Báo Nhật: Trung Quốc kém về công nghệ, khó trợ giúp Nga thoát khó khăn

18/02/2015 05:00
Việt Dũng
(GDVN) - Trung Quốc có đủ tài chính, nhưng lại kém về công nghệ, không đáp ứng nhu cầu của Nga như châu Âu và Mỹ, không giúp gì được khó khăn của Nga.
Máy bay quân sự Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay quân sự Nga (nguồn mạng sina TQ)

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 16 tháng 2 đưa tin, cùng với sự trượt dốc của giá dầu và phương Tây gia tăng trừng phạt, kinh tế Nga nằm trong tình cảnh khó khăn nghiêm trọng. Theo tờ "Học giả ngoại giao" Nhật Bản ngày 15 tháng 2, Nga hiện nay lâm vào tình cảnh khó khăn về công nghệ năng lượng, đồng thời chuyển mối quan tâm tới Trung Quốc, nhưng bất kể đặt hy vọng vào Trung Quốc thì Trung Quốc cũng không thể giúp họ giải quyết hoàn cảnh khó khăn.

Nga có 30% lượng dự trữ khí đốt thế giới và lượng dự trữ khí phi truyền thống gấp hơn 10 lần châu Âu, vì vậy châu Âu lệ thuộc khá lớn vào dầu mỏ và khí đốt của Nga, nhưng Nga càng lệ thuộc vào hàng hóa và khoa học công nghệ của châu Âu, giữa hai bên duy trì một quan hệ phụ thuộc lẫn nhau phi đối xứng.

Nga nhập khẩu thiết bị, hàng tiêu dùng và sản phẩm giá trị gia tăng cao, nhưng chỉ xuất khẩu nguyên vật liệu, mô hình thương mại này luôn là trở ngại phát triển của Nga. Cùng với chi phí sản xuất không ngừng gia tăng, nền kinh tế có hàm lượng khoa học công nghệ thấp của Nga càng cảm nhận được sự "tốn sức".

Theo bài viết, mặc dù Tổng thống Nga Vladimir Putin đã liên tục nhiều năm nhắc nhở cho rằng, hiện nay, Nga có nhu cầu cấp bách thúc đẩy kinh tế hiện đại hóa và đa dạng hóa, đào tạo chuyên gia trong nước và tiến hành cải cách thị trường năng lượng. Nhưng, bản thân chính quyền của ông Putin có “tham nhũng bất chính”, Nga rất khó can thiệp vào thương mại, thực thi pháp luật và tiếp quản thương mại năng lượng có liên quan tới lợi ích chính trị.

Máy bay ném bom siêu âm Tu-22M3 Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay ném bom siêu âm Tu-22M3 Nga (nguồn mạng sina TQ)

Cải cách năng lượng không có tính khả thi, Nga đã rơi vào tuần hoàn xấu, phụ thuộc rất lớn vào thu thuế xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt để thuê chuyên gia nước ngoài và mua công nghệ năng lượng cần thiết, thậm chí trong 2 lần trừng phạt Nga và giá dầu đi xuống cũng như vậy.

Nga trước đây luôn tìm kiếm liên minh hiện đại hóa mang tính chiến lược ở châu Âu và Mỹ, giúp cứu lấy trình độ khoa học công nghệ không ngừng đi xuống của họ.

Trước cuộc bầu cử Tổng thống vào cuối tháng 1 năm 2013 không lâu, Thủ tướng Nga khi đó, ông Putin đã có bài viết dài trên tờ "Nhật báo kinh tế Nga" đã đưa ra triển vọng phát triển kinh tế Nga. Ông Putin nhận thức được ngày càng rõ rệt về khoảng cách khoa học công nghệ của Nga và xây dựng lại nền tảng khoa học công nghệ.

Ông còn viết rằng, kinh nghiệm hiện đại hóa kinh tế thành công của một số nước như Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy tính cần thiết của việc chính phủ dẫn dắt kinh tế theo phương hướng đúng đắn. Vào năm 2013, về chế độ, Nga vẫn hoan nghênh các chuyên gia và vốn của phương Tây, ông Putin đã từ từ chuyển tầm mắt sang mô hình của Trung Quốc.

Đến nay, các nguyên nhân như trừng phạt Nga và giá dầu rớt xuống làm cho phương Tây kéo dài thời hạn cấm công nghệ đối với Nga, Nga hiện rơi sâu vào tình hình khó khăn. Bài viết còn cho rằng, đối với Nga, Trung Quốc hiện nay không chỉ là một “hình mẫu” về chế độ, mà còn là một “thần dược” giải quyết tình hình khó khăn của Nga.

Máy bay vận tải An-22 (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay vận tải An-22 (nguồn mạng sina TQ)

Nhưng, bài viết đã phủ nhận Trung Quốc có khả năng giải quyết tình hình khó khăn công nghệ của Nga, đồng thời cho rằng, tiến bộ công nghệ dựa vào nền tảng tài chính, Trung Quốc thực sự có đủ tiền bạc, nhưng Trung Quốc lại không có khoa học công nghệ tiên tiến để Nga phát triển khu vực Bắc Cực và Viễn Đông xa xôi, nguy hiểm về địa lý.

Công ty năng lượng Trung Quốc có thể giúp Công ty năng lượng Nga phát triển các khu vực có yêu cầu công nghệ thấp hơn, điều kiện địa lý và khí hậu tốt hơn như Tây Siberia. Trong khi đó, nếu giá dầu không khôi phục nhanh chóng, sẽ có rủi ro bất ổn, chia cắt và tan vỡ rất lớn. Trong những môi trường này, sự phát triển của Nga sẽ đối mặt hơn với tình cảnh nguy hiểm.

Máy bay đặc chủng Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay đặc chủng Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay ném bom siêu âm Tu-22M3 Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay ném bom siêu âm Tu-22M3 Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay ném bom siêu âm Tu-22M3 Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay ném bom siêu âm Tu-22M3 Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chỉ huy tác chiến hạt nhân IL-80 Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chỉ huy tác chiến hạt nhân IL-80 Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chiến đấu ném bom Su-24MK3 Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chiến đấu ném bom Su-24MK3 Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MS Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chiến đấu đa năng Su-30MS Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay vận tải IL-76MD Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay vận tải IL-76MD Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay trực thăng hạng trung đa năng Mi-17 Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay trực thăng hạng trung đa năng Mi-17 Nga (nguồn mạng sina TQ)
Biên đội máy bay ném bom Tu-22M3 và máy bay chiến đấu Su-27 Nga (nguồn mạng sina TQ)
Biên đội máy bay ném bom Tu-22M3 và máy bay chiến đấu Su-27 Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chiến đấu huấn luyện Yak-130 Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay chiến đấu huấn luyện Yak-130 Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay đánh chặn MiG-31BM Nga (nguồn mạng sina TQ)
Máy bay đánh chặn MiG-31BM Nga (nguồn mạng sina TQ)
Việt Dũng