Hải quân Mỹ-Nhật-Ấn tiến hành tập trận chung Malabar-2015 đối phó Trung Quốc

15/10/2015 10:09
Đông Bình
(GDVN) - Quy mô diễn tập Malabar năm nay không thể coi thường, Nhật Bản quay trở lại làm thành viên lâu dài, diễn tập được cho là kiềm chế Trung Quốc ở Ấn Độ Dương.

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 15 tháng 10 đăng 3 bài viết về cuộc diễn tập Malabar-2015. Theo bài báo, cuộc diễn tập quân sự liên hợp trên biển Malabar Mỹ-Nhật-Ấn đã mở màn vào ngày 14 tháng 10 ở Chennai, miền nam Ấn Độ, cuộc diễn tập kéo dài đến ngày 19 tháng 10.

Diễn tập Malabar-2010 giữa Mỹ-Ấn ở biển Ả rập
Diễn tập Malabar-2010 giữa Mỹ-Ấn ở biển Ả rập

Theo hãng tin BBC Anh ngày 14 tháng 10, cuộc diễn tập quân sự dài 6 ngày này bao gồm hai ngày đầu 3 nước tăng cường giao lưu bộ đội ở cảng Chennai; ngày 16 tháng 10, khi một số tàu chiến đi vào khu vực nước sâu, một cuộc diễn tập quân sự phức tạp chống hạm, săn ngầm và phòng không sẽ triển khai.

Báo chí 3 nước khi đưa tin về cuộc diễn tập này đều nhắc đến Trung Quốc, cho rằng cuộc diễn tập này phát đi tín hiệu đối với Trung Quốc. BBC dẫn Bộ Ngoại giao Trung Quốc từng cho biết, nếu cho rằng Trung Quốc để ý đến diễn tập quân sự Mỹ-Ấn-Nhật thì đã quá lo rồi.

Theo báo chí Mỹ, lực lượng hải quân phô diễn trong cuộc diễn tập quân sự Malabar lần này không thể coi thường.

Phía Mỹ có tàu sân bay động cơ hạt nhân USS Theodore Roosevelt và tàu ngầm tấn công động cơ hạt nhân USS Corpus Christi (SSN 705) lớp Los Angeles, tàu tuần duyên mới USS Fort Worth LCS-3 và 1 tàu tuần dương lớp Ticonderoga;

Diễn tập Malabar-2010 giữa Mỹ-Ấn ở biển Ả rập
Diễn tập Malabar-2010 giữa Mỹ-Ấn ở biển Ả rập

Nhật Bản cử tàu khu trục tên lửa Fuyuzuki lớp Akizuki dùng để chống hạm và săn ngầm;

Ấn Độ cử 4 tàu chiến, trong đó có và 1 tàu khu trục lớp Rajput, 1 tàu hộ vệ lớp Brahmaputra, 1 tàu hộ vệ lớp Shivalik, 1 tàu chi viện hạm đội và 1 tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo.

Ngoài ra, Ấn Độ và Mỹ cũng sẽ lần lượt cử một máy bay trinh sát trên biển P-8 tham gia diễn tập.

Tờ "Business Standard" Ấn Độ cho biết, cuộc diễn tập quân sự Malabar cơ bản xuất hiện với hình thức diễn tập hải quân liên hợp Mỹ-Ấn. Năm 2007 được đặt tên là "đồng minh dân chủ", tham gia có Australia, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và Singapore. Trung Quốc đưa ra phản đối ngoại giao đối với nó.

Do sức ép của Trung Quốc, sau đó, Ấn Độ khôi phục diễn tập ở cấp độ song phương Ấn-Mỹ. Báo Mỹ cho rằng, cuộc diễn tập quân sự lần này là lần tiếp theo Ấn Độ đồng ý cho Nhật Bản tham gia sau 8 năm.

Diễn tập Malabar-2011 giữa Mỹ-Ấn
Diễn tập Malabar-2011 giữa Mỹ-Ấn

Theo BBC, đây là lần đầu tiên Nhật Bản điều tàu chiến ra nước ngoài sau khi thông qua dự luật bảo đảm an ninh mới. Có báo Mỹ cho rằng, Nhật Bản tham gia diễn tập quân sự Malabar có thể không phải một lần, mà trở thành đối tác lâu dài.

