Bản khai lý lịch không trung thực?
Chiều tối ngày 17/9, trao đổi qua điện thoại với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, Thiếu tướng Trương Giang Long, Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân cho biết, đơn vị vừa nhận được báo cáo của Công an Quảng Bình vụ việc thí sinh thí sinh được 27,5 điểm nhưng chưa được nhập học.
Theo đó, Công an huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình) cho biết, nguyên nhân sự việc trên là do trong phần tự khai lý lịch, thí sinh đã bỏ qua án tích của bố mình là ông Bùi Vĩnh Tường (SN 1965, đã mất năm 2013).
“Văn bản Công an Quảng Bình vừa gửi cho chúng tôi thông báo rõ, mẹ thí sinh biết người thân trong gia đình từng có án, đã được xóa, nhưng không ghi trong lý lịch.
Tôi cho rằng, việc kê khai này là không trung thực. Như vậy sẽ không ổn chút nào”, Tướng Long cho biết.
Thiếu tướng Trương Giang Long (ảnh tư liệu/Tấm Gương) |
Cũng theo Thiếu tướng Trương Giang Long, đối với các thí sinh dự thi, tuyển chọn vào ngành Công an buộc phải đáp ứng điều kiện về phẩm chất đạo đức, chính trị.
“Ngành Công an đòi hỏi các thí sinh phải trung thực ngay từ bước đầu.
Nếu bản khai của thí sinh không trung thực, người ta có quyền không đào tạo cháu.
Thiếu tướng Trương Giang Long cũng cho biết thêm, việc
Những thông tin chưa từng biết về người bố tiền án của em Bùi Kiều Nhi |
thí sinh Bùi Kiều Nhi có đủ điều kiện nhập học hay không phụ thuộc chủ yếu từ quyết định của Công an Quảng Bình.
Công an địa phương chịu trách nhiệm về mặt lý lịch thí sinh.
Khi Công an địa phương có văn bản xác nhận thí sinh đủ điều kiện nhập học, nhà tường sẽ tiếp nhận.
Còn nếu cứ đôi co, cho rằng, thí sinh đủ điểm nhưng không được gọi đi học là sai thì chắc chắn Công an không sai đâu.
Mặt khác, đây chỉ là bước đầu trong quá trình thẩm tra hồ sơ, lý lịch của thí sinh.
Nếu trong trường hợp thí sinh được nhập học, đơn vị đào tạo sẽ tiếp tục thẩm tra.
Nếu phát hiện thí sinh không trung thực trong khai báo thì đơn vị sẽ không tiếp nhận đào tạo".
Giám đốc Học viện Chính trị Công an Nhân dân cũng cho rằng, những thiếu sót trong khai báo lý lịch có thể khiến thí sinh chịu thiệt thòi.
Bùi Kiều Nhi sẽ được cứu, nếu…
Tướng Long cho rằng, xét dưới góc độ nhân văn, gia đình có thể làm đơn tới Công an Quảng Bình, trình bày rõ nguyên nhân dẫn đến thiếu sót trong bản kê khai lý lịch, đề nghị được cứu xét, thì cơ quan chức năng sẽ xem xét...
"Còn nếu muốn bênh thì cũng phải bênh đúng, chứ không thể dựa vào hoàn cảnh thí sinh để đưa ra quan điểm riêng, nhằm tạo sức ép.
Chúng tôi không chịu áp lực từ những quan điểm không đúng các quy định của pháp luật", Tướng Long cho biết.
Trong một diễn biến có liên quan, Thượng tướng Đặng Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, trường hợp thí sinh đủ điểm đậu vào các trường khối Công an nhưng quá trình thẩm tra lý lịch có vấn đề thì phải xem xét cẩn trọng.
Dù đạt được số điểm gần tuyệt đối, em Bùi Kiều Nhi vẫn bị trượt Đại học ( Ảnh: Hoàng Hà) |
Trong khi đó đó, nhiều quan điểm cho rằng, việc tiếp nhận thí sinh Bùi Kiều Nhi vào học tại trường thuộc khối Công an là phù hợp.
“Theo Bộ luật hình sự 1985 (sửa đổi 1989, 1991), áp dụng vào thời điểm 1992, có các quy định tại điều 52, 53 về xóa án tích.
Theo đó, người được xóa án coi như chưa can án (coi như chưa phạm vào tội và bị kết án - PV) và trường hợp đương nhiên được xóa án là người được hưởng án treo mà không phạm tội mới trong thời gian thử thách.
Như vậy sau khi hết thời gian thử thách (có khả năng vào 1994 nếu thử thách 2 năm), bố em Nhi đương nhiên được xoá án, coi như chưa can án.
Vì vậy không có lý do gì ngành Công an lại không nhận em vào trường đại học của ngành", luật sư Trần Vũ Hải, Giám đốc Công ty Luật Hà Nội nhận định.
Rất nhiều ý kiến khác gửi tới Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm cho rằng em Bùi Kiều Nhi không sai khi khai hồ sơ.
Bản chất vấn đề là cha em đã mất, cũng đã được xóa án tích từ lâu thì khi em khai hồ sơ, kể cả có biết cha mình từng có tiền án thì cũng không thể ghi là có tiền án.
Em bỏ trống mục tiền án của cha mình là thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Vấn đề đặt ra ở đây là việc phải thực thi pháp luật chứ không phải là chiếu cố như nhiều người nghĩ.