Mỹ triển khai tàu ngầm hạt nhân ở Guam đe dọa tàu sân bay Trung Quốc

16/01/2014 08:00
Đông Bình
(GDVN) - Mỹ đã tăng cường triển khai lực lượng quân sự nhằm vào Trung Quốc, trong đó tàu ngầm hạt nhân tấn công có thể xóa sổ nhiều mục tiêu quan trọng của Trung Quốc.
Mỹ đã triển khai máy bay vận tải MV-22 Osprey ở Okinawa
Mỹ đã triển khai máy bay vận tải MV-22 Osprey ở Okinawa

Từ năm 2013 đến nay, Quân đội Mỹ tiếp tục tăng cường triển khai lực lượng quân sự tổng thể ở châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có tàu ngầm hạt nhân tấn công Charlotte triển khai ở Guam, 12 máy bay vận tải mới Osprey triển khai ở Okinawa, thậm chí điều tàu chiến mới nhất đến Biển Đông thực hiện nhiệm vụ trinh sát toàn diện.

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng, tàu ngầm hạt nhân tấn công Mỹ triển khai ở Guam của Quân đội Mỹ có khả năng tấn công mạnh, có thể trực tiếp đe dọa các mục tiêu quan trọng của Trung Quốc ở khu vực duyên hải và đất liền, thậm chí đe dọa tàu sân bay.

Ở hướng Tây Thái Bình Dương, trong năm 2013, Quân đội Mỹ tăng cường triển khai lực lượng quân sự, tàu ngầm hạt nhân tấn công Charlotte triển khai ở Guam, 12 máy bay vận tải cánh xoay MV-22 Osprey triển khai ở Okinawa, máy bay tuần tra săn ngầm mới nhất P-8 Poseidon triển khai ở căn cứ quân sự Kadena, Nhật Bản.

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Mỹ đã triển khai lần đầu tiên ở nước ngoài, địa điểm là Nhật Bản.
Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon Mỹ đã triển khai lần đầu tiên ở nước ngoài, địa điểm là Nhật Bản.

Đỗ Văn Long cho rằng, một loạt triển khai của Quân đội Mỹ đều chú trọng hơn ở chiến trường, trong đó tàu ngầm hạt nhân ít nhất có thể tạo được khả năng sát thương trên 3 phương diện:

Một là làm sát thủ của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo. Hiện nay, Mỹ rất quan tâm đến lực lượng hạt nhân dưới biển của Trung Quốc, tên lửa đạn đạo trang bị cho tàu ngầm mang tên Cự Lang, tàu ngầm hạt nhân chiến lược dòng 09D đều được cho là những mục tiêu quan trọng hàng đầu săn giết của tàu ngầm tấn công triển khai ở khu vực này.

Nếu có thể xóa sổ trước những mục tiêu này ở dưới biển, có nghĩa là khả năng đe dọa hạt nhân chiến lược của chúng đối với lãnh thổ Mỹ sẽ giảm đến mức tối thiểu.

Hai là làm "sát thủ" tàu sân bay. Do tàu ngầm hạt nhân tấn công có khả năng chống hạm rất mạnh, đồng thời tính năng chạy êm dưới biển đặc biệt tốt, thường rất khó bị phát hiện trong thời gian ngắn và phạm vi lớn. Dựa vào khả năng tấn công dưới biển ưu việt, tiến hành tấn công đối với hạm đội tàu sân bay cỡ lớn trên mặt biển, có thể giành được ưu thế nhất định.

Tàu ngầm hạt nhân tấn công Charlotte Hải quân Mỹ
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Charlotte Hải quân Mỹ

Ba là làm "sát thủ" đối với các mục tiêu quân sự chiến lược quan trọng ở gần biển. Bởi vì, ngoài khả năng săn ngầm, chống hạm của tàu ngầm thông thường, tàu ngầm hạt nhân tấn công còn có khả năng tấn công đối đất mạnh, trang bị tên lửa Tomahawk có thể tạo ra mối đe dọa to lớn đối với các mục tiêu cốt lõi bên trong.

Đỗ Văn Long cho rằng, quân Mỹ nếu trực tiếp triển khai loại tàu ngầm tấn công này ở phía Trung Quốc, có nghĩa là một bộ phận mục tiêu quan trọng ở khu vực duyên hải và trong đất liền của Trung Quốc hiện nay đều có thể bị tấn công.

Đông Bình