Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder ở căn cứ Minhas, Không quân Pakistan |
Pakistan đang tìm cơ hội tiếp theo, tăng cường hợp tác công nghiệp quốc phòng với Bahrain và Nigeria, xuất khẩu nhiều trang bị quân sự hơn.
Trước đó, ngày 17 tháng 3, Pakistan và Nigeria đã tổ chức hội đàm song phương, đề xuất cung cấp nhiều cơ hội hơn cho thương mại quốc phòng và chương trình hợp tác sản xuất của hai nước.
Nigeria là khách hàng mục tiêu của máy bay chiến đấu JF-17 Thunder/FC-1 Kiêu Long Pakistan, Nigeria còn có kế hoạch mua sắm xe tăng chiến đấu Al-Zarrar của Pakistan, tàu tấn công nhanh Kaan 33 và một loạt vũ khí hạng nhẹ.
Sau cuộc gặp với quan chức quốc phòng Bahrain, chính quyền Pakistan ngày 19 tháng 3 đề xuất hai nước sẽ coi trọng hợp tác trên phương diện sản xuất quốc phòng.
Xét thấy Bahrain không có khả năng công nghiệp quốc phòng mạnh lắm, hợp tác giữa hai nước có thể tập trung vào lĩnh vực hệ thống mặt đất có mật độ công nghệ thấp.
Ngoài hai nước này, tiểu vương quốc Abu Dhabi, Ai Cập, Iraq, Jordan, Kuwait, Oman, Saudi Arabia và Yemen đều là khách hàng chủ yếu của vũ khí Pakistan.
Máy bay chiến đấu JF-17 Thunder của Không quân Pakistan |
Truyền thông Trung Quốc cho biết, máy bay JF-17 Thunder là máy bay chiến đấu hạng nhẹ do Trung Quốc và Pakistan hợp tác sản xuất. Hiện nay, máy bay JF-17 chỉ có Pakistan mua, Trung Quốc muốn thông qua Pakistan để thúc đẩy xuất khẩu loại máy bay này, vừa qua cũng đã phối hợp với Pakistan chào hàng loại máy bay này tại Triển lãm hàng không quốc tế Dubai.
Trong tháng 2 năm 2014, tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc cũng dẫn Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới Nga công bố báo cáo nghiên cứu cho biết, trong giai đoạn 2010-2017, trong danh sách số lượng cung ứng xuất khẩu máy bay chiến đấu đa năng mới, Trung Quốc xếp thứ ba, sau Mỹ và Nga.
Theo bài báo, sở dĩ Trung Quốc xếp thứ ba như trên chủ yếu là bàn giao máy bay chiến đấu JF-17 cho Pakistan, tổng cộng khoảng 100 chiếc, trị giá 2,52 tỷ USD. 4 năm trước Trung Quốc đã xuất khẩu, bàn giao (gồm cả trao quyền sản xuất) 45 máy bay, trị giá 870 triệu USD. Số lượng bàn giao 4 năm tới ít nhất là 55 chiếc, trị giá 1,65 tỷ USD.
Theo trang mạng đài phát thanh Pakistan, chiếc máy bay chiến đấu Kiêu Long thứ 50 của Không quân Pakistan đã chính thức biên chế vào tháng 12 năm 2013. Hiện nay, Không quân Pakistan đã sở hữu 2 phi đội máy bay chiến đấu Kiêu Long. Pakistan tổng cộng có thể mua 250 máy bay chiến đấu loại này cho không quân của họ.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder |
Máy bay chiến đấu JF-17 Block 2 cũng đã đi vào sản xuất, Block 2 sẽ được nâng cấp về hệ thống điện tử hàng không, sẽ có khả năng tiếp dầu và bổ sung vũ khí mới, đồng thời nâng cấp kho dữ liệu để phối hợp với máy bay cảnh báo sớm ZDK-03.
Liên quan đến xuất khẩu máy bay chiến đấu Kiêu Long/Thunder, truyền thông Pakistan và Trung Quốc còn bổ sung cho biết, Pakistan đã đưa ra chỉ tiêu năm cho không quân của họ là phải xuất khẩu được 5 - 7 máy bay chiến đấu JF-17 Thunder, đối tượng là các nước như Sri Lanka, Kuwait, Qatar… Phía Pakistan cho biết khách hàng bày tỏ quan tâm còn đến từ khu vực châu Phi và Mỹ Latinh.
Tuy nhiên, một vấn đề khó khăn của máy bay chiến đấu JF-17 là lệ thuộc vào động cơ của Nga (RD-93). Nhưng, truyền thông Trung Quốc tuyên truyền cho rằng, sau này, loại máy bay chiến đấu này có thể sử dụng động cơ do Trung Quốc sản xuất.
Ngoài ra, hiện nay, Không quân Trung Quốc không hề trang bị một chiếc máy bay chiến đấu nào loại này. Có tin cho biết, Trung Quốc cũng cân nhắc đến khả năng họ trang bị loại máy bay chiến đấu này, nhưng phần lớn ý kiến cho rằng khả năng này về tổng thể không lớn.
Máy bay chiến đấu hạng nhẹ JF-17 Thunder |