Quan hệ Nga - Trung sẽ thắm thiết hơn bao giờ hết dưới thời Putin?

05/06/2012 18:53
Nguyễn Hường (nguồn RT)
(GDVN) - Trước khi khởi hành tới Trung Quốc, Tổng thống Putin đã viết 1 bài báo dài đề cập chi tiết tới sự hợp tác giữa hai nước và trọng tâm chuyến thăm Bắc Kinh.
Trước khi bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc ngày 5/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã viết một bài báo dài nói về sự hợp tác trong hiện tại và tương lai giữa Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực kinh tế, năng lượng và an ninh quốc tế cũng như các trọng tâm trong chuyến thăm lịch sử này của mình.

Bài báo đã được xuất bản trên tờ nhật báo Trung Quốc Renmin Ribao và được kênh RT của Nga đăng tải lại. Dưới đây là toàn bộ nội dung bài báo chính trị với kiểu hành văn ngoại giao.

Tổng thống Putin tại Bắc Kinh ngày 5/6, nơi ông sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh lần thứ 12 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và thăm chính thức Trung Quốc 3 ngày. Ảnh Tân Hoa Xã
Tổng thống Putin tại Bắc Kinh ngày 5/6, nơi ông sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh lần thứ 12 của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và thăm chính thức Trung Quốc 3 ngày.  Ảnh Tân Hoa Xã

"Tôi rất vui mừng có cơ hội này vào đêm trước chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc và tham dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, được trò chuyện với hàng triệu độc giả của một trong những tờ báo có ảnh hưởng" - Renmin Ribao tự trích dẫn.

Tôi đánh giá cao cơ hội này giúp tôi có thể chia sẻ các quan điểm của tôi về tương lai của mối quan hệ đối tác giữa hai quốc gia chúng ta và vai trò của Nga-Trung Quốc trong mối quan hệ với thế giới ngày nay, trong sự chuyển biến phức tạp, phải đối mặt với những thách thức an ninh toàn cầu và khu vực to lớn, cố gắng để trung hòa các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và các biến động kinh tế và tài chính.
Tất cả những vấn đề này từng là chủ đề của rất nhiều các cuộc thảo luận và là sự chú ý tại các diễn đàn quốc tế lớn, hội nghị thượng đỉnh; và tôi tin rằng lý lẽ và cách tiếp cận tập thể sẽ là giải pháp chiếm ưu thế trong việc giải quyết các vấn đề hiện nay.

Điểm chính là, rõ ràng các chính trị gia, các chuyên gia kinh tế và quan hệ quốc tế hàng đầu cũng nhận ra rằng ngày nay, không thể thiết lập các chương trình nghị sự toàn cầu sau lưng Nga và Trung Quốc và không thể bỏ qua lợi ích của họ trong đó. Đó là thực tế của địa chính trị thế kỷ 21.
Trong bối cảnh này, chúng tôi nhận thức được trách nhiệm chung trong việc phát triển lâu dài mối quan hệ đối tác Nga-Trung và tầm quan trọng của những nỗ lực tại Liên Hợp Quốc và các tổ chức đa phương khác cũng như các tổ chức khu vực.

Tổng thống Putin tại sân bay Bắc Kinh ngày 5/6. Ảnh Tân Hoa Xã
Tổng thống Putin tại sân bay Bắc Kinh ngày 5/6. Ảnh Tân Hoa Xã

Do đó, tôi rất hy vọng về các chương trình chuyên sâu trong các cuộc hội đàm đã lên kế hoạch tiến hành với các nhà lãnh đạo Trung Quốc và hy vọng đạt được kết quả tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải sắp tới sẽ kết thúc nhiệm kỳ lãnh đạo thành công của Trung Quốc tại tổ chức này.
Quan hệ Nga-Trung không ảnh hưởng bởi những thách thức và định kiến
Quan hệ Nga-Trung được coi là một ví dụ về loại hình mới của mối quan hệ giữa các quốc gia. Mối quan hệ của chúng tôi không bị ảnh hưởng bởi những định kiến hay khuôn mẫu và điều này làm cho nó ổn định, không phụ thuộc vào các đối tượng được xem xét ngắn hạn, đó là giá trị thực sự trong thế giới ngày nay, nơi mà sự ổn định và tin cậy lẫn nhau rõ ràng đang thiếu. 

