Dự án bauxite Nhân Cơ: “Không có chuyện công nhân TQ lấy vợ lập làng”

13/06/2013 07:44
H.Lực - Thu Hồng
(GDVN) - “Chúng tôi khẳng định mình là chủ nhà, lao động Việt Nam là 300 lớn hơn lao động Trung Quốc, người nước ngoài ở khu riêng, chấp hành quy định của pháp luật. Không có chuyện công nhân Trung Quốc lấy vợ, lập làng”.
Đó là khẳng định của ông Bùi Quang Tiến, Giám đốc Ban Quản lý dự án khai thác bauxite và sản xuất alumin Nhân Cơ, thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong buổi tiếp xúc với báo chí mới đây tại Đắc Nông. 
Trong buổi gặp gỡ báo chí này, ông Bùi Quang Tiến đã lý giải về các vấn đề lo ngại của dư luận xung quanh dự án Nhân Cơ. Trong đó có việc sử dụng lao động là công nhân Trung Quốc để thực hiện dự án đi cùng những lo lắng về an ninh trật tự.
ông Bùi Quang Tiến - Giám đốc Ban Quản lý dự án khai thác bauxite và sản xuất alumin Nhân Cơ, thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong buổi tiếp xúc với báo chí mới đây tại Đắc Nông.
ông Bùi Quang Tiến - Giám đốc Ban Quản lý dự án khai thác bauxite và sản xuất alumin Nhân Cơ, thuộc Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) trong buổi tiếp xúc với báo chí mới đây tại Đắc Nông. 
Trước những lo lắng này ông Bùi Quang Tiến đã lên tiếng khẳng định, dự án bauxite Nhân Cơ chúng ta là chủ nhà. Ông Tiến cũng xác nhận thông tin công nhân Trung Quốc sẽ theo nhà thầu sang thực hiện dự án, số lượng sẽ ít hơn công nhân Việt Nam và ở khu riêng nhưng vẫn phải chấp hành quy định pháp luật của Việt nam. Đồng thời ông Bùi Quang Tiến cũng bác bỏ thông tin sau khi dự án hoàn thành công nhân Trung Quốc sẽ ở lại sinh sống.  “Lao động Việt Nam là 300 lớn hơn lao động Trung Quốc, người nước ngoài ở khu riêng, chấp hành quy định của pháp luật. Không có chuyện công nhân Trung Quốc lấy vợ, lập làng” – Ông Tiến nói.
Nói về việc nâng công suất và mời thầu tại dự án bauxite Nhân Cơ, ông Bùi Quang Tiến cho biết ban đầu công suất dự án là 100,000 tấn/năm nhưng sau đó Công ty Đông Bắc Bộ Quốc phòng xin Thủ Tướng Chính Phủ  nâng công suất lên 300,000 tấn/năm. Giải thích về vấn đề này ông Bùi Quang Tiến cho hay: “Dự án bauxite Nhân Cơ được hình thành từ những năm 2004 – 2005, qua tìm hiểu trên diện tích 95ha Nhân Cơ có trữ lượng quặng gần 10 triệu tấn và nghĩ làm alumina đơn giản, nên chúng tôi ở công ty Đông Bắc Bộ Quốc phòng đã xin giấy phép chính phủ thành lập nhà máy Alumin công suất 100,000 tấn/năm để thử nghiệm”. “Nhưng sau khi tính toán sâu hơn  và nhận thấy rằng  phải đầu tư nhiều tiền nhưng không hiệu quả do đó đã xin phép Thủ tướng chính phủ lập dự án công suất 300,000 tấn/năm tại thời điểm 2005 - 2006, lập hồ sơ mời thầu rộng rãi quốc tế” ông Tiến cho hay. Về việc lựa chọn nhà thầu Trung Quốc, ông Bùi Quang Tiến cho biết, sau khi lập hồ sơ mời thầu, có tới 43 nhà thầu trong nước và ngoài nước tham gia mua hồ sơ, trong đó chủ yếu là nước ngoài. Nhưng sau đó chỉ có 7 nhà thầu nộp hồ sơ, sơ tuyển còn lại 2 nhà thầu đều của Trung Quốc. “Giá xây dựng nhà máy chúng ta đưa ra là 135 triệu đô. Nhưng giá bỏ thầu rất cao tới 250 triệu đô và không đạt yêu cầu mình đặt ra. Do đó chúng tôi đã xin phép hủy bỏ gói thầu này và xin phép Thủ tướng chính phủ nâng công suất dự án lên 600,000 tấn/năm. Trong khi đó dự án Lâm Đồng đã xong đấu thầu quốc tế và lựa chon xong nhà thầu vì vậy Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam đã xin phép áp dụng kết quả dự án Lâm Đồng sang dự án Nhân Cơ. Sau đó chúng tôi tiến hành đàm phán  nhà thầu trong 3 – 4 tháng. Để đi đến hai bên ký kết hợp đồng EPC năm 2008” ông Tiến nói. Ông Tiến cho hay, sau khi hợp đồng EPC ban quản lý dự án lại chịu áp lực khi Bộ chính trị và Thủ tướng yêu cầu phải chứng minh dự án này có đảm bảo về mội trường và có hiệu quả kinh tế. Thêm vào đó thời gian thẩm định phải kéo dài một năm mới có kết quả. “Khi có hai quyết định đảm bảo mội trường và hiệu quả kinh tế thì Thủ tướng chính phủ  mới đồng ý dự án nhà máy sản xuất alumin Nhân Cơ” ông Tiến cho biết.  
Khu rửa và lắng quặng bauxite tại tổ hợp Nhân Cơ, Đắc Nông
Khu rửa và lắng quặng bauxite tại tổ hợp Nhân Cơ, Đắc Nông
Cũng theo ông Bùi Quang Tiến, trong dự án, hạng mục thiết kế, vật tư nguyên liệu, thi công xây dựng các hạng mục công trình của nhà máy alumin và các dịch vụ kỹ thuật kèm theo là do nhà thầu Chalieco đảm nhận. Còn các việc ngoài hàng rào nhà máy là toàn bộ các nhà thầu Việt Nam.   Về tiềm năng của Alumina dự kiến thu lãi, ông Bùi Quang Tiến nói: “ Sẽ là 13 năm trở đi, tôi tin vào tương lai sáng cho ngành công nghiệp này. Nếu giá alumin ở thị trường thế giới như năm 2008 là trên 500USD, như thế thì sẽ rất lãi.” Ngoài ra ông Tiến nói thêm: “ đã có 14 đơn vị quan tâm, mua alumin, bên Lâm Đồng cũng đã chạy máy thử, và sản phẩm đảm bảo chất lượng, đủ chuẩn để xuất khẩu”.
H.Lực - Thu Hồng