Mỹ "không cần phải khóc" vì máy bay chiến đấu T-50 Nga

24/04/2015 06:48
Đông Bình
(GDVN) - Nga đã thừa nhận, máy bay T-50 tồn tại vấn đề nghiêm trọng, người Ấn Độ đã nhiều lần phê phán, người Nga không muốn chia sẻ khi gặp khó khăn.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 23 tháng 4 dẫn trang mạng Strategy Page Mỹ ngày 21 tháng 4 đăng bài viết "Máy bay chiến đấu: không cần khóc vì T-50".

Theo bài viết, cuối tháng 3, Nga cuối cùng thừa nhận, máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm T-50 (hoặc PAK-FA) của họ tồn tại vấn đề nghiêm trọng. Thừa nhận điểm này thể hiện trong quyết định do Nga đưa ra: Nga quyết định đến thời điểm kết thúc thập kỷ này, đưa số lượng sản xuất máy bay chiến đấu T-50 từ 52 chiếc hiện nay giảm xuống còn 12 chiếc.

Nga đã có 5 chiếc máy bay chiến đấu T-50 phiên bản phát triển đang bay thử, cho dù một chiếc trong đó bị tổn thất do bốc cháy.

Khi tuyên bố quyết định này, Nga hoàn toàn không đề cập tới nguyên nhân cụ thể của việc tiến hành điều chỉnh này. Nhưng, quan chức của Không quân Ấn Độ hơn một năm qua luôn phê phán tiến triển của chương trình T-50. 

Loại máy bay chiến đấu này tương đương với phiên bản Nga của máy bay chiến đấu tàng hình F-22. Theo người Ấn Độ, căn cứ vào thỏa thuận ký kết với người Nga vào năm 2007, họ có quyền tìm hiểu chi tiết kỹ thuật cụ thể.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga

Người Ấn Độ đến nay đã đóng góp 300 triệu USD cho nghiên cứu phát triển T-50. Người Ấn Độ chỉ trích người Nga từ chối cung cấp thông tin mới nhất về nghiên cứu phát triển một cách thường xuyên và đầy đủ theo mong muốn của họ. 

Căn cứ vào kinh nghiệm, người Ấn Độ nhận thức được, khi người Nga nói năng thận trọng về chương trình quân sự, thường là do những thông tin liên quan đều rất gay go, người Nga thà không "chia sẻ" với người khác.

Vấn đề của Nga hoàn toàn không phải là mới, bởi vì, vào cuối năm 2013, phi công Ấn Độ và chuyên gia hàng không từng nghiên cứu qua tình hình tiến triển chương trình đã chỉ ra, nhìn vào hoạt động lắp ráp khi đó, T-50 không tin cậy. 

Theo người Ấn Độ, radar của Nga còn lâu mới đạt tiêu chuẩn. Người Ấn Độ còn chỉ ra, tính năng tàng hình của máy bay chiến đấu T-50 tạm vừa ý. Tuy nhiên, Nga lại một mực tìm cớ và đưa ra cam kết. Mãi đến nay, Nga còn kiên trì cho rằng, tất cả những điều này là hiểu lầm.

Hiện nay, người Nga đang cố gắng nói máy bay chiến đấu T-50 thành máy bay đặc chủng sẽ sản xuất hàng loạt với lượng nhỏ. Đây chính là thái độ ứng xử với F-22 cuối cùng của Mỹ. 

Quyết định này là do vấn đề nghiên cứu chế tạo gây ra, hơn nữa, đơn giá cuối cùng của mỗi chiếc máy bay cao, được cho là khó đảm đương.

Không quân Mỹ nhiều năm qua luôn tin chắc rằng, kinh nghiệm của máy bay chiến đấu F-22 sẽ làm cho máy bay chiến đấu F-35 được lợi. 

Máy bay chiến đấu F-22 đã chỉ sản xuất 195 chiếc, trong khi đó, máy bay chiến đấu F-35 muốn sản xuất gấp trên 10 lần F-22. Nhưng, nó vẫn thấp hơn số lượng đặt ra.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga

Số lượng F-22 vốn có kế hoạch sản xuất là 750 chiếc, không cho phép xuất khẩu cho bất cứ ai. Máy bay chiến đấu F-35 sẽ được xuất khẩu, hy vọng lượng tiêu thụ ở nước ngoài sẽ trên 1.000 chiếc. Nhưng, chi phí nghiên cứu phát triển và sản xuất không ngừng tăng lên sẽ làm giảm lượng đặt hàng ở trong và ngoài nước Mỹ.

Máy bay chiến đấu T-50 nặng 34 tấn, có khả năng cơ động và thao tác tốt hơn so với máy bay chiến đấu Su-27 nặng 33 tấn, đồng thời có thiết bị điện tử tiên tiến hơn. Nó có tính năng tàng hình, tốc độ tuần tra có thể đạt siêu âm. 

Tuổi thọ bay của máy bay chiến đấu do Nga cam kết là 6.000 giờ, thời gian động cơ vận hành tốt là 4.000 giờ.

Nga cam kết sẽ trang bị thiết bị điện tử hàng không cấp thế giới, cộng thêm khoang lái rất "nhân tính". Sử dụng điều khiển bay fly by wire sẽ làm cho loại máy bay này thậm chí dễ điều khiển và có khả năng cơ động tốt hơn (cực kỳ nhanh nhẹn) so với máy bay chiến đấu Su-30 phiên bản ban đầu.

Vấn đề của người Ấn Độ là, những cải tiến này hầu như hoàn toàn không đáng đầu tư thêm nhiều như vậy. Máy bay chiến đấu T-50 đắt ít nhất 50% so với Su-27. Giá cả sẽ khoảng 60 triệu USD (cộng với tất cả sau khi trang bị đầy đủ ít nhất sẽ đắt 50%), tương đương với giá cả máy bay chiến đấu F-16 tiên tiến.

Thiết kế của T-50 theo dự tính ban đầu hoàn toàn không phải là để trở thành đối thủ trực tiếp của máy bay chiến đấu F-22, bởi vì loại máy bay chiến đấu này của Nga có tính năng tàng hình không tốt như vậy. 

Nhưng, nếu tính cơ động và thiết bị điện tử tiên tiến đạt tiêu chuẩn như cam kết thì đối thủ của loại máy bay chiến đấu này sẽ là máy bay chiến đấu F-22.

Nếu như máy bay chiến đấu T-50 có đơn giá thấp hơn 100 triệu USD, thì sẽ có rất nhiều khách hàng. Nhưng, nhìn vào tình hình hiện nay, giá cả của máy bay chiến đấu T-50 sẽ đắt hơn.

Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm T-50 Nga
Đông Bình