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008-2009 đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của việc chúng ta hiểu và lắng nghe nhau, theo đuổi các chính sách phổ biến dựa trên cơ sở của sự đồng thuận. Các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và năng lượng chung, các hợp đồng và đơn đặt hàng lớn, hợp tác đầu tư song phương là các nguồn lực cho phép hai nước và cộng đồng doanh nghiệp của chúng TQ và Nga vượt qua những khó khăn, tạo công ăn việc làm mới và giữ cho các nhà máy, doanh nghiệp hoạt động.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đón Tổng thống Putin tại Bắc Kinh ngày 4/6. Ảnh Tân Hoa Xã
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đón Tổng thống Putin tại Bắc Kinh ngày 4/6. Ảnh Tân Hoa Xã

Thương mại song phương Nga-Tung Quốc đã đạt mức kỷ lục 83,5 tỷ USD trong năm 2011. Nga - Trung Quốc đã thiết lập các mục tiêu trung hạn là 100 tỷ USD vào năm 2015 và sẽ hướng tới việc đạt 200 tỷ USD vào năm 2020. Nếu duy trì sự năng động như hiện nay, Nga, Trung Quốc thậm chí có thể hoàn thành trước các mục tiêu đó.
Phải làm gì để đạt được các mục tiêu này? Trước hết, cần phải tối ưu hóa cấu trúc thương mại song phương và cải thiện chất lượng  bằng cách tăng tỷ trọng hàng hóa giá trị cao.

Nga - TQ có những điều kiện khách quan. Thị trường trong nước có tiềm năng lớn và nhu cầu ngày càng tăng đối với các hàng hóa và dịch vụ hiện đại. Nga, Trung Quốc có vị trí cơ bản rất tốt về khoa học, giáo dục và công nghệ, kinh nghiệm trong hợp tác sản xuất.
Nga - TQ sẽ tích cực phát triển các dự án liên doanh lớn trong sản xuất máy bay dân sự, không gian và các ngành công nghệ cao khác. Cả hai sẽ theo đuổi các dự án kỹ thuật tại các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế đặc biệt ở cả hai nước.

Những gì Nga, TQ cần ở đây là một liên minh công nghệ thực sự giữa hai nước, mối quan hệ đan xen chân thật của chuỗi sản xuất và đổi mới để thắt chặt mối liên kết giữa các công ty của  hai nước trong các thiết kế, nghiên cứu, các trung tâm kỹ thuật. Cần phải tiếp tục những nỗ lực này bằng cách hợp tác cùng nhau cả ở những thị trường ở các quốc gia khác. 

Phái đoàn Trung Quốc đón Tổng thống Putin tại sân bay Bắc Kinh ngày 5/6. Ảnh Tân Hoa Xã
Phái đoàn Trung Quốc đón Tổng thống Putin tại sân bay Bắc Kinh ngày 5/6. Ảnh Tân Hoa Xã

Cần phải xây dựng một cơ sở hạ tầng hiện đại cho mối quan hệ tài chính và đầu tư kinh doanh, các mối quan hệ song phương. Rõ ràng là bây giờ cần phải đẩy nhanh hơn nữa sự tiến bộ trong việc trao đổi tiền tệ giữa hai quốc gia nhằm giải quyết nhu cầu thương mại đối ứng, đầu tư và các hoạt động khác.

Điều này cũng sẽ đảm bảo cho Nga, TQ chống lại các rủi ro tiền tệ khác và tăng cường vị trí của đồng rúp và nhân dân tệ.
Hợp tác khu vực-năng lượng giữa hai nước cũng là một định hướng chiến lược. Dự án chung có một tác động lớn trong việc định hình việc cấu thành toàn bộ thị trường năng lượng toàn cầu.

Nó sẽ giúp Trung Quốc có nguồn cung cấp năng lượng đáng tin cậy và đa dạng hơn cho nhu cầu trong nước và cho Nga cơ hội để mở các tuyến đường xuất khẩu mới đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang phát triển nhanh chóng.
Trong số các kết quả đã đạt được, tôi chú ý tới sự ra mắt của đường ống dẫn dầu Nga-Trung cung cấp 15 triệu tấn dầu vào năm ngoái và việc ký kết một hợp đồng dài hạn - 25 năm - cung cấp điện cho Trung Quốc.

Nga cũng tăng xuất khẩu than sang Trung Quốc lên 10,5 triệu tấn vào năm 2011 và có kế hoạch khai thác chung các mỏ than. Tôi hy vọng rằng Nga, TQ sẽ sớm bắt đầu đợt giao hàng khí đốt quy mô lớn của Nga sang Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đón Tổng thống Putin tại Bắc Kinh ngày 4/6. Ảnh Tân Hoa Xã
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đón Tổng thống Putin tại Bắc Kinh ngày 4/6. Ảnh Tân Hoa Xã

Hợp tác  trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân cũng có nhiều cơ hội. Nga đã tham gia xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên Tianwan mà đã trải qua một kỳ kiểm tra căng thẳng cho thấy nó là nhà máy điện hạt nhân an toàn nhất tại Trung Quốc.

