TÂN HOA XÃ:

Công nghệ vũ khí Trung Quốc còn lâu mới bằng được Nga

29/11/2011 08:22
Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)
(GDVN) - Không có một nước nào phát triển công nghiệp quân sự trong thế kỷ 21 theo cách chỉ làm theo ý chủ quan của mình.

Tờ nguyệt san bình luận quốc phòng Canada vừa có bài viết với tiêu đề “Khoảng cách công nghệ vũ khí chiến lược Nga-Trung tiếp tục mở rộng”. Bài viết được Tân Hoa xã, Trung Quốc trích dẫn, đăng tải.

Nhìn vào tình hình phát triển công nghệ công nghiệp quân sự Nga những năm gần đây có thể thấy, trong các lĩnh vực công nghệ quân sự mũi nhọn như radar hàng không, động cơ, vũ khí hạt nhân, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, tàu ngầm hạt nhân chiến lược, khoảng cách giữa Trung Quốc và Nga không phải là đang thu nhỏ, mà là đang mở rộng.

Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của Không quân Trung Quốc
Máy bay cảnh báo sớm KJ-2000 của Không quân Trung Quốc

Sự xuất hiện lần lượt của máy bay chiến đấu J-10B, radar mảng pha quét điện tử bị động, máy bay thử nghiệm J-20, tàu khu trục tên lửa 052C, máy bay cảnh báo sớm KJ-2000, một mặt đã thể hiện sự tiến bộ của công nghiệp quân sự Trung Quốc trong tình hình hoàn toàn bị cô lập với thế giới bên ngoài, đồng thời cũng phản ánh một thực tế là khoảng cách công nghệ quân sự với Nga đang mở rộng nhanh chóng.

Không có một nước nào phát triển công nghiệp quân sự trong thế kỷ 21 theo cách chỉ làm theo ý chủ quan của mình.

Điểm yếu của lực lượng hạt nhân

Trước hết, về công nghệ vũ khí hạt nhân, công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phóng từ tàu ngầm: Trong tác chiến thực tế, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa thế hệ mới của Nga đã có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân dẫn đường riêng, tầm phóng vượt 10.000 km, chỉ về cách thức phóng đã tiên tiến hơn DF-31A mới nhất của Trung Quốc. Huống hồ chưa thấy công nghệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân.

Tên lửa JL-2 phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc
Tên lửa JL-2 phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc

Ngoại hình của dòng tàu ngầm tên lửa hạt nhân chiến lược Yuri Dolgoruky thế hệ mới của Nga đã có phong cách của tàu ngầm hạt nhân chiến lược phương Tây thế kỷ 21, phương thức thiết kế khoang tên lửa đã hoàn toàn “Tây hoá”.

Trong khi đó, tàu ngầm tên lửa hạt nhân chiến lược 094 của Trung Quốc hoàn toàn là phiên bản của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Liên Xô thập niên 1970. Từ năm 2010 đến nay, tên lửa chiến lược phóng từ tàu ngầm Brava kiểu Nga đã 3 lần phóng thử thành công, còn thời gian biên chế thực tế của tên lửa phóng từ tàu ngầm JL-2 Trung Quốc còn chưa xác định.

Điểm yếu của lực lượng thông thường

Sự xuất hiện của máy bay chiến đấu J-20 thực sự đã cho thấy Trung Quốc đang tiến theo hướng độc lập thiết kế máy bay chiến đấu. Nhưng đúng vào lúc J-20 xuất hiện, động thái tiếp tục mua động cơ AL-31FN đã cho thấy những khó khăn không thể vượt qua trong phát triển công nghiệp máy bay chiến đấu của Trung Quốc tiếp tục tồn tại, hơn nữa trong ngắn hạn khó mà vượt qua. Đó chính là vẫn thiếu động cơ có lực đẩy lớn và công nghệ radar tiên tiến.

Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc

J-20 chỉ là một loại máy bay thử nghiệm, động cơ hiển nhiên không có khả năng hành trình siêu âm, chỉ có thể gọi là “có đặc sắc Trung Quốc, máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư” mà thôi. Còn Nga, radar mảng pha quét điện tử bị động sử dụng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đã bắt đầu tiến hành thử nghiệm trên không từ 2 năm trước, hơn nữa không chỉ có một loại. Dòng động cơ cộng lực 14.500 tấn 117 cần cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm giúp cho T-50 có thể thực hiện hành trình siêu âm.

