"Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí, sức mua của Việt Nam cũng không đáng kể"

31/08/2014 07:15
Hồng Thủy
(GDVN) - Gây hấn của Trung Quốc sẽ là một yếu tố quan trọng trong quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất.
Hình minh họa.
Hình minh họa.

Tờ Business Insider ngày 29/8 bình luận, với mối quan hệ Việt - Mỹ đang ấm lên, khả năng Mỹ nới lỏng hay xóa bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam đã đặt ra một số câu hỏi.

Một số quan chức chính phủ cả 2 nước đang vận động để bãi bỏ lệnh cấm vận này với lý do Việt Nam cần tăng cường phòng thủ khi phải đối mặt với Trung Quốc ngày một hung hăng trên Biển Đông.

Trong thập kỷ qua, Hoa Kỳ đã phát triển một mối quan hệ chặt chẽ với Việt Nam, quân đội hai nước đã trở thành đối tác chiến lược. Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Martin Dempsey đã thăm Việt Nam trong tháng 8, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel dự kiến sẽ tới Việt Nam trong tháng 10 tới.

"Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí, sức mua của Việt Nam cũng không đáng kể" ảnh 2

Học giả Nga bình luận: Mua vũ khí Mỹ, Việt Nam sẽ trả giá đắt?!

(GDVN) - Không biết Vladimir Kolotov có được "tình báo Hoa Nam" mớm lời hay không để lên lớp người Việt bằng những lời phân tích ngô nghê không ăn nhập gì với thực tế.

Mặc dù quan hệ song phương phát triển tốt đẹp nhưng Mỹ vẫn duy trì lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Việc xem xét dỡ bỏ lệnh cấm này đã được đề cập kể từ đầu mùa hè năm nay và được hỗ trợ rất lớn từ những người như các Thượng nghị sĩ John McCain, R-Ariz và ứng viên Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Ted Osius.

Daniel Darling, chuyên gia phân tích thị trường vũ khí quốc tế bình luận, quá trình nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam tuy diễn biến chậm, nhưng khá ổn định từ giữa thập kỷ qua.

Quan hệ Việt - Mỹ đã ấm lên đáng kể từ thời chính quyền Tổng thống Bill Clinton và tiếp tục được cải thiện dưới thời Tổng thống Bush và Obama. "Hoa Kỳ và Việt Nam chia sẻ mối quan hệ kinh tế, quan tâm về an ninh hàng hải và đặc biệt là lo ngại trước tham vọng lâu dài của Trung Quốc", Darling cho biết.

Các vấn đề liên quan đến Trung Quốc có tầm quan trọng đặc biệt đối với lợi ích của Mỹ về thương mại và an ninh hàng hải khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Vị trí của Việt Nam đã có một lợi thế mạnh mẽ về địa chính trị trong khu vực. Việc Trung Quốc tăng cường các hoạt động khiêu khích trên Biển Đông đã trở thành một chất xúc tác cho các cuộc thảo luận về việc dỡ bỏ lệnh cấm này.

Tuy nhiên có một số quan điểm cho rằng sự bành trướng, gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông là một động lực để dỡ bỏ lệnh cấm nhưng không thể tạo ra một "liên minh hiệu quả" giữa Mỹ và Việt Nam.

"Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí, sức mua của Việt Nam cũng không đáng kể" ảnh 3

Chuyên gia Nga bình luận việc tướng Martin Dempsey thăm Việt Nam

(GDVN) - Washington sẽ dốc sức hỗ trợ kể cả kinh tế lẫn quân sự cho các quốc gia có mâu thuẫn nghiêm trọng với Trung Quốc, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.

"Không có nghi ngờ gì về sự khiêu khích, gây hấn của Trung Quốc sẽ là một yếu tố quan trọng trong quyết định dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất", Olivia Enos, một trợ lý nghiên cứu chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia từ quỹ Herigage cho biết.

"Ngoài ra có một thực tế là Việt Nam không nhất thiết phải chia sẻ mối quan tâm của Mỹ trong việc cân bằng với Trung Quốc, giả định làm nền tảng cho rất nhiều các vận động xung quanh vấn đề này", Olivia Enos bình luận.

Theo Daniel Darling, việc Việt Nam mua vũ khí sát thương của Mỹ sẽ ít có tác động đến công nghiệp quốc phòng Hoa Kỳ bởi thực tế là ngân sách Việt Nam dành cho các hoạt động mua sắm quốc phòng mỗi năm ước tính từ 3 đến 3,5 tỉ USD, có nghĩa sức mua của Việt Nam khá ít để mở rộng kho vũ khí của mình, trong khi Việt Nam vẫn là khách hàng truyền thống của các nhà cung cấp Nga.

Hồng Thủy