Năm ngoái, các chuyên gia Nga và TQ cũng đã giúp khởi động lò phản ứng thử nghiệm nhanh neutron đầu tiên của Trung Quốc, do đó, đã giúp Trung Quốc trở thành quốc gia thứ tư, sau Nga, Nhật Bản và Pháp, có được công nghệ này.

Việc xây dựng phần thứ 4 của nhà máy làm giàu uranium cũng đã hoàn thành trước thời hạn. Chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục hợp tác xây dựng phần thứ hai của nhà máy điện hạt nhân Tianwan, và sau đó, tham gia xây dựng các công trình năng lượng khu vực khác ở Trung Quốc.
Cội nguồn và động lực thúc đẩy mối quan hệ của chúng tôi là tình hữu nghị và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc Nga - TQ. Chúng tôi đã tổ chức rất thành công chương trình đối ứng năm quốc gia và năm ngôn ngữ. Bây giờ, chúng tôi tổ chức năm Du lịch Nga ở Trung Quốc và kế hoạch trong năm tới sẽ là năm Du lịch Trung Quốc tại Nga.
Tôi nghĩ rằng đây cũng là thời điểm chín muồi để Nga - TQ xây dựng một kế hoạch hành động lâu dài cho sự phát triển hợp tác song phương giữa hai nước trong lĩnh vực nhân đạo.

Hợp tác Nga-Trung đóng một phần hiệu quả trong việc tăng cường sự ổn định

Phía Trung Quốc trông đợi rằng nội dung chính trong các cuộc hội đàm sẽ là sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm công trình xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nga-Trung.
Phía Trung Quốc trông đợi  rằng nội dung chính trong các cuộc hội đàm sẽ là sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, bao gồm công trình xây dựng đường ống dẫn khí đốt Nga-Trung. 

Đương nhiên, các vấn đề quốc tế hiện tại sẽ được đưa vào chương trình nghị sự của chuyến thăm sắp tới. Chúng bao gồm sự ổn định chiến lược, giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt và chống lại các mối đe dọa, thách thức để phát triển bền vững, đời sống và phúc lợi của người dân hai nước, chống khủng bố, ly khai, tội phạm có tổ chức và di cư bất hợp pháp. 
Nga và Trung Quốc chia sẻ vị trí giống nhau trong tất cả các vấn đề này, vị trí dựa trên các nguyên tắc về trách nhiệm, cam kết với các giá trị cơ bản của luật pháp quốc tế và tôn trọng lẫn nhau vô điều kiện vì lợi ích của nhau.

Điều này giúp cho Nga - TQ dễ dàng tìm được tiếng nói chung, chiến thuật phát triển và chiến lược chung, đóng góp xây dựng cho các cuộc thảo luận quốc tế về các vấn đề nghiêm trọng nhất mà chúng ta đang phải đối mặt ngày hôm nay, cho dù là tình hình ở Trung Đông và Bắc Phi, các vấn đề Syria và Afghanistan, bán đảo Triều Tiên và các vấn đề về chương trình hạt nhân của Iran.
Tôi nhấn mạnh rằng quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung Quốc đóng vai trò hiệu quả trong việc tăng cường ổn định khu vực và toàn cầu. Đây là lý luận định hướng nỗ lực của chúng tôi để phát triển hợp tác trong Tổ chức Hợp tác Thương mại Thượng Hải (SCO), đánh dấu kỷ niệm 10 năm vào năm ngoái.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đón Tổng thống Putin tại Bắc Kinh ngày 4/6. Ảnh Tân Hoa Xã
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đón Tổng thống Putin tại Bắc Kinh ngày 4/6. Ảnh Tân Hoa Xã

Tôi là một trong những người sáng lập ra nhóm này. Thời gian đã chỉ ra rằng chúng tôi đã quyết định đúng trong việc biến Thượng Hải 5 thành một tổ chức hợp tác chính thức.

