"Nhật Bản áp dụng phương thức "mượn lực" của võ Aikido để tấn công TQ"

02/03/2015 08:41
Đông Bình
(GDVN) - Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản áp dụng phương thức "mượn lực" của Trung Quốc để tấn công Trung Quốc, đây cũng là chiến lược chống can dự/phong tỏa khu vực có lợi.
Mỹ-Nhật tập trận chung (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Mỹ-Nhật tập trận chung (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 1 tháng 3 dẫn trang mạng "The National Interest" Mỹ ngày 28 tháng 2 cho rằng, những năm gần đây, Hải quân Trung Quốc gây ra rất nhiều quan ngại. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đã tăng gấp 10 lần trong 25 năm gần đây, cung cấp vốn cho xây xây dựng hải quân hiện đại, có thể tiến hành vươn ra biển xa.

Ở đây bao gồm tàu sân bay Liêu Ninh (trang bị gần đây), tàu khu trục, tàu hộ vệ, tàu tuần tra, tàu tiếp tế trên biển và tàu tấn công đổ bộ. Trong khi đó, chi tiêu quốc phòng của Nhật Bản chỉ nhiều hơn 1/4 của Trung Quốc, đồng thời muốn sử dụng quần đảo Ryukyu ở eo biển Miyako để thực hiện kế hoạch chống can dự, phong tỏa khu vực (A2/AD).

Bài viết cho rằng, Hải quân Trung Quốc thực sự là một lực lượng "đáng quan tâm", nhưng địa thế của Trung Quốc lại gây ra thách thức cho lực lượng tác chiến trong thời chiến. Nhật Bản kiểm soát chuỗi đảo hình thành eo biển Miyako, đây là nơi phải đi qua khi Trung Quốc vươn ra khu vực Tây Thái Bình Dương. Thông qua xây dựng công trình phòng thủ ở khu vực này, quần đảo Ryukyu do Nhật Bản kiểm soát có thể dễ dàng ngăn cản người Trung Quốc đi qua eo biển Miyako.

Trước kia, quần đảo Ryukyu được dùng để phòng thủ Nhật Bản. Okinawa với tư cách là cửa ngõ của quần đảo Nhật Bản, trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Nhật Bản xây dựng công sự phòng thủ ở khu vực này, sau đó bị quân đồng minh xâm chiếm. Trong thời gian chiến dịch Okinawa, nửa phần nam của chuỗi đảo - quần đảo Miyako được dùng làm khu đợi lệnh tập kết của lực lượng đặc công.

Được biết, Trung Quốc có 3 hạm đội lớn, trong đó Hạm đội Bắc Hải đóng ở Thanh Đảo, phụ trách phòng thủ biển Hoàng Hải và khu vực xung quanh; Hạm đội Đông Hải đóng ở Ninh Ba, chủ yếu phụ trách phòng thủ biển Hoa Đông và khu vực xung quanh. Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Đông Hải tổng cộng trang bị 16 tàu khu trục, 32 tàu hộ vệ, 5 tàu ngầm hạt nhân và 40 tàu ngầm động cơ diesel có niên hạn khác nhau. Máy bay của Hải quân và Không quân Trung Quốc, tên lửa đạn đạo thông thường của lực lượng Pháo binh 2 là lực lượng hỗ trợ.

Mỹ-Nhật tập trận chung (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Mỹ-Nhật tập trận chung (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Eo biển Miyako là cửa ngõ do quần đảo Miyako Nhật Bản hình thành, đây cũng là tuyến đường trực tiếp nhất của Hạm đội Bắc Hải và Hạm đội Đông Hải – Hải quân Trung Quốc. Tuyến đường này nằm giữa eo biển Miyako và đảo Okinawa, rộng 160 dặm Anh (khoảng 257,6 km), là tuyến đường để Hải quân Trung Quốc vươn ra khu vực rộng lớn Thái Bình Dương. Đến nay, lực lượng đặc phái của Hải quân Trung Quốc đã hình thành thói quen vượt qua eo biển này.

Rất khó dự đoán chính xác xung đột giữa Trung-Nhật, nhưng, trong rất nhiều tình huống, Trung Quốc lại phải đi qua eo biển Miyako. Vì vậy, Nhật Bản có ưu thế trên phương diện chuẩn bị chiến trường, hơn nữa có thể triển khai mạng lưới phòng thủ nhiều tầng của bộ cảm biến và vũ khí. Mạng lưới radar trong đó có radar AN/TPY-2 sẽ chủ yếu dùng để đánh chặn các cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo lực lượng Pháo binh 2 Trung Quốc. Mạng lưới radar này do Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hỗ trợ, đồng thời đã trang bị 4 tàu chiến. Tên lửa phòng không Patriot PAC-2 và Patriot PAC-3 lần lượt tiến hành phòng thủ cứ điểm quan trọng đối với máy bay và tên lửa đạn đạo.

