Phiếu tín nhiệm phản ánh đúng sự tín nhiệm của đại biểu Quốc hội

22/06/2013 07:13
Ngọc Quang
(GDVN) - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói: Quốc hội hoan nghênh quyết tâm của Chính phủ, các ngành, các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và của toàn dân, trong điều kiện tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới còn nhiều mặt chưa thuận, đã nỗ lực phấn đấu đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Phát biểu tại lễ bế mạc kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thay mặt  Quốc hội yêu cầu Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương trong những tháng cuối năm tập trung triển khai thực hiện có kết quả Đề án tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế; tạo cho được bước chuyển biến tích cực về mọi mặt.

Từng bước tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất-kinh doanh phát triển; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô ổn định hơn, nợ xấu, hàng tồn kho giảm, tạo thêm nhiều việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội ...; phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013, mở ra triển vọng thực hiện tốt nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2016.

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã ban hành nghị quyết về giám sát “Việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2006-2012”. Để thực hiện tốt Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và sử dụng hiệu quả nguồn trái phiếu Chính phủ. 

Quốc hội yêu cầu các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan; rà soát, bãi bỏ, sửa đổi các quy định chưa thống nhất, không phù hợp, kém hiệu quả…

Giao Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương rà soát quy hoạch, bảo đảm tính hệ thống, phù hợp với khả năng thực hiện… kiểm điểm và xử lý trách nhiệm với các sai phạm trong quản lý và sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2006-2012, báo cáo kết quả với Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII.

Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13 bế mạc vào chiều nay.
Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13 bế mạc vào chiều nay.

Bên cạnh đó, theo Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước 2011, Quốc hội giao Chính phủ công khai quyết toán ngân sách Nhà nước 2011; chỉ đạo các cơ quan trung ương, địa phương và đơn vị kịp thời khắc phục những hạn chế; đồng thời kiểm điểm trách nhiệm, xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý, điều hành ngân sách và báo cáo kết quả với Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội đánh giá, tại kỳ họp này, bằng trí tuệ và tâm huyết của mình và trên cơ sở ý kiến của nhân

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 13 là một bước tiến mới đánh dấu những nỗ lực của Quốc hội trong việc đánh giá tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân cả nước. Việc có ý kiến cho rằng chỉ nên đưa ra hai mức là tín nhiệm và không tín nhiệm, thay thế cho ba mức hiện nay là tín nhiệm cao – tín nhiệm – tín nhiệm thấp cũng là một loại ý kiến, tuy nhiên đây mới là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành hoạt động này và sẽ có những đánh giá, rút kinh nghiệm và có điều chỉnh thế nào thì sẽ xin phép Quốc hội sau. 

dân, các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn với tinh thần trách nhiệm cao các nội dung của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp, nhất là các vấn đề có tính nguyên tắc liên quan đến bản chất của Nhà nước và hệ thống chính trị nước ta, đến quyền làm chủ của nhân dân, quyền con người và quyền gắn liền với nghĩa vụ của công dân.

Trên cơ sở đó, Quốc hội yêu cầu Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội; tiếp tục tiếp nhận ý kiến góp ý của nhân dân đến ngày 30/9/2013 để hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Hiến pháp trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6.

Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động của mình, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đã được triển khai một cách thận trọng, nghiêm túc, theo đúng nội dung, quy trình, thủ tục được quy định trong Nghị quyết của Quốc hội và hướng dẫn của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Toàn bộ quy trình lấy phiếu tín nhiệm được làm một cách dân chủ, công khai, minh bạch để công luận và đồng bào, cử tri cả nước theo dõi, giám sát. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm của Quốc hội đã phản ánh chân thực tình hình kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và các hoạt động tư pháp của đất nước.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Đại biểu Quốc hội tuyên truyền, phổ biến và giám sát việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội trong quá trình thi hành lấy phiếu tín nhiệm ở địa phương để bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát của các cơ quan dân cử, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân.

Quốc hội đã xem xét thông qua 9 dự án luật:

1.       Luật hòa giải cơ sở, có hiệu lực từ 01/01/2014.

2.       Luật phòng, tránh giảm nhẹ thiên tai, có hiệu lực từ 01/5/2014.

3.       Luật phòng, chống khủng bố, có hiệu lực từ 01/10/2013.

4.       Luật Khoa học và Công nghệ, có hiệu lực từ 01/01/2014

5.       Luật Giáo dục Quốc phòng – An ninh, có hiệu lực từ 01/01/2014.

6.       Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú, có hiệu lực từ 1/1/2014.

7.       Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực từ 01/01/2014.

8.       Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng, có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.

9.       Luật sửa đổi, bổ sung Điều 170 của Luật doanh nghiệp, có hiệu lực từ 01/8/2013.

Ngọc Quang