Vũ khí phòng không tầm xa của Trung Quốc dù là về lắp đạn hay công nghệ động cơ đều có khoảng cách công nghệ khá lớn so với tên lửa phòng không kiểu Nga. Nga đã bắt đầu phát triển hệ thống tên lửa phòng không có tầm phóng 400 km.

Về phương diện tên lửa hạm đối không, Nga bắt đầu triển khai hệ thống phóng thẳng đứng 9M96E thế hệ mới, lắp ráp S-300PMU2 lên tàu chiến không phải là vấn đề kỹ thuật khó khăn. Sự thông dụng hoá của thiết bị phóng thẳng đứng thúc đẩy tên lửa phóng thẳng trang bị cho tàu chiến 9M96E kiểu Nga có tầm phóng bao trùm 40-120 km, nó có cỡ nhỏ hơn, module hoá hơn và số hoá hơn so với loại ra đời sớm là tên lửa hạm đối không RIF-M.

Về công nghệ, chủng loại của tên lửa hạm đối không, chỉ có Nga và Ấn Độ triển khai tên lửa đa dụng Gem (Đá Quý) tốc độ siêu âm cỡ nhỏ với tầm phóng 300 km. Trung Quốc hiện không có công nghệ như vậy, cũng không có loại tên lửa hạm đối hạm phóng thẳng đứng.

Tên lửa không đối đất KD-88 do Trung Quốc tự sản xuất
Tên lửa không đối đất KD-88 do Trung Quốc tự sản xuất

Về hệ thống vũ khí trang bị cho máy bay, khoảng cách giữa Trung Quốc và Nga cũng đang mở rộng. Sự xuất hiện của tên lửa không đối đất KD-88 với tầm phóng trên 220 km làm cho Không quân Trung Quốc có khả năng tiến hành tấn công chính xác đối đất ngoài tầm nhìn.

Nhưng, tên lửa không đối đất tiên tiến của Nga, Mỹ, châu Âu đều đang phát triển theo hướng tầm phóng 300-500 km, áp dụng công nghệ cảm ứng ảnh radar hoặc GPS+INS+phối hợp địa hình+hồng ngoại đầu cuối. Trung Quốc cũng đã bắt đầu tiến hành cải tiến tên lửa không đối đất, không đối hạm kiểu Nga.

Tình hình của hải quân cũng cơ bản tương tự. Về bề ngoài, Trung Quốc đã có khả năng nội địa hoá 90%, nhưng 10% còn lại thuộc về công nghệ then chốt.

Sự xuất hiện của tàu khu trục trang bị tên lửa 052C là “J-20 phiên bản hải quân”. Sự xuất hiện của 052C thực sự đã cho thấy sự tiến bộ của công nghiệp đóng tàu Trung Quốc, ít nhất đã nắm chắc công nghệ radar quét mảng điện tử bị động.

Ưu thế của Trung Quốc

Trong lĩnh vực máy bay không người lái, Trung Quốc phát triển nhanh hơn Nga là sự thực. Máy bay không người lái chiến lược cỡ lớn Dực Long bắt đầu tiến hành bay thử, máy bay không người lái loại tấn công có khả năng chống xe tăng đã đưa ra thị trường quốc tế, còn Nga vẫn chưa thấy xuất hiện loại máy bay không người lái tương tự.

Máy bay không người lái Dực Long I của Trung Quốc
Máy bay không người lái Dực Long I của Trung Quốc

Tốc độ cải tiến xe tăng cũng nhanh hơn so với Nga, trong 5 năm qua đã đưa ra nhiều phiên bản cải tiến của xe tăng Type 99. Còn Nga mãi đến tháng 9/2011 mới phô diễn xe tăng chủ chiến cải tiến T-90AM. Ngoài ra, những năm gần đây, trọng tải tàu nổi do Trung Quốc chế tạo cũng vượt xa Nga. Trong Quốc cũng trang bị trước Nga loại radar… dùng cho tàu chiến. Nhưng, khoảng cách tổng thể giữa Trung Quốc với Nga vẫn tồn tại.


Đông Bình (Theo Tân Hoa xã)