Công lý ở đâu, thưa Chủ tịch?

13/01/2016 08:30
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Ông Chủ tịch thành phố Thanh Hóa đã hứa: “Nếu cán bộ tiếp tay sẽ xử lý nghiêm” trong vụ 38 Tống Duy Tân. Tuy nhiên, điều người dân nhận được chỉ là sự giả dối.

Lời kêu cứu thảm thiết của một hộ dân trong vụ cán bộ tiếp tay vụ lừa đảo hàng tỷ đồng tại địa chỉ 38 Tống Duy Tân, đang rơi vào tuyệt vọng.

Cái mà bà Nguyễn Thị Kỳ, nạn nhân trọng vụ lừa đảo

Công lý ở đâu, thưa Chủ tịch? ảnh 1

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa đã "bị lừa" như thế nào?

nói trên nhận được chỉ là sự giả dối, của một số cán bộ UBND thành phố Thanh Hóa.

Câu chuyện bắt đầu từ việc Bà Nguyễn Thị Kỳ nhận chuyển nhượng thửa đất 124 từ bà Nguyễn Thị Cúc tại địa chỉ 38 Tống Duy Tân. 

Nhưng thật không may, sau khi nhận chuyển nhượng, hộ dân này phát hiện bà Cúc có một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khác số BĐ 473979, được UBND thành phố cấp “đè” lên diện tích đã được cấp sổ đỏ trước đó...

Lẽ thường, thấy sai người dân phải khiếu nại tới cơ quan chức năng để đòi lại công lý. Và qua 8 kỳ báo được đăng tải trên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, bản chất vụ việc dần được làm sáng tỏ.

Lãnh đạo UBND thành phố Thanh Hóa đã thừa nhận có sự giả mạo, lập khống giấy tờ trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất BĐ 473979 mang tên bà Nguyễn Thị Cúc.

Cái cách mà ông Đỗ Huy Tiếp, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường "vẽ" ra lý do để bao biện cho cái sai của UBND thành phố Thanh Hóa nghe cũng thật nực cười: "Anh em tự ý ghép thửa vì đất không có lối ra".

Sai phạm đã rõ, song một số cán bộ

Công lý ở đâu, thưa Chủ tịch? ảnh 2

Thanh tra bị vô hiệu hóa, lãnh đạo thành phố “chống lệnh” Chủ tịch tỉnh

thành phố lại "liều lĩnh" đến mức báo cáo sai sự thật vụ việc lên Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, đồng thời cho rằng đây chỉ là sơ suất nhỏ khi không thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũ.

Trong khi đó, việc cán bộ UBND thành phố lập khống hồ sơ, giả mạo giấy tờ, cấp sổ đỏ BĐ 473979 sai quy định thì bị "ém".

Xin thưa ông Chủ tịch thành phố!

Người có ít chuyên môn về pháp luật (trừ những người thần kinh không bình thường) cũng dễ dàng nhận thấy, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất BĐ 473970 là trái với quy định tại Điều 3, Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009: "Cấp cho người sử dụng đất theo từng thửa đất".

Đó là chưa bàn đến chuyện một số cán bộ UBND thành phố Thanh Hóa tự ý ghép thửa khi không có đơn đề nghị; Cấp sổ đỏ bằng Giấy tờ giả mạo (sổ đỏ không có trang 1, bìa sổ đỏ viết bằng tay, đất vẫn chuyển nhượng khi đã có “lệnh” dừng của lãnh đạo Thành phố…).

Không lẽ về chuyên môn, các vị cũng không nhận thức được điều này là đúng hay sai? 

Cũng cần phải nói thêm rằng, trong sự việc này, lãnh đạo UBND thành phố Thanh Hóa không thể “làm ngơ" trách nhiệm của mình.

Là cơ quan có thẩm quyền, chắc các vị  phải biết, nếu phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp là trái pháp luật thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tới cơ quan thanh tra cùng cấp để thẩm tra.

Nếu qua thẩm tra có kết luận là Giấy chứng nhận cấp trái pháp luật thì cơ quan nhà nước đã cấp Giấy chứng nhận ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp...

Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất được UBND phường Lam Sơn trình lãnh đạo thành phố Thanh Hóa ghi chú rất rõ phần diện tích đã được cấp sổ đỏ và phần xin cấp mới. Tuy nhiên, cán bộ phòng Tài Nguyên và môi trường thành phố đã tự ý ghép thửa 117 và 124 trái quy định của pháp luật (ảnh: QUỐC TOẢN).
Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhân quyền sử dụng đất được UBND phường Lam Sơn trình lãnh đạo thành phố Thanh Hóa ghi chú rất rõ phần diện tích đã được cấp sổ đỏ và phần xin cấp mới. Tuy nhiên, cán bộ phòng Tài Nguyên và môi trường thành phố đã tự ý ghép thửa 117 và 124 trái quy định của pháp luật (ảnh: QUỐC TOẢN).

Thế nhưng, sau hàng chục là đơn khiếu nại, kèm bằng chứng tố cáo sai phạm gửi cơ quan có thẩm quyền giải quyết, thử hỏi lãnh đạo UBND thành phố Thanh Hóa đã làm được gì ngoài việc khăng khăng đưa ra lý lẽ, bảo vệ quan điểm sai trái của mình trong việc cấp sổ đỏ bằng hồ sơ giả mạo (BĐ 473979)?.

Sự việc trắng, đen đã rõ, nhưng sự giả dối, thiếu trách nhiệm với tài sản của người dân, "chà đạp" lên pháp luật chính là điều một số cán bộ UBND thành phố Thanh Hóa đã làm, dù họ được gọi là “công bộc”, là “đầy tớ” của dân.

Những quyết định sai trái, tắc trách như vậy, đều có thể ảnh hưởng tới tính mạng, tài sản của người dân, tại sao vẫn được dung túng? Người dân biết tin ai, trông vào ai bây giờ?

UBND thành phố Thanh Hóa cấp chồng 2 sổ đỏ trên cùng địa chỉ đất số 38 Tống Duy Tân. (ảnh: QUỐC TOẢN).
UBND thành phố Thanh Hóa cấp chồng 2 sổ đỏ trên cùng địa chỉ đất số 38 Tống Duy Tân. (ảnh: QUỐC TOẢN).

Sinh thời, Bác Hồ đã đưa ra quan niệm về ý nghĩa của từ “công bộc” để nói về trách nhiệm và nghĩa vụ của viên chức Nhà nước. 

“Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân ta phải hết sức tránh. Chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta”.

Lời Bác dạy muôn đời vẫn đúng, nhưng với lối hành xử giả dối của một số cán bộ UBND thành phố Thanh Hóa, thì đâu phải là “yêu dân”, "kính dân, mà là "bắt nạt" dân.

Lẽ nào, một số cán bộ thành phố Thanh Hóa không hiểu được rằng, đồng lương họ hưởng hằng tháng, chiếc ghế họ ngồi, cái bàn làm việc, tờ giấy họ mua, đều lấy từ tiền thuế của dân đóng góp?

Nhưng trong vụ việc này, các vị đã làm được gì cho dân? Người dân nhận được những gì ngoài sự dối trá, thưa Chủ tịch?

QUỐC TOẢN