Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 |
Mạng "Hành tinh" Nga ngày 13 tháng 2 đưa tin, Không quân Nga chuẩn bị trang bị lô máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ năm đầu tiên T-50 vào năm 2015. Thông qua phân tích đối với sự thành công và thất bại của chương trình hệ thống hàng không triển vọng của lực lượng hàng không tuyến đầu này, có thể phát hiện, mục đích chủ yếu của nó vẫn là chiến thắng máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ và Trung Quốc, bảo đảm đoạt lấy quyền kiểm soát trên không.
Là một trong những chương trình tham vọng nhất của ngành chế tạo hàng không Nga, môi trường công tác nghiên cứu chế tạo T-50 luôn tương đối phức tạp. Là đối tác hợp tác nghiên cứu phát triển, Ấn Độ nhiều lần muốn can thiệp vào tiến trình công việc, yêu cầu tham gia vào chương trình với mức độ lớn hơn, chuyển nhượng một loạt công nghệ.
Ngoài ra, cũng đã xuất hiện vấn đề nội bộ không thể tránh khỏi, trong đó có sự cố xảy ra khi thử nghiệm, thời hạn bàn giao máy bay bị đẩy lùi, từ bỏ phương án công nghệ then chốt, chuyển sang sử dụng công nghệ mới. Chẳng hạn, tháng 8 năm 2013 được biết, động cơ ban đầu của T-50 phải từng bước được thay thế bởi động cơ hoàn toàn mới do Tập đoàn chế tạo động cơ liên hợp Nga đang nghiên cứu chế tạo, nhưng do thời hạn ra đời của động cơ mới bị đẩy lùi đến khoảng năm 2020, cho nên T-50 vẫn sẽ tiếp tục sử dụng động cơ giai đoạn thứ nhất để tiến hành thử nghiệm.
Mặc dù gặp phải các loại khó khăn, nhưng phiên bản cuối cùng T-50 sắp bàn giao cho quân đội vẫn sẽ trở thành trang bị thế hệ mới của Không quân Nga thực sự gây ấn tượng sâu sắc. Chủ biên tuần san "Hàng không và công nghệ tên lửa" Nga, chuyên gia hàng không Kudyshin cho rằng, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm loại mới nhất Nga có thể đạt tới tốc độ tuần tra siêu âm, từ đó giảm các đặc điểm bộc lộ tất cả sóng ngắn như quang học, radar, nhiệt, đây cũng là sự khác biệt chính của máy bay chiến đấu thế hệ mới với sản phẩm trước đây.
Máy bay chiến đấu J-31 Trung Quốc tại Triển lãm hàng không Chu Hải 2014 |
Tốc độ tuần tra là tốc độ khi không đốt nhiên liệu phụ trội, tốc độ khi đốt nhiên liệu phụ trội rất không kinh tế, tiêu hao nhiên liệu tăng lên gấp bội. Không đốt nhiên liệu phụ trội có thể bước vào trạng thái bay siêu âm, có thể tiết kiệm nhiên liệu, tăng hành trình, giảm thời gian đi vào tuyến chặn đánh, giảm mạnh mức độ bức xạ nhiệt của máy bay chiến đấu. Không đốt nhiên liệu phụ trội sẽ không sinh ra khói ở đuôi, cũng có thể nâng cao khả năng tàng hình cho máy bay chiến đấu.
Giám đốc Học viện địa-chính trị Nga, tiến sĩ Sivkov chỉ ra, công nghệ tàng hình sẽ không làm cho máy bay chiến đấu hoàn toàn không nhìn thấy. Tàng hình chỉ có thể làm giảm phản xạ radar ở góc độ cụ thể, hơn nữa, từ góc độ khác, nó thậm chí càng dễ bị phát hiện so với máy bay chiến đấu thông thường.
Bản thân công nghệ tàng hình tuyệt đối không bí ẩn, nó là sự lựa chọn yếu tố và khái niệm hình dáng máy bay cụ thể, nhằm giảm bán kính bị dò tìm, từ đó tăng tỷ lệ sống sót của máy bay. Còn thành phần vật liệu của thân máy bay, lớp sơn phản xạ radar và chi tiết bố trí hệ thống điện tử thì được giữ bí mật chặt chẽ. Hiện nay không thể làm cho máy bay hoàn toàn không bị radar phát hiện, nhưng có thể giảm đặc trưng tín hiệu, giảm mức độ bất cứ loại năng lượng nào của phản xạ.
T-50 đồng thời còn thông qua hình dạng đặc biệt để đạt hiệu quả tàng hình. Tín hiệu radar có thể phản xạ lệch, hình dẹt còn có thể giảm khả năng bộc lộ của máy bay. Tất cả những phương pháp làm giảm khả năng bộc lộ của máy bay chính là công nghệ tàng hình phổ biến hiện nay.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm T-50 Nga |
Kudyshin giải thích cho rằng, T-50 sẽ còn trang bị các hệ thống dò tìm hiện đại, bao gồm hệ thống dò tìm hồng ngoại bị động để giảm tối đa mức độ bức xạ của radar. T-50 sẽ chủ yếu được định vị cho không chiến, trở thành máy bay chiến đấu đánh chặn, mục đích chính là đoạt lấy quyền kiểm soát trên không.
Kudyshin cho chỉ ra, Không quân Nga nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm không phải là làm “theo mốt”, mà là xuất phát từ nhu cầu cấp bách. Các nước lớn dẫn trước đã nhiều lần thể hiện chương trình máy bay chiến đấu mới nhất của mình, tìm mọi cách đoạt lấy quyền kiểm soát trên không. Máy bay chiến đấu mới T-50 đối mặt với các đối thủ cạnh tranh mạnh, bất kể là ở phương Tây hay phương Đông.
Hiện nay, Mỹ sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm sản xuất hàng loạt duy nhất trên thế giới là F-22 Raptor, nó tạm thời còn là máy bay chiến đấu đắt tiền nhất trên thế giới, giá cả cao khiến người ta khó mà tin được. Hiện nay, đã chế tạo khoảng 200 chiếc. F-22 là đại diện của máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, có tính siêu cơ động và năng lực tuần tra siêu âm không phải đốt nhiên liệu phụ trội, hầu như không bị phát hiện, còn có tất cả tính năng cần thiết để đoạt lấy ưu thế trên không thực sự.
Máy bay chiến đấu F-22 không chỉ có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không, mà còn có thể tấn công các mục tiêu mặt đất, hiện còn đóng vai trò máy bay ném bom trong cuộc chiến tấn công lực lượng "Nhà nước Hồi giáo" (IS) ở Iraq và Syria. Nhưng, thành tích chiến đấu thực tế của F-22 tạm thời tương đối ít ỏi.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm T-50 Nga |
Sivkov chỉ ra, căn cứ vào số liệu gián tiếp có thể suy đoán, T-50 Nga có rất nhiều tính năng ưu thế hơn F-22 Mỹ. Không nên quên rằng, công nghệ chế tạo của 2 loại máy bay chiến đấu được giữ bí mật chặt chẽ, trong khi đó, trực tiếp so sánh 2 loại máy bay chiến đấu này trong chiến đấu cũng không làm được.
Nhưng, Nga lạc hậu trong lĩnh vực công nghệ quân sự, rất có thể sẽ khiến cho bán kính tác chiến của máy bay chiến đấu mới T-50 bị hạn chế. Song, nó rất có khả năng trang bị đạn dược tương tự F-22 Mỹ, chủ yếu lắp ở giá treo trong máy bay.
Kudyshin cho rằng, một đối thủ cạnh tranh không xác định khác của T-50 là máy bay chiến đấu F-35 của Công ty Lockheed Martin. F-35 là máy bay chiến đấu ném bom tàng hình thế hệ thứ năm do Mỹ và một số nước thành viên NATO hợp tác chế tạo. Nhưng, F-35 không có năng lực tuần tra siêu âm, hơn nữa do dung lượng khoang hàng bên trong không đủ, không thể mang theo lượng lớn vật tư.
Ngoài ra, F-35 còn chưa trải qua tất cả các thử nghiệm cần thiết, tạm thời còn chưa trang bị. Trong quá trình thử nghiệm còn không chỉ một lần xuất hiện sự cố công nghệ. Tháng 6 năm 2014, từng xảy ra sự cố nghiêm trọng ở căn cứ không quân Eglin, bang Florida, Mỹ. Một chiếc máy bay khi chuẩn bị cất cánh đã nổ động cơ, kết quả làm cho F-35 tạm thời dừng bay, còn bị Lầu Năm Góc hủy bỏ tham gia Triển lãm hàng không Farnborough Anh và một cơ hội triển lãm hàng không khác.
Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-22 Mỹ |
F-35 trở thành một trong những chương trình đắt đỏ nhất trong lịch sử của Quân đội Mỹ, chi phí ban đầu tăng gấp đôi, đã đạt gần 400 tỷ USD. Mặc dù tồn tại rất nhiều vấn đề, Lầu Năm Góc vẫn chuẩn bị trang bị hơn 2.000 chiếc máy bay chiến đấu F-35 mới. Khách hàng nước ngoài cũng đã đặt mua không ít máy bay, bao gồm Italia, Thổ Nhĩ Kỳ, Australia và Na Uy. Hàn Quốc và Canada cũng tuyên bố có thể ký kết hợp đồng mua sắm F-35 vài tỷ USD.
Kudyshin chỉ ra, Trung Quốc cũng không dừng các bước dùng máy bay chiến đấu mới tự sản xuất gây ngạc nhiên cho thế giới. Hiện nay, Bắc Kinh đang đồng thời thử nghiệm 2 loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, lần lượt là máy bay chiến đấu đa năng J-20 Cự Long dùng để trang bị cho Không quân Trung Quốc và máy bay chiến đấu J-31 Cốt Ưng chủ yếu dùng cho xuất khẩu.
J-20 là máy bay có kích cỡ lớn, không có năng lực tuần tra siêu âm, nhưng có năng lực tàng hình, có thể sử dụng lượng lớn vũ khí ở giá bên trong. Kushydin suy đoán, J-20 còn có thể lắp tên lửa chống hạm.
J-31 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm đã được Trung Quốc công khai cho bay biểu diễn ở Triển lãm hàng không Chu Hải, gây "chấn động" cho người dân Trung Quốc. Nó có bề ngoài giống F-35, trang bị 2 động cơ, dung lượng khoang chứa hàng rất lớn. Xét tới chi phí cực thấp của sản phẩm Trung Quốc, J-31 có thể sẽ cạnh tranh quyết liệt với T-50, trở thành máy bay chiến đấu rất được hoan nghênh trên thị trường thế giới. Chuyên gia Nga đồng thời chỉ ra, do về truyền thống, Trung Quốc tương đối lạc hậu về chất lượng động cơ, vì vậy J-31 có thể sẽ sử dụng động cơ do Nga chế tạo.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B Mỹ |
Chuyên gia Cashin, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, có thể suy đoán, gián điệp công nghiệp Trung Quốc đã đánh cắp rất nhiều thông tin từ công ty chế tạo F-35, từ đó tiến hành sao chép với mức độ tối đa, cho dù là bộ phận bên trong hay hình dạng thân máy bay, đó là phần kết cấu máy bay không mang theo động cơ và thiết bị.
Khi trả lời phỏng vấn, một phi công nổi tiếng Trung Quốc chỉ ra, J-31 đã tận dụng tối đa phương án công nghệ của máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư mới nhất trong nước J-10B và J-16, sau khi đã sở hữu thành phẩm, máy bay rốt cuộc có bao nhiêu thành phần sáng tạo độc đáo đã không quan trọng lắm.
Các chuyên gia Nga nhất trí cho rằng, J-31 Cốt Ưng có cơ hội cạnh tranh trên thị trường thế giới với bất cứ máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Mỹ hay Nga. Tuy nhiên, Sivkov cho rằng, máy bay chiến đấu tương tự Trung Quốc không thể gọi là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm thực sự.
J-20 Cự Long và J-31 Cốt Ưng thực sự được chế tạo theo công nghệ tàng hình. Nhưng, Trung Quốc không sản xuất động cơ nội cho chúng, vì vậy 2 loại máy bay chiến đấu này tạm thời không có năng lực bay tuần tra siêu âm. Ngoài ra, thiết bị điện tử hàng không không vượt trình độ máy bay chiến đấu thế hệ thứ ba.
Chuyên gia quân sự Sivkov tin rằng, Trung Quốc chỉ có năng lực sao chép máy bay chiến đấu Nga tương tự như Su-30. Hiện nay, Trung Quốc hy vọng mua một số máy bay chiến đấu Su-35 để sau đó tạo cơ sở khởi động chương trình máy bay chiến đấu mới do họ tự nghiên cứu chế tạo. Trước đây, truyền thông Nga đã từng đưa tin rất nhiều về giao dịch này.
Máy bay chiến đấu tàng hình J-20 Trung Quốc |
Công ty công nghệ nhà nước Nga Rostec tuyên bố, nếu như ký kết hợp đồng, Nga sắp cung ứng 24 máy bay chiến đấu, số tiền phía Trung Quốc chi trả sẽ không thấp hơn 1,5 tỷ USD. Đối với việc Trung Quốc phải chăng có thể sao chép máy bay chiến đấu Su-35 như từng làm nhiều lần trước đây, quan điểm của các chuyên gia Nga không thống nhất.
Chuyên gia Cashin của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga nhấn mạnh, sao chép thành công động cơ và radar của Su-35 trong thời hạn hợp lý rất khó khăn, bởi vì những công việc này đòi hỏi thời gian tương đối dài.