hơn nên phí tăng một chút vẫn bù đắp được. Bài toán này chúng tôi đã tính. Ví dụ khi cao tốc TP HCM – Trung Lương thu phí lượng xe giảm 40% so với khi chưa thu phí. Nhưng sau 3 tháng, do QL 1 cũ thường ùn tắc nên toàn bộ xe tải quay lại đường cao tốc. Doanh nghiệp vận tải sẽ tính toán lợi ích giữa thu phí và thời gian và đảm bảo vận hành xe tốt, giảm hỏng hóc. Việc thu phí không làm khó khăn hơn cho DN nếu đường tốt hơn.
Khi làm đường cao tốc sẽ có đường tốc độ thấp hơn cho người dân lựa chọn, khi làm đường cao tốc thì tất cả trạm thu phí trên QL 1 bỏ hết. Giờ chỉ có một đường mà cần vốn đầu tư QL 1 thì đầu tư BOT, đó là sự chia sẻ với nhà nước, người dân cần ủng hộ".
Ngọc Quang