Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Campuchia tháng 11/2012, bắt tay với Thủ tướng Campuchia Hun Sen. |
Trang mạng tạp chí “World Politics Review” Mỹ vừa có bài viết cho rằng, chuyến thăm Campuchia vào trung tuần tháng 11/2012 của Tổng thống Mỹ Barack Obama được truyền thông cho là một thành công lớn, đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ thăm Phnom Penh.
Nhưng, nụ cười tươi trước ống kính của Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã che đậy thực tế căng thẳng trong cuộc gặp phía sau, tại cuộc gặp Obama đã gây sức ép với Thủ tướng Campuchia Hun Sen về vấn đề nhân quyền.
Tuy nhiên, Tân Hoa xã của Trung Quốc cho rằng gây sức ép hoàn toàn không có tác dụng nhiều lắm, trong thời gian hội nghị thượng đỉnh ASEAN, lần thứ hai trong năm nay Campuchia ít nhiều đã gây tổn hại đến sự đoàn kết chính trị của ASEAN, ngăn cản lập trường chung trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ biển Đông.
Campuchia không ủng hộ đề nghị thống nhất lập trường chung của ASEAN mà thuận theo mong muốn của Trung Quốc. Tháng 7/2012, Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) lần đầu tiên trong 45 năm qua không ra được Tuyên bố chung do vấn đề biển Đông.
Tháng 11/2012, đại diện Campuchia lại tuyên bố, cuộc tranh chấp này không nên quốc tế hóa, điều này cũng đã chọc giận đại diện của Philippines và các đối tác khác.
Sau khi thừa nhận chính phủ Hun Sen vào năm 1997, Trung Quốc luôn ủng hộ Hun Sen về ngoại giao và tài chính. Năm 2004, Trung Quốc trở thành nước đầu tư lớn nhất của Campuchia.
Mỹ hầu như không có biện pháp gì đối với “trục quan hệ” Trung Quốc-Campuchia, cho dù gần đây Mỹ và Campuchia có cam kết cần triển khai hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan hệ an ninh song phương.
Chính phủ Obama hoàn toàn không giới hạn chính sách chuyển hướng tới châu Á ở cấp độ an ninh. Mỹ cũng đã nỗ lực tăng cường mức độ tham gia vào nền kinh tế khu vực, minh chứng là Obama đã 2 lần tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á. “Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương” (TPP) cũng đã đóng vai trò quan trọng.
Tân Hoa xã cho rằng, Brunei, Malaysia, Singapore, Việt Nam và Nhật Bản đều đã quyết định bắt đầu đàm phán, nhưng hiện nay còn chưa rõ trong nhiệm kỳ 2 của Obama việc này có thành quả thực tế hay không.
TPP là sự phản ứng của Mỹ đưa ra với ASEAN trước “Quan hệ đối tác kinh tế toàn diện khu vực” (RCEP).
Trung Quốc có một mối quan hệ "đặc biệt" với Campuchia. |
Các hoạt động đàm phán về RCEP được khởi động từ tháng 11/2012, bao gồm 10 nước ASEAN, cộng với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, nhưng không có Mỹ.
TPP và RCEP có mục tiêu tương tự nhau – thúc đẩy tự do hóa thương mại và hội nhập kinh tế, nhưng có động cơ chính trị khác nhau. Thực ra, TPP được cho là sẽ hình thành sự cạnh tranh không thể tránh khỏi với RCEP. “Trước hết không nói đến chính trị, TPP có thể sẽ tiếp tục chia rẽ ASEAN về kinh tế” - Termsak Chalermpalanupap, người vừa rút khỏi Ban thư ký ASEAN nói.
Vai trò đáng chú ý của Campuchia trong tranh chấp lãnh thổ châu Á đã cho thấy vị trí không thể coi thường của nước này ở Đông Nam Á, Trung Quốc đang tìm cách thông qua chiến lược thỏa thuận thương mại tự do gây ảnh hưởng ở Đông Nam Á.
Để củng cố chiến lược chuyển hướng sang châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ cần xem xét điều chỉnh lại quan hệ với Campuchia và Trung Quốc, khi có khả năng cần hình thành một mô hình ba bên.
Phát triển quan hệ đối tác tin cậy với Indonesia, một nước lớn trong khu vực không trực tiếp liên quan tới tranh chấp biển Đông nhưng lại có thể làm người hòa giải ASEAN, cũng có lợi cho tăng cường khả năng giải quyết xung đột bằng ngoại giao.
Cho dù như vậy, Mỹ cũng cần đuổi theo sức ép đáp ứng lợi ích như Trung Quốc đưa lại cho Campuchia và các nước khác của khu vực này. Về lâu dài, cam kết tăng cường ủng hộ ASEAN ở cấp độ đa phương trở thành động lực của khu vực có thể có triển vọng hơn.Tháng 5/2010, khi gặp Thủ tướng Hun Sen, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cam kết viện trợ 257 xe quân sự cho Campuchia, trong đó có 30 xe chỉ huy việt dã hạng nhẹ. |
Xe tăng của Quân đội Campuchia do Trung Quốc chế tạo |
Tàu tiếp tế T-ARS-52 Hải quân Mỹ tại cảng Sihanoukville tham gia cuộc diễn tập CARAT-2012 giữa Mỹ và Campuchia. |