Nhà phân tích quốc phòng Nitin Mehta cho rằng: "Nhật Bản trở thành nước thành viên lâu dài của diễn tập hải quân Malabar, điều này đánh dấu sự chuyển biến của quan hệ hải quân Mỹ-Ấn-Nhật". Năm 2014, Nhật Bản đã tiếp tục tham gia cuộc diễn tập này.

Diễn tập quân sự có thể trở thành hành động phô trương sức mạnh giữa ba nước. Hãng tin Jiji Press Nhật Bản bình luận, cùng với việc tăng cường bảo đảm an ninh biển liên hợp, ba nước muốn kiềm chế Trung Quốc xâm nhập Ấn Độ Dương.

Trong cuộc diễn tập quân sự năm nay, Ấn Độ lần đầu tiên cử tàu ngầm lớp Kilo. Tại sao điều động tàu ngầm cơ mật cao? Đài truyền hình New Delhi Ấn Độ ngày 14 tháng 10 cho là để đối phó Trung Quốc.

Diễn tập Malabar-2014 giữa Mỹ-Ấn
Diễn tập Malabar-2014 giữa Mỹ-Ấn

Theo bài báo, Hải quân Ấn Độ chủ yếu trang bị 9 tàu ngầm lớp Kilo, nhiều năm luôn từ chối để những tàu ngầm này diễn tập với quân đội nước ngoài.

Được biết, trong diễn tập, nhiệm vụ của chiếc tàu ngầm lớp Kilo này là ngăn chặn tàu chiến và tàu ngầm Mỹ, Nhật hoạt động ở khu vực chỉ định.

Trang mạng "Tin tức quốc gia" Ấn Độ cho rằng, tàu ngầm lớp Kilo là "mỏ vàng" của lĩnh vực hải quân, rất nhiều người đều đang nghiên cứu nó. Điều đáng chú ý là, Trung Quốc có rất nhiều tàu ngầm lớp này, phiên bản đều giống tàu ngầm Ấn Độ.

Cuộc diễn tập lần này sẽ làm cho hai nước khác tìm hiểu đối thủ của họ ở Biển Đông và vùng biển khác ở Thái Bình Dương rốt cuộc có thể đối phó thế nào.

Một sĩ quan Hải quân Ấn Độ cho rằng, trọng điểm của diễn tập năm nay là tiến hành diễn tập tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và máy bay của địch.

Diễn tập Malabar-2014 giữa Mỹ-Ấn-Nhật ở phía đông Okinawa từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7 năm 2014
Diễn tập Malabar-2014 giữa Mỹ-Ấn-Nhật ở phía đông Okinawa từ ngày 24 đến ngày 30 tháng 7 năm 2014

Đài truyền hình New Delhi bình luận, Ấn Độ luôn lo ngại tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc triển khai ở Ấn Độ Dương. Nhưng, cuộc diễn tập quân sự lần này phải chăng để thành lập liên minh hải quân mới châu Á-Thái Bình Dương thì còn chưa rõ.

Mặc dù báo chí quốc tế không ngừng nhấn mạnh cuộc diễn tập này nhằm đối phó Trung Quốc, nhưng ngày 12 tháng 10, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết: "Bạn hỏi diễn tập quân sự trên biển liên hợp Ấn-Mỹ phải chăng nhằm vào Trung Quốc, tôi cảm thấy đã quá lo rồi".

Theo Hoa Xuân Oánh: Các nước trên thế giới tiến hành các loại hoạt động và hợp tác, Trung Quốc sẽ không cho rằng những hoạt động này đều nhằm vào Trung Quốc. Hiện nay, quan hệ Trung-Mỹ, quan hệ Trung-Ấn "đang duy trì phát triển tốt đẹp".

Trung Quốc hy vọng các bên phát triển quan hệ và hợp tác có thể đóng góp tích cực cho hòa bình và ổn định khu vực. 

Diễn tập Malabar-2012 giữa Mỹ-Ấn
Diễn tập Malabar-2012 giữa Mỹ-Ấn
Đông Bình