Ngày hôm nay, SCO là tổ chức đa phương phát triển nhanh chóng. Chúng tôi vẫn chưa nhận ra tiềm năng đầy đủ của nó, nhưng nhìn lại hành trình của nó cho đến thời điểm này, chúng tôi có thể nói chắc chắn rằng tổ chức đã tạo dựng được một vị trí có ảnh hưởng và có thể nói một cách tự tin trên trường quốc tế.
SCO đã mang lại nhiều điều mới và hữu ích cho chính trị toàn cầu. Trên tất cả, nó tạo ra một mô hình quan hệ đối tác dựa trên sự bình đẳng thực sự giữa tất cả các thành viên tham gia, sự tin cậy lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau đối với sự lựa chọn có chủ quyền và độc lập của mỗi thành viên; cho mỗi nền văn hóa, các giá trị, truyền thống và mong muốn phát triển chung của mỗi quốc gia. 

Chủ đề cơ bản của Hội nghị SCO theo truyền thống sẽ là đảm bảo an ninh khu vực.
Chủ đề cơ bản của Hội nghị  SCO theo truyền thống sẽ là đảm bảo an ninh khu vực. 

Những nỗ lực của các thành viên SCO và hợp tác của tổ chức này với một loạt các đối tác nước ngoài đã được đánh giá cao như một công cụ làm giảm đáng kể hoạt động khủng bố trong khu vực. Tuy nhiên, thách thức mà Nga - TQ phải đối mặt ngày nay đang trở nên ngày càng đa dạng, phức tạp và thay đổi liên tục.

Những người truyền bá ý tưởng chủ nghĩa khủng bố, ly khai và cực đoan vẫn đang tiếp tục hoàn thiện các phương pháp lật đổ, các tân chiến binh trong hàng ngũ  và mở rộng các nguồn hỗ trợ tài chính của chúng. 
Để đối phó với những thách thức này, chúng ta phải tiếp tục phát triển năng lực của SCO để đảm bảo an ninh và thực hiện cơ chế hợp tác của Nga - TQhiệu quả hơn. Đây là lý do tại sao hội nghị thượng đỉnh sắp tới sẽ đặc biệt chú trọng tới việc phê duyệt chương trình hợp tác 2013-2015 của 5 quốc gia thành viên trong cuộc chiến chống khủng bố, ly khai và cực đoan; các dự thảo về quy định mới đối với các biện pháp chính trị, ngoại giao và cơ chế phản ứng trong những tình huống gây đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực.
Các mối liên kết giữa khủng bố, ma túy, buôn bán thuốc là một thách thức nghiêm trọng khác. Chúng ta phải làm việc cùng nhau để chống lại điều này. Chúng ta phải phát triển sự hợp tác tích cực nhất thông qua chiến lược chống thuốc của SCO.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đón Tổng thống Putin tại Bắc Kinh ngày 4/6. Ảnh Tân Hoa Xã
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đón Tổng thống Putin tại Bắc Kinh ngày 4/6. Ảnh Tân Hoa Xã

Tình hình ở Afghanistan cũng là một trong những mối quan tâm của chúng ta. SCO đã đóng góp to lớn vào việc giúp đỡ nhân dân Afghanistan xây dựng lại đất nước đau khổ của họ.

Quyết định cấp tư cách quan sát viên trong SCO cho Afghanistan sẽ là một bước đi cụ thể mà chúng ta sẽ làm tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới. Chúng tôi sẽ thảo luận về các triển vọng cho các hoạt động chung của SC với nhà lãnh đạo Afghanistan, Hamid Kazai.
SCO được thành lập như một tổ chức được giao nhiệm vụ đảm bảo sự ổn định và an ninh trên khắp lục địa Á-Âu rộng lớn. Nga - TQ nghĩ rằng nỗ lực theo đuổi hành động đơn phương trong khu vực thuộc trách nhiệm của SCO của bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ phản tác dụng.
Đồng thời, SCO là một tổ chức mở, sẵn sàng hợp tác với tất cả các đối tác muốn quan tâm khác. Điều này được ghi trong điều lệ của SCO. Ấn Độ, Iran, Mông Cổ và Pakistan đã tham gia vào SCO như là các nước quan sát viên.

Belarus và Sri Lanka là những đối tác đối thoại của SCO. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tham gia với chúng tôi tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới. Với sự quan tâm ngày càng tăng đối với hoạt động của SCO, chúng tôi đang đang giải quyết vấn đề tăng cơ sở pháp lý để tiếp tục mở rộng tổ chức.
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đón Tổng thống Putin tại Bắc Kinh ngày 4/6. Ảnh Tân Hoa Xã
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đón Tổng thống Putin tại Bắc Kinh ngày 4/6. Ảnh Tân Hoa Xã

Kinh nghiệm của SCO tạo ra các giải pháp thú vị và đầy hứa hẹn cho toàn bộ cộng đồng quốc tế về chính sách phát triển từ bên dưới qua một quá trình dựa trên sự đồng thuận.