Theo bài viết, máy bay do thám không người lái RQ-4 Global Hawk mà Nhật Bản đang mua sắm có thể tiến hành giám sát trên biển, khóa các tàu chiến của Hải quân Trung Quốc, cung cấp thông tin theo thời gian thực cho sĩ quan chỉ huy của lực lượng liên hợp Nhật Bản. Chúng có thể tiến hành theo dõi đối với Trung Quốc - theo dõi tình hình hoạt động của các sân bay, bến cảng, căn cứ tên lửa và các trang bị quân sự khác.

Mặc dù hiện nay còn chưa thực thi các hành động cụ thể, nhưng Nhật Bản đã triển khai một lô thiết bị nghe lén ở eo biển Miyako, tương tự mạng lưới hệ thống nghe lén sonar đường biển (SOSUS) bao trùm Greenland-Iceland-United Kingdom trong thời kỳ Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Hệ thống nghe lén này có thể giúp cho Nhật Bản giám sát tàu ngầm Trung Quốc trong thời bình, tiêu diệt có hiệu quả chúng trong thời chiến.

Mỹ-Nhật tập trận chung (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Mỹ-Nhật tập trận chung (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Sĩ quan chỉ huy Nhật Bản phụ trách nhiệm vụ phòng thủ quần đảo Ryukyu, muốn có được thông tin từ các bộ cảm biến trên không, trên biển và dưới đáy biển, vẽ bản đồ tình hình tác chiến theo thời gian thực của chiến trường một cách hoàn chỉnh. Sĩ quan chỉ huy có thể dựa vào ưu thế công nghệ và chuyên nghiệp, bảo vệ lực lượng mình khi tập kích Quân đội Trung Quốc ở khu vực mà lực lượng của họ mỏng yếu.

Được biết, hạm đội của Nhật Bản đã trang bị 16 tàu ngầm và sẽ tăng lên 22 chiếc, điều này sẽ giúp cho Nhật Bản áp dụng hành động có hiệu quả nhất trong phòng thủ. Biên đội tàu ngầm Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là một trong những hạm đội chuyên nghiệp nhất, công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, bao gồm tàu ngầm động cơ diesel-điện lớp Soryu mới và lớp Oyashio cũ. Nó sẽ chỉ huy tàu ngầm Nhật Bản chống lại tác chiến săn ngầm thế yếu của Trung Quốc.

Nếu như thời chiến tăng 11 tàu ngầm Nhật Bản, trong dó một bộ phận nhỏ dùng để theo dõi biên giới phía bắc tiếp giáp Trung Quốc và Nga, Nhật Bản dùng 8 tàu ngầm có thể hình thành một biên đội. Từ Đài Loan đến đảo Kyushu ở phía nam Nhật Bản là tiền tuyến tác chiến, cứ 82 dặm Anh thì Hải quân Trung Quốc muốn triển khai 1 chiếc tàu ngầm để chống lại tàu ngầm của Nhật Bản. Triển vọng này không hề lạc quan.

Theo bài báo, máy bay cũng sẽ phát huy vai trò quan trọng. Máy bay của Lực lượng Phòng vệ Trên không và Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản sẽ ra sức trợ giúp tác chiến. Từ Okinawa và đảo Kyushu tác chiến, máy bay cảnh báo sớm E-767 và E-2D của hạm đội Nhật Bản sẽ thực hiện nhiệm vụ trinh sát máy bay địch và chỉ huy không chiến. Máy bay chiến đấu F-15J Hawk sẽ dùng để đánh chặn các cuộc tấn công của máy bay chiến đấu Trung Quốc. Máy bay chiến đấu F-15J đồng thời thực hiện sứ mạng tiêu diệt máy bay cảnh báo sớm và máy bay tiếp dầu trên không của Trung Quốc, điều này sẽ làm suy yếu nghiêm trọng năng lực tác chiến của Không quân Trung Quốc ở lãnh thổ Nhật Bản.

Mỹ-Nhật tập trận chung (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Mỹ-Nhật tập trận chung (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Nhật Bản có thể hỗ trợ cho sân bay của quần đảo Ryukyu là “có hạn”, máy bay chiến đấu F-15J và ưu thế tác chiến trên không của nó được đặt ở vị trí ưu tiên. Hỗ trợ chúng ở căn cứ cách lãnh thổ Nhật Bản tương đối xa sẽ là máy bay chiến đấu F-2 của Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản, loại máy bay này gần đây đã tiến hành nâng cấp, có thể lắp radar AAM-4B tầm trung - tên lửa không đối không kiểu dẫn đường. Máy bay chiến đấu F-2 và tên lửa chống hạm Type 93 cùng thực hiện nhiệm vụ chống hạm, rất có thể liên hợp tập kích tàu ngầm và tàu chiến mặt nước.

