Người dân "sống dở, chết dở" vì đi xuất khẩu lao động tại Angola với công ty IMS

25/03/2016 13:20
QUỐC TOẢN
(GDVN) - Nhiều lao động Việt Nam tại Angola "sống dở, chết dở" vì không được trả lương. Phía đơn vị phái cử thì đổ lỗi cho... giá dầu giảm, thâm hụt ngân sách...

Lao động gần nửa năm không có lương

Trong đơn phản ánh gửi Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, một số lao động trở về từ Angola cho biết, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu chuyên gia lao động và kỹ thuật (gọi tắt là công ty IMS, địa chỉ 473 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội) có dấu hiệu lừa đảo khi đưa lao động xuất khẩu.

Trong khi đó, đơn vị sử dụng lao động - Công ty TNHH Giabi - Angola không đáp ứng được chế độ tiền lương, các chi phí hỗ trợ khác theo cam kết đã ký trước đó.

Ông N.N.Q (Nông Cống, Thanh Hóa), một lao động trở về từ Angola cho biết: “Tháng 3/2015, tôi cùng 16 người khác ký hợp đồng với Công ty IMS để đi lao động tại nước bạn.

Tuy nhiên, sang tới nơi, chúng tôi nhận ra Công ty IMS

Người dân "sống dở, chết dở" vì đi xuất khẩu lao động tại Angola với công ty IMS ảnh 1

Cắn răng nhịn nhục làm hết hợp đồng, lao động Việt Nam bị giữ trái phép ở Ả Rập

đã bán người lao động cho một tổ chức nước ngoài.

Theo đó, ngày 19/3/2015, sau khi đặt chân xuống sân bay Luanda chúng tôi bị cơ quan chức năng thu giữ hộ chiếu, đến nay vẫn chưa được trả lại”, ông Q. cho biết.

Cũng theo ông Q., trong quá trình làm việc tại Angola, người lao động phải chịu chế độ làm việc, ăn uống hết sức khắc nghiệt.

“Chúng tôi được đưa tới một lán trại thô sơ, không điện, khống nước. Lao động được cho ăn thức ăn ôi thiu. Ở như đi tù.

Theo hợp đồng lao động ký kết với Công ty IMS, mỗi tháng người lao động sẽ được cấp 200 USD tiền ăn. Tuy nhiên có tháng Công ty Giabi chỉ cung cấp cho lao động 10.000 Kwanzas (tương đương với 74 USD).

Cuộc sống sinh hoạt không đảm bảo khiến người lao động thường xuyên bị đau ốm, bệnh tật, nhưng không được hưởng quyền lợi như cam kết”, ông Q. cho biết thêm.

Trước đó, nhiều lao động làm việc tại Angola bị cướp tấn công, đánh đập. Trong ảnh, thi thể của một lao động bị giết trong một vụ cướp tại Angola năm 2014. Ảnh: Báo Thanh Niên).
Trước đó, nhiều lao động làm việc tại Angola bị cướp tấn công, đánh đập. Trong ảnh, thi thể của một lao động bị giết trong một vụ cướp tại Angola năm 2014. Ảnh: Báo Thanh Niên).

Cũng theo phản ánh, trong thời gian ngắn làm việc tại Angola, rất nhiều lao động không được đơn vị sử dụng lao động trả lương. 

“Theo hợp đồng thì 7 ngày đầu tiên của tháng kế tiếp chúng tôi sẽ được trả 800 USD/người. Số tiền này sẽ được công ty IMS gửi vào tài khoản của người nhà lao động, nhưng sau nhiều tháng làm việc chúng tôi vẫn không nhận được một đồng nào.

Quá khó khăn trong cuộc sống, buộc chúng tôi phải cho người nhà ra trụ sở Công ty IMS đòi tiền. Thế nhưng Công ty chỉ ứng cho mỗi lao động 30.000.000 (ba mươi triệu đồng). Đồng thời, phía công ty thông báo tất cả chúng tôi phải tiếp tục làm việc không được bãi công…”, lao động N.H.L (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) phản ánh.

Trước những vi phạm nghiêm trọng về hợp đồng lao động của đơn vị sử dụng lao động, nhiều lao động quyết định nghỉ việc, đồng thời đề nghị Công ty phái cử đưa về nước.

“Trong quá trình làm việc, đơn vị phái cử lao động không có đại diện để giải quyết quyền lợi cho người lao động. Cực chẳng đã, nhiều lao động đã bỏ ra ngoài, nhờ can thiệp, hoặc tìm việc khác để làm, với hy vọng kiếm đủ tiền vé may bay về nước. 

Tuy nhiên, vì lao động bị giữ lại hội chiếu, nên rất khó xin việc. Nếu có việc thì chủ sử dụng lao động trả công rẻ mạt, thậm chí quỵt tiền công.

Ngoài ra người lao động có thể đối diện nhiều rủi ro khác như cướp giật, bệnh tật… tính mạng khó đảm bảo”, ông Q. cho biết.

Thu phí vượt quy định?

Ông Q. cho biết, ông và nhiều lao động khác bị đơn vị phái cử (Công ty IMS) thu phí cao hơn so với quy định.

Cụ thể, Công ty IMS đã thu phí của lao động N.N.Q là 5.500 USD, N.H.L là 112.250.000 đồng... Tuy nhiên, trong hợp đồng chỉ ghi là 73.720.000 (bảy mươi ba triệu, bảy trăm hai mươi nghìn đồng).

Trong khi đó, thực tế, tổng chi phí xuất khẩu lao động thu theo quy định trong hợp đồng là 3.310 USD và 2.207 VNĐ.

Tuy nhiên, Công ty IMS đã thu người lao động  tới 5.500 USD.

Tổng chi phí xuất khẩu lao động thu theo quy định hợp đồng là 3.310 USD và 2.207 VNĐ. Tuy nhiên, Công ty IMS đã thu người lao động tới 5.500 USD (ảnh: Nhân vật cung cấp).
Tổng chi phí xuất khẩu lao động thu theo quy định hợp đồng là 3.310 USD và 2.207 VNĐ. Tuy nhiên, Công ty IMS đã thu người lao động  tới 5.500 USD (ảnh: Nhân vật cung cấp).

“Chúng tôi chỉ nghe cán bộ Công ty nói phải đóng số tiền như vậy. Thế nhưng khi nộp kế toán Công ty cũng chỉ ghi phiếu thu là 73.720.000 đồng (Bảy ba triệu, bảy trăm hai mươi nghìn đồng).

Chúng tôi thắc mắc, tại sao số tiền nộp vượt không được ghi đúng trong hợp đồng? thì họ (Công ty CMS) nói trên Bộ Công thương nói nếu ghi số tiền quá cao thì họ không duyệt cho đi.

Công ty IMS còn căn dặn người lao động, nếu có ai hỏi mức phí đã thu thì không được nói”, ông L. (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) cho biết.

Mặt khác, cũng theo phản ánh, hợp đồng đưa lao động đi làm việc tại Angola chỉ được đơn vị phái cử đưa cho người lao động ký vào chiều tối ngày 17/3/2015 trước khi lên máy bay vào sáng 18/3/2015.

Với mức phí quá cao, nhiều gia đình phải vay nợ ngân hàng để được đi xuất khẩu lao động. Nhưng những gì Công ty CMS hứa hẹn chỉ là ảo tưởng.

“Chúng tôi là những người nghèo, cận nghèo, mong muốn bán sức lao động để có cuộc sống khá hơn.

Chúng tôi đã nghèo giờ lại nghèo hơn với khoản vay lãi ngân hàng hơn 5000 USD để nộp cho công ty IMS cùng với các chi phí khác cho chuyến bay. Chúng tôi khẩn khoản đề nghị cơ quan chức năng can thiệp để người lao động đỡ phần thiệt thòi", ông Q. đề nghị.

Sẽ cho kiểm tra thông tin phản ánh

Trước những phản ánh nêu trên của người lao động, hôm 24/3, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, đơn vị phái cử lao động – Công ty IMS cho biết, việc chủ sử dụng lao động nợ lương người lao động là có thật. Tuy nhiên đây là điều bất khả kháng.

“Giá dầu giảm mạnh, ảnh hưởng không nhỏ tới nền kinh tế Angola. Nhà nước mất cán cân thanh toán đối với đầu tư công. Các dự án có mặt lao động Việt Nam được triển khai bằng tiền ngân sách cũng bị ảnh hưởng.

Do đó, nhiều đơn vị chủ sử dụng lao động và người lao động cũng bị ảnh hưởng bởi thâm hụt ngân sách của nước bạn”, ông Vũ Danh Thắng, trưởng phòng xuất khẩu lao động, Công ty IMS cho biết.

Ông Vũ Danh Thắng trao đổi với phóng viên (ảnh: XUÂN QUANG).
Ông Vũ Danh Thắng trao đổi với phóng viên (ảnh: XUÂN QUANG).

Ông Thắng phủ nhận chuyện thu phí cao hơn so với quy định và khẳng định những khoản thu trên là đúng.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên, trên thực tế số tiền người lao đã đóng động nộp cho công ty lại cao hơn nhiều so với bảng kê chi phí xuất khẩu lao động do Công ty IMS đưa ra. Mức một lao động phải đóng lên tới 5.500 USD.

Vị đại diện Công ty IMS cho biết thêm, đối với những lao động bỏ việc, ra ngoài tìm việc mới, đơn vị sẽ xin ý kiến Bộ Công thương để xem xét, giải quyết.

“Lao động tự ý bỏ ra ngoài là vi phạm hợp đồng. Chúng tôi là đơn vị cổ phần có vốn của Nhà nước nên không thể quyết định được việc thanh toán chi phí (tiền lương, các khoản phí khác theo quy định) quy định trọng hợp đồng với người lao động.

Do đó, đối với những lao động này, Công ty phái cử lao động sẽ xem xét, xin ý kiến giải quyết”, ông Thắng nói thêm.

Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, ông Phạm Viết Hương - Phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động thương binh và Xã hội cho biết, đơn vị sẽ cho kiểm tra thông tin theo phản ánh của người lao động và cơ quan báo chí.

Về việc đơn vị phái cử thu phí cao hơn so với quy định ông Thắng cho biết: “Không loại trừ việc đơn vị phái cử lao động thu vượt phí xuất khẩu lao động. Tuy nhiên, trong trường hợp này người lao động đã quá dễ dàng khi nộp tiền cho doanh nghiệp, mà chưa tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật liên quan tới việc xuất khẩu lao động. 

Chúng tôi sẽ chỉ đạo các bộ phận liên quan, thực hiện rà soát lại, xem Công ty IMS giải quyết quyền lợi của người lao động tới đâu rồi”, ông Thắng nói.

QUỐC TOẢN