Chính sách hình thành trong các tổ chức đầu tiên của tất cả các khu vực khác nhau và sau đó trở thành một phần của cuộc đối thoại giữa tất cả chúng ta. Trong số các khối hợp tác khu vực, chúng ta có thể cùng xây dựng một môi trường ổn định hơn, dự đoán được xu thế chính trị và nền kinh tế toàn cầu.
Tôi nghĩ rằng mô hình giao mạng lưới sẽ trở thành một phần quan trọng của quan hệ quốc tế. Các nước thành viên SCO đã nhìn thấy xu hướng này trong thực tế và đã hành động bằng cách phát triển một mạng lưới quan hệ đối tác giữa các tổ chức đa phương trong cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ngày nay, SCO đang nỗ lực phát triển hợp tác với LHQ, CIS, CSTO, EurAsEC, ASEAN, ESCAP, và các tổ chức quốc tế khác.  

Chúng tôi nhìn thấy tiềm năng lớn trong việc phát triển hợp tác giữa SCO và Cộng đồng Kinh tế Á-Âu; và trong tương lai, là Liên minh Kinh tế Á-Âu. Tôi chắc chắn rằng các tổ chức này có thể làm phong phú và bổ sung tính hiệu quả cho nhau trong công việc chung.



Không thể hoài nghi về việc Nga, TQ phải tăng cường hợp tác chính trị trong SCO và đẩy mạnh hợp tác kinh tế. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ này ngay cả trong những dự án chung lớn nhất. Lợi ích chung của Nga, TQ phù hợp với với việc tận dụng các lợi thế rõ ràng được tạo ra bởi nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, tiềm năng công nghệ mà Nga đang phát triển, tài nguyên thiên nhiên của các nước Trung Á.

Tôi nghĩ rằng chúng ta nên tập trung đặc biệt về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp, các lĩnh vực công nghệ cao, đặc biệt là trong ngành công nghệ thông tin và viễn thông.
Nhưng điều này đòi hỏi chúng ta phải tìm ra sự hỗ trợ tài chính và cơ chế quản lý các dự án của SCO thực sự hiệu quả. Chúng ta cần nền tảng cho sự phát triển các kế hoạch đang tiến hành, nơi chắp nối các chương trình đa phương. Câu lạc bộ năng lượng SCO, mà Nga, TQ đã gần như hoàn tất việc thành lập, có thể coi là một ví dụ tốt cho điều này.
Nhiều tiềm năng phát triển của SCO trong tương lai phụ thuộc vào sự phát triển mối quan hệ trực tiếp giữa cộng đồng các doanh nghiệp và các công ty của Nga, TQ. Tôi chắc chắn rằng diễn đàn kinh tế ở Bắc Kinh trong hội nghị thượng đỉnh sẽ chứng minh cho hàng loạt các cơ hội của mối quan hệ đối tác công-tư trong việc mở rộng hợp tác kinh tế của chúng ta.

Điều quan trọng là sự tích cực liên kết các ngành công ngiệp và ngân hàng trong việc thực hiện các kế hoạch mà Nga, TQ đã lập ra. Tất cả điều này đòi hỏi phải có sự làm việc hiệu quả và chuyên sâu hơn của Hội đồng Doanh nghiệp SCO và Nhóm liên Ngân hàng. Họ đã có một gói đề xuất khá vững chắc.
Lợi ích chung của chúng ta cũng nằm trong priển hợp tác về y tế, văn hóa, thể thao, giáo dục, và khoa học. Cơ hội thuyết phục nhất trong lĩnh vực này thể hiện ở các trường đại học mạng, một trong những sáng kiến ​​nổi bật nhất của SCO trong đó kết nối 65 trường đại học khác nhau ở các nước thành viên SCO. Các trường đại học sẽ có văn phòng hiệu trưởng  tại Moscow. Chúng tôi sẵn sàng làm tất cả những gì có thể giúp phát triển dự án rất hứa hẹn và rất cần thiết này.



Bước vào thập kỷ thứ hai của mình, SCO tiếp tục phát triển và phát triển. Nó sẽ giữ vững hoạt động của mình để hoàn thành các nguyên tắc hướng dẫn và mục tiêu cơ bản, đồng thời sẽ tiếp tục giữ vị thế của mình trong bối cảnh tình hình quốc tế đang thay đổi.

Cách tiếp cