Mỹ: Máy bay chiến đấu F-35 có thể thay thế A-10 chi viện Lục quân

13/12/2014 16:19
Việt Dũng
(GDVN) - Nội bộ Mỹ tranh cãi về vấn đề này, sĩ quan chỉ huy Mỹ khẳng định F-35 dựa vào dẫn đường chính xác làm nhiệm vụ chi viện đường không cự ly gần tốt hơn...
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ

Mạng tuần san "Thời báo Không quân" ngày 9 tháng 12 đăng  bài viết "Sự phát triển chiến thuật chi viện đường không không cự ly gần của F-35" cho rằng, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tàng hình F-35 có thể trở thành người tham gia quan trọng vào nhiệm vụ chi viện đường không cự ly gần. Tuần trước, thiếu tướng Không quân Mỹ đã trả lời phỏng vấn báo chí về vấn đề này,

Trước hết, điều cần làm rõ là, giới hàng không Quân đội Mỹ tồn tại bất đồng trong vấn đề khả năng máy bay F-35 trở thành trang bị hữu hiệu chi viện đường không cự ly gần. Phần lớn tranh luận tập trung vào việc chi viện đường không cự ly gần cho máy bay chiến đấu tốc độ cao cùng với ưu thế tương đối của A-10 hoặc AC-130 trong chi viện loại này. 

Đây là điều có thể lý giải, bởi vì chỉ có khi nhận được đề nghị chi viện của lực lượng mặt đất tấn công hỏa lực, vấn đề này mới có thể thực sự được giải đáp.

Một số nghị sĩ, trong đó có John McCain, tân Chủ tịch Ủy ban quân sự Thượng viện, Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đến từ bang Arizona đều cho rằng, các máy bay chiến đấu như F-15 hoặc máy bay ném bom B-1 bay quá cao, tốc độ quá nhanh, khó phát huy vai trò có hiệu quả.

Những người ủng hộ A-10 cho rằng, máy bay tấn công Warthog A-10 có thể "bay tốc độ thấp, tầm thấp", trong khi đó F-35 có thể vĩnh viễn đều không làm được điều này. Điều này có thể tránh sự cố ngộ thương xảy ra vào mùa hè năm 2014. Quan điểm này đã được Hiệp hội quản lý chiến thuật không quân ủng hộ, hiệp hội này ủng hộ để A-10 bay tầm xa bảo vệ lực lượng mặt đất.

Máy bay tấn công A-10C (Warthog)
Máy bay tấn công A-10C (Warthog)

Nhưng, bất kể thế nào, Không quân Mỹ vẫn có kế hoạch để F-35 trở thành bộ phận quan trọng của chiến dịch chi viện đường không cự ly gần. Điều này có nghĩa là trong một khoảng thời gian nửa sau năm 2016, trước khi F-35 đưa vào chiến đấu chắc chắn có người đưa ra chiến thuật tương ứng.

Hỗ trợ thúc đẩy cho công việc này là sĩ quan chỉ huy Trung tâm tác chiến Không quân Mỹ, thiếu tướng Jay Silveria. Ngày 5 tháng 12, ông cùng một nhóm phóng viên đã bàn về đặc điểm của F-35 và vấn đề cách thức tiến hành kiểm tra và đưa ra chiến thuật cho loại máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm mà nhóm của ông thực hiện.

Jay Silveria được hỏi phải chăng F-35 sẽ dựa nhiều hơn vào vũ khí dẫn đường chính xác hoặc pháo của nó để thực hiện nhiệm vụ chi viện đường không cự ly gần.

Jay Silveria cho rằng: "Tôi cho rằng, hiện nay, vũ khí dẫn đường chính xác sẽ phát huy vai trò lớn hơn trong chi viện đường không cự ly gần, nhưng chúng tôi còn chưa hoàn thành tất cả các kiểm tra thao tác chi viện đường không cự ly gần".

Jay Silveria đã dành nhiều thời gian để giới thiệu về chi viện đường không cự ly gần và máy bay F-35.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ

Phóng viên hỏi: Ông cho rằng, sử dụng F-35 để triển khai chi viện đường không cự ly gần có vấn đề gì không?

Jay Silveria: F-35 sẽ thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chi viện đường không cự ly gần. Chúng tôi đã tiến hành kiểm tra ban đêm và ban ngày. F-35 có thể tiếp nhận thông tin mục tiêu được nhân viên dẫn đường máy bay từ mặt đất cung cấp, đồng thời hoàn toàn có thể tấn công mục tiêu trong thời hạn có thể chấp nhận. Điều này có nghĩa là nếu chúng tôi hiện nay đã có thể làm được điều này, thì trong tương lai sẽ biểu hiện tốt hơn.

Lợi ích toàn diện của dữ liệu - tập trung tất cả dữ liệu vào một hoặc hòa nhập dữ liệu, nhưng điều thực sự mà nó đem lại là thời gian. Ta không nhất thiết tiến hành xử lý đối với dữ liệu, F-35 hiện có thể hòa nhập tất cả dữ liệu. Hơn nữa có thể tiến hành tổng hợp dữ liệu về mục tiêu với tốc độ nhanh hơn, so với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, có thể bắn vũ khí nhanh hơn.

Trong máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, bạn phải giải thích dữ liệu, truyền dữ liệu cho một hệ thống ngắm chuẩn và bộ cảm biến khác, sau đó tiếp tục xác định mục tiệu. Tổng hợp dữ liệu của F-35 phải nhanh hơn nhiều.

Máy bay tấn công A-10C Warthog Mỹ
Máy bay tấn công A-10C Warthog Mỹ

Phóng viên hỏi: Tổng hợp dữ liệu đã giành được bao nhiêu thời gian cho các anh?

Jay Silveria: Đây là vấn đề không dễ trả lời lắm... Có một phương thức tốt hơn để mô tả: Trên loại máy bay này (F-35), tôi và một giáo viên vũ khí A-10 đã triển khai một số hoạt động luyện tập chi viện đường không cự ly gần cả ngày. Vị giáo viên này hiện là một huấn luyện viên F-35. Ông để tôi chỉ hướng cơ bản của một mục tiêu mặt đất, tôi chuyển “mũ nồi” vào đó, tất cả bộ cảm biến đều lập tức chuyển hướng tới địa điểm đó. Chính như vậy, lập tức hoàn thành.

Trong máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, tôi phải để cho một bộ cảm biến làm việc theo hướng đó, tôi còn phải tải thông tin từ bộ cảm biến đó, chuyển thông tin tới thiết bị khác của máy bay, sau đó ngắm chuẩn mục tiêu.

Phóng viên hỏi: Ông suy đoán phải chăng đa số chi viện đường không cự ly gần sẽ tiến hành thông qua treo vũ khí trang bị ở bên ngoài?

Jay Silveria: Chúng ta không nhất thiết tiến hành suy đoán đối với treo vũ khí trong chi viện đường không cự ly gần. Chúng tôi đang nghiên cứu chiến thuật làm thế  nào để tấn công tốt hơn các mục tiêu mặt đất. Nhưng, khi xác định chiến thuật, chúng tôi đã tiến hành thảo luận cân nhắc giữa lợi và hại; vũ khí treo ngoài sẽ làm cho khả năng quan sát giảm xuống và sẽ còn tăng trọng lượng.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ
Việt Dũng