Được biết, máy bay tuần tra của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản - máy bay Kawasaki P-1 kiểu mới và P-3C Orion cũ sẽ thực hiện nhiệm vụ trinh sát, tiêu diệt tàu ngầm Trung Quốc. Nhật Bản đã sở hữu hơn 90 máy bay trinh sát P-3C và một số máy bay tuần tra P-1.

Nếu như xảy ra chiến tranh, Lực lượng Phòng vệ Biển sẽ thành lập ít nhất 2 biệt đội mặt nước trang bị tàu sân bay trực thăng Hyuga và Izumo, Mỗi tàu sân bay sẽ trang bị ít nhất 6 máy bay trực thăng săn ngầm, điều này sẽ giúp cho chúng tiêu diệt tàu ngầm Trung Quốc ở khu vực rộng hơn. Mỗi máy bay trực thăng sẽ được tàu khu trục Aegis lớp Kongo và lớp Atago bảo vệ. Những biệt đội khác sẽ lấy tàu khu trục Aegis làm trung tâm, thực hiện nhiệm vụ phòng thủ đối với tên lửa đạn đạo thông thường.

Bài viết cho rằng, để hỗ trợ cho kế hoạch chống can thiệp/phong tỏa khu vực, Nhật Bản sẽ thành lập một hạm đội, trang bị tàu tên lửa lớp Hayabusa 200 tấn. 6 tàu tên lửa lớp Hayabusa, mỗi chiếc đều trang bị 4 quả tên lửa chống hạm SSM-1B, tương đương tên lửa Harpoon của Mỹ. Tàu tên lửa lớp Hayabusa có thể tiến hành tập kích đối với tàu chiến Trung Quốc, đồng thời bí mật ẩn náu ở giữa quần đảo Miyako khi bị tấn công.

Mỹ-Nhật tập trận chung (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Mỹ-Nhật tập trận chung (nguồn mạng sina Trung Quốc)

Hơn nữa, tên lửa chống hạm mặt đất Type 88 sẽ kiềm chế Quân đội Trung Quốc, ngăn cản nó đổ bộ lên đảo Miyako, đảo Ishigaki thậm chí đảo Okinawa. Loại tên lửa này không chỉ sẽ bảo vệ các đảo có dân cư đông đúc, chúng cũng sẽ tạo ra khu vực nhiều mối đe dọa gây lo ngại cho tàu chiến Trung Quốc. Loại tên lửa có thể di động Type 88 này sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng của Trung Quốc.

Được biết, Nhật Bản đã trang bị một số tên lửa Type 88, mỗi xe tải có thể lắp 6 quả tên lửa. Tầm bắn của tên lửa Type 88 lớn khoảng 100 dặm Anh (khoảng 161 km), điều này có nghĩa là tên lửa bắn trên đảo Miyako và đảo Okinawa chồng lên nhau về tầm bắn, điều này sẽ hoàn toàn bao trùm lên toàn bộ eo biển. Về lý thuyết, từ đảo Đài Loan đến đảo Kyushu, trên đường có đủ đảo để phong tỏa tàu chiến Trung Quốc. Đặc biệt là những năm gần đây, Nhật Bản sử dụng tên lửa Type 88 tiến hành hoạt động quân sự ở khu vực eo biển.

Kế hoạch phong tỏa chống can dự/phong tỏa khu vực của Nhật Bản là "vật dẫn" chiến lược của võ "Aikido". Võ thuật Nhật Bản nhấn mạnh tự phòng vệ. Võ Aikido nhấn mạnh dựa vào sức mạnh của kẻ địch để tấn công kẻ địch (phương thức mượn lực tấn công). Tương tự, Lực lượng Phòng vệ có ý đồ dẫn lực lượng của kẻ thù vào quần đảo Ryukyu, khu vực này cách xa căn cứ lục quân của họ, có thể lập tức tiêu diệt kẻ thù. Chiến lược như vậy thống nhất với khuynh hướng chủ nghĩa hòa bình do Nhật Bản công bố cho người dân, đồng thời cũng là "chạy điểm" chính trị rất lớn.

Nhật Bản hoàn toàn không trông chờ vào đuổi theo chi tiêu quân sự với Trung Quốc. Mặc dù Nhật Bản đã 2 năm liên tục nâng cao chi tiêu quốc phòng, xét tới biểu hiện kinh tế bình thường của họ, sự tăng trưởng này cũng chỉ là ôn hòa. Chiến lược chống can dự/phong tỏa khu vực uy hiếp Trung Quốc trong thời bình, đánh bại Trung Quốc trong thời chiến là một phương thức "có lời".

Mỹ-Nhật tập trận chung (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Mỹ-Nhật tập trận chung (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Đông Bình