Mỹ cần vạch giới hạn đỏ cho Trung Quốc ở Biển Đông

18/07/2015 07:10
Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)
(GDVN) - Hạm đội Nam Hải ngày càng hiện đại, đóng vai trò uy hiếp, đe dọa mang tính hỗ trợ, chi viện ở Biển Đông; Mỹ cần vạch ra giới hạn rõ ràng cho Trung Quốc.
Tàu chiến Mỹ tuần tra trên Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Tàu chiến Mỹ tuần tra trên Biển Đông (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 16 tháng 7 dẫn tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ đăng bài viết "Chiến lược Biển Đông" của cựu Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương quân Mỹ Dennis Blair và cựu Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Huntsman.

Theo bài viết, quan hệ Trung-Mỹ đang bước vào giai đoạn mới. Bắc Kinh tự tin, kiên định và "toàn cầu hóa" hơn so với trước đây. Trong quan hệ hai nước có các nhân tố hợp tác và cạnh tranh đặc biệt, thứ có thể gây sức ép nhất chính là vấn đề Biển Đông.

Sự chồng lấn về chủ trương của các nước, chủ nghĩa dân tộc và sự tiến bộ của công nghệ khai thác đáy biển đã tạo ra cục diện hết sức căng thẳng ở đây.

Bài viết cho rằng, mặc dù Trung Quốc thận trọng tránh sử dụng Hạm đội Nam Hải ngày càng hiện đại hóa của họ, nhưng nó vẫn đóng vai trò uy hiếp, đe dọa mang tính hỗ trợ, chi viện.

Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế và phớt lờ phản đối của Việt Nam, Mỹ và cộng đồng quốc tế, tiến hành đảo hóa và quân sự hóa bất hợp pháp một số đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam
Trung Quốc bất chấp luật pháp quốc tế và phớt lờ phản đối của Việt Nam, Mỹ và cộng đồng quốc tế, tiến hành đảo hóa và quân sự hóa bất hợp pháp một số đá ngầm đã xâm chiếm của Việt Nam

Những biện pháp bảo vệ lợi ích tự thân của Mỹ không có tác dụng. Trong các tuyên bố công khai, Mỹ không giữ lập trường đối với các chủ trương "lãnh thổ tranh chấp", kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp. Mặt khác, chính phủ các nước trong khu vực này chứng minh chủ trương của mình có căn cứ.

Bài viết cho rằng, Mỹ phải thực hiện 2 mục tiêu: Thứ nhất, bảo vệ tự do đi lại trên Biển Đông của hải, không quân và tàu thuyền dân sự của Mỹ. Thứ hai, ngăn chặn Trung Quốc thông qua đe dọa về quân sự và kinh tế, đơn phương xâm lấn (bành trướng) phi quân sự và xưng bá ở khu vực này.

Những tuyên bố gần đây của Mỹ đã nhấn mạnh nhiều hơn đến lợi ích của Mỹ, nhưng còn chưa tính là chiến lược.

Theo bài viết, mục tiêu đặt ra ở Biển Đông của Mỹ phải phục tùng chiến lược vĩ mô đối với Trung Quốc, tức là hoan nghênh Trung Quốc phát huy vai trò kinh tế và ngoại giao lớn hơn.

Nhưng, cần phải vạch ra giới hạn rõ ràng đối với việc Trung Quốc thông qua "đe dọa, uy hiếp hoặc tấn công xâm chiếm" để bành trướng lãnh thổ và ngăn cản năng lực tự do hành động đầy đủ của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương.

Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở vùng biển gần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ Diêm Thành (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc vào năm 2012) bám đuôi (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)
Tàu tuần duyên USS Fort Worth Hải quân Mỹ hoạt động ở vùng biển gần đảo Trường Sa của Việt Nam, bị tàu hộ vệ Diêm Thành (biên chế cho Hạm đội Bắc Hải, Hải quân Trung Quốc vào năm 2012) bám đuôi (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)

Theo bài viết, bất kể quán triệt chiến lược này là kế hoạch gì, đều phải bao gồm các yếu tố sau:

Đạt được một thỏa thuận ngoại giao - ngoài Trung Quốc, được tất cả các nước đòi hỏi chủ quyền và các nước ngoài khu vực đều có thể ủng hộ. Bất kể Trung Quốc có tham gia hay không, 4 nước chủ trương chủ quyền khác đều cần thực hiện hòa giải chung, vạch ra lãnh thổ và tài nguyên của 4 nước.

Bài viết cho rằng, thỏa thuận cũng cần đảm bảo tự do đi lại trên biển. Đối với vấn đề này, các quốc gia hàng hải chủ yếu cần thành lập liên minh, tham gia tiến trình này với tư các là nước có lợi ích liên quan,

Thỏa thuận này một khi đạt được, Mỹ có thể áp dụng một loạt hành động cả về pháp lý, dân sự và quân sự để ủng hộ thỏa thuận. Không cần trực tiếp chỉ đạo các lực lượng quân sự, chẳng hạn phô trương vũ lực và tổ chức diễn tập.

Mỹ có thể giúp Việt Nam, Philippines và các nước chủ trương chủ quyền khác khai thác và bảo vệ lãnh thổ của mình, có thể ủng hộ hợp tác khai thác tài nguyên thiên nhiên của khu vực này, có thể tăng cường tự do ở vùng biển ngoài lãnh hải. Trên tất cả các phương diện nêu trên, Mỹ đều cần khởi xướng hành động, không cần một mực sử dụng sức mạnh quân sự.

Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ vừa tiến hành tuần tra trên Biển Đông
Tàu khu trục USS Lassen DDG-82 Hải quân Mỹ vừa tiến hành tuần tra trên Biển Đông

Theo bài viết, chính sách của Mỹ quá nhấn mạnh đến hành động quân sự trên rất nhiều phương diện, chứ không phải là chính sách thông minh và chiến lược vững chắc, kèm theo việc sử dụng thận trọng sức mạnh quân sự. Để quan hệ Trung-Mỹ phát triển ổn định, giải quyết hòa bình tranh chấp Biển Đông là một vấn đề Mỹ phải nắm chắc một cách thỏa đáng.

Đông Bình (nguồn báo Hoàn Cầu)