Ai Cập không mua máy bay JF-17 thì Trung Quốc biết bán cho ai?

29/01/2015 09:33
Việt Dũng
(GDVN) - Ai Cập không mua JF-17 giá rẻ chất lượng kém, chuyển sang mua máy bay Pháp, cho thấy JF-17 rất khó bán, Trung Quốc muốn làm mồi nhử bán J-31 tàng hình.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder do Trung Quốc-Pakistan hợp tác chế tạo, lệ thuộc vào nhập khẩu động cơ Nga. Hiện nay, loại máy bay này chỉ có trong biên chế của Không quân Pakistan.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder do Trung Quốc-Pakistan hợp tác chế tạo, lệ thuộc vào nhập khẩu động cơ Nga. Hiện nay, loại máy bay này chỉ có trong biên chế của Không quân Pakistan.

Mạng "Học giả Ngoại giao" Nhật Bản ngày 26 tháng 1 đăng bài viết "Đối với Trung Quốc và Pakistan, máy bay chiến đấu JF-17 thực sự rất khó bán?", cho rằng, máy bay chiến đấu JF-17 (còn gọi là FC-1 Kiêu Long) là máy bay chiến đấu hạng nhẹ đa năng một động cơ do Công ty công nghiệp hàng không Pakistan và Công ty TNHH công nghiệp máy bay Thành Đô - Tập đoàn công nghiệp hàng không Trung Quốc hợp tác phát triển.

Đơn giá của máy bay JF-17 Thunder là 15 - 25 triệu USD, tương đối thấp. Mặc dù vậy, JF-17 lại rất khó tìm được khách hàng thực sự. Mặc dù có một số quốc gia đã bày tỏ quan tâm, nhưng Pakistan và Trung Quốc gần đây đã nhận được một số thông tin không tốt. Có tin cho biết, Ai Cập - một nước lớn quân sự khu vực có thể chuyển sang mua sắm máy bay chiến đấu dòng Mirage 2000 và máy bay chiến đấu Rafale của Pháp.

Theo bài báo, chính như tờ "Tin tức Quốc phòng" đưa tin, Ai Cập sẽ có khả năng nhận được máy bay chiến đấu Mirage từ Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (đặc biệt là Type 2000-9 và Type 2000-5 cải tạo), và hiện cũng đang tiến hành đàm phán về hợp đồng 20 máy bay chiến đấu Rafale. Ai Cập còn bày tỏ quan tâm tơi máy bay chiến đấu MiG-35.

So với JF-17, tất cả các máy bay chiến đấu nêu trên rõ ràng đều có đơn giá cao hơn nhiều. Giá máy bay chiến đấu Rafale phải 90 triệu USD, cao hơn nhiều JF-17. Nhưng những máy bay này lại ưu việt hơn JF-17 về tính năng đặc biệt là về thiết bị điện tử hàng không và khả năng điều khiển, từ đó có thể bù cho chênh lệch giá khá cao. Nhưng, máy bay JF-17 bị bỏ đi hoàn toàn không có nghĩa là hai nước Trung Quốc và Pakistan chán nản.

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder do Trung Quốc-Pakistan hợp tác chế tạo, lệ thuộc vào nhập khẩu động cơ Nga
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder do Trung Quốc-Pakistan hợp tác chế tạo, lệ thuộc vào nhập khẩu động cơ Nga

 Có nhà phân tích cho rằng, "xét tới tình hình kinh tế Ai Cập hiện nay, mua máy bay chiến đấu Rafale hoặc Mirage đều sẽ do đồng minh Ả Rập của họ như Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất trả tiền".

Mặc dù máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu của Không quân Ai Cập, nhưng Chính phủ Ai Cập lại phải lựa chọn đắt đỏ hơn nhiều. Đối với máy bay JF-17 muốn chào bán cho khu vực khác, đây hoàn toàn không phải là điềm báo tốt.

Bài báo cho rằng, một bài viết vào tháng 12 năm 2014 từng cho rằng, đối với Trung Quốc, tầm quan trọng của máy bay JF-17 ở chỗ, nó đã làm "con mồi" để Trung Quốc xuất khẩu máy bay chiến đấu. Những nước lựa chọn máy bay JF-17 đều rất có thể quan tâm đến máy bay chiến đấu tàng hình J-31 hoặc sản phẩm khác đắt hơn, tiên tiến hơn.

Nếu những nước khó khăn về kinh tế như Ai Cập không thấy JF-17 có sức hấp dẫn về giá cả, Trung Quốc và Pakistan có thể sẽ đoán được, họ sẽ càng khó cạnh tranh được với Nga về tiêu thụ máy bay chiến đấu.

Mặc dù máy bay chiến đấu Nga đòi hỏi có cơ sở bảo trì đắt hơn nhiều và chi phí điều khiển cũng khá cao, nhưng một số quốc gia tiếp tục hấp dẫn bởi những sản phẩm được kiểm tra có hiệu quả. Nếu trên cơ sở giá cả, máy bay chiến đấu JF-17 còn không có sức cạnh tranh, thì nó có lẽ không thể thực sự "bay cao" được.

Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder do Trung Quốc-Pakistan hợp tác chế tạo, lệ thuộc vào nhập khẩu động cơ Nga
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder do Trung Quốc-Pakistan hợp tác chế tạo, lệ thuộc vào nhập khẩu động cơ Nga
Việt Dũng