Báo Hồng Kông:Trung Quốc đồng thời chế tạo 3 loại máy bay tàng hình

29/02/2012 07:46
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)
(GDVN) - Ba loại máy bay tàng hình này bao gồm Uy Long (J-20), Tuyết Hiêu và “Cá mập bay”, được gọi là “tam hiệp khách”.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc.

Sau hơn 60 năm phát triển khó khăn của công nghiệp hàng không, Trung Quốc đã xây dựng được khả năng nghiên cứu phát triển mạnh mẽ, đã có thực lực “chọi” được với những người khổng lồ hàng không lớn nhất trên thế giới hiện nay.

Sẽ không từ bỏ cơ hội lịch sử hiếm có

Từ “mong đuổi theo” trước đây đến “mong bắt kịp” hiện nay và “ngang hàng” trong 10 năn tới, ngành hàng không Trung Quốc đã đổ rất nhiều tâm huyết và nỗ lực.

Do Mỹ điều chỉnh chiến lược mới nhằm thẳng vào Trung Quốc, những nhà nghiên cứu Trung Quốc buộc phải đẩy nhanh nghiên cứu phát triển, thử bay máy bay chiến đấu tàng hình như J-20, tìm cách sớm trang bị cho quân đội.

Do máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm có hàm lượng công nghệ cao, thiết kế kết cấu phức tạp, giá thành sản xuất cao, châu Âu đã từ bỏ độc lập nghiên cứu phát triển, chuyển sang lựa chọn mua máy bay sẵn có.

Quốc gia phương Tây hiện đang nghiên cứu chế tạo nhiều loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 chỉ có Mỹ. Xuất phát từ việc xem xét về địa-chính trị và chiến lược quốc gia, Mỹ từ chối xuất khẩu máy bay thế hệ thứ 5 cho một số quốc gia, khi xuất khẩu cho đồng minh cũng đưa ra điều kiện ngặt nghèo.

Về khách quan, điều này đã mang lại thị trường tiềm năng to lớn cho việc xuất khẩu máy bay thế hệ thứ năm cho các nước khác. Ngành hàng không Trung Quốc đương nhiên không nên và cũng sẽ không từ bỏ cơ hội lịch sử hiếm có này.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20

Tờ “Đại công báo” Hồng Kông dẫn lời các nguồn tin cho biết, ngoài J-20, Công nghiệp Hàng không Trung Quốc còn đang phát triển máy bay thế hệ thứ 4 tàng hình thứ hai là Tuyết Hiêu (Xue xiao), bay lần đầu tiên trong năm nay; hơn nữa loại máy bay chiến đấu tàng hình thứ 3 Ẩn Hình Phi Sa (cá mập bay tàng hình, Yinxingfeisha) đang được đẩy nhanh nghiên cứu phát triển.

Báo Hồng Kông cho rằng, chế tạo “Tam hiệp khách” máy bay chiến đấu tàng hình là trọng điểm phát triển của lực lượng trên không Trung Quốc.

J-20 có thể sớm được định mẫu và sản xuất hàng loạt

Báo Hồng Kông cho biết, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 tàng hình đầu tiên J-20 Uy Long đã trải qua 13 năm phát triển, chắc chắn có khả năng đi vào hoạt động vào nửa cuối năm 2013.

Tình hình bay thử của J-20 được Quân đội Trung Quốc rất hài lòng, do đó yêu cầu sớm hoàn thiện thiết kế và sản xuất hàng loạt.

J-20 có thể được sản xuất hàng loạt sớm
J-20 có thể được sản xuất hàng loạt sớm

Bài báo tiết lộ, Quân đội Trung Quốc đưa ra ý kiến giữ lại máy bay thế hệ thứ 4 của Tập đoàn Công nghiệp Máy bay Thẩm Dương, thiết kế 3 cánh (cánh gió trước, cánh chính, đuôi bằng) và cạnh của nó có tính năng hoàn hảo hơn về lý luận, khi cánh gió trước và đuôi bằng đồng thời hoạt động có thể đảm bảo sự cân bằng cả lực đẩy và mô-men xoắn theo chiều dọc của máy bay, còn có thể giúp giảm diện tích của cánh chính và đuôi bằng, có lợi cho tàng hình và giảm trọng lượng.

Tuyết Hiêu – loại thứ hai của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 4

Báo Hồng Kông cho rằng, do 3 cánh có yêu cầu cao đối với điều khiển điện tử, thiết bị phức tạp, cũng có thể tác động tiêu cực đến tỷ lệ lực đẩy-trọng lượng và lực cản, đòi hỏi thiết kế rất chi tiết để tránh rủi ro, có thể ảnh hướng đển tiến độ nghiên cứu chế tạo, vì vậy trước đây nó đã được chọn khi cạnh tranh với J-20.

Trung Quốc không chỉ có J-20
Trung Quốc không chỉ có J-20

Nhưng phía quân đội đề xuất lại rằng, xem xét về cấp độ chiến lược và vận dụng chiến thuật, 2 kiểu máy bay tàng hình hạng nặng thế hệ thứ 4 đồng thời được nghiên cứu chế tạo và sản xuất, có thể đẩy nhanh trang bị cho quân đội, đáp ứng sớm nhất nhu cầu cấp thiết của quốc phòng, chỉ cần hết sức làm được sự tương thông về bộ kiện, sẽ không ảnh hưởng đến quản lý hậu cần.

Bài viết phán đoán, Tuyết Hiêu sẽ trở thành loại thứ hai máy bay tàng hình thế hệ thứ 4 được phê duyệt phát triển, đồng thời tin rằng trong năm có thể chính thức bay lần đầu tiên.

“Cá mập bay tàng hình” – máy bay thế hệ thứ 4 cất/hạ cánh thẳng đứng trang bị cho tàu sân bay

Báo Hồng Kông phân tích cho biết, loại máy bay tàng hình thứ ba thế hệ thứ 4 của Trung Quốc là loại máy bay hạng trung.

Một vị tướng nghỉ hưu của PLA cho biết, cần phát triển trước máy bay tàng hình hạng trung thế hệ thứ 4 cho tàu sân bay, lấy đó làm cơ sở tiếp tục phát triển phiên bản của Lục quân và Không quân, bao gồm máy bay tàng hình hạng trung thế hệ thứ tư cất cánh thẳng đứng.

Ngoài J-20 Uy Long, Trung Quốc còn đang đẩy nhanh nghiên cứu phát triển, chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình Tuyết Hiêu và "Cá mập bay tàng hình".
Ngoài J-20 Uy Long, Trung Quốc còn đang đẩy nhanh nghiên cứu phát triển, chế tạo máy bay chiến đấu tàng hình Tuyết Hiêu và "Cá mập bay tàng hình".

Loại máy bay tàng hình thế hệ thứ tư “Cá mập bay tàng hình” hiện đang được đẩy nhanh nghiên cứu phát triển, trong 1-2 năm nữa sẽ có thể nhìn thấy bóng dáng của nó và cuối cùng nó sẽ cùng với Uy Long và Tuyết Hiêu hợp thành “Tam hiệp khách” tàng hình của lực lượng trên không Trung Quốc.

Báo Hồng Kông đã phân tích quá trình phát triển máy bay thế hệ thứ 3 và cho rằng, J-16 được lưu truyền hiện nay là máy bay ném bom tiêm kích 2 chỗ ngồi được phát triển từ J-11B, được dùng để thay thế cho máy bay chiến đấu JH-7.

Bài viết tiết lộ, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3 và 3+ chỉ đủ trang bị cho 3-4 sư đoàn không quân, vì vậy cùng với việc phát triển máy bay thế hệ thứ 4, phải dành nguồn lực tiếp tục phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 3+, đó là J-17, J-18…, thực ra là phiên bản cải tiến và nâng cấp của J-11B, chứ không phải là máy bay thế hệ thứ 4.

Chế tạo X-47B phiên bản Trung Quốc

Báo Hồng Kông cho rằng, “X-47B phiên bản Trung Quốc” là bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển trang bị của Trung Quốc, loại máy bay chiến đấu tàng hình không người lái trang bị cho tàu sân bay này sẽ tăng cường khả năng kiểm soát biển cho Trung Quốc, có lợi cho quốc phòng-an ninh và bảo vệ quyền lợi biển của Trung Quốc.

Máy bay chiến đấu kiểu mới được lưu truyền trên mạng.
Máy bay chiến đấu kiểu mới được lưu truyền trên mạng.
Đông Bình (Theo báo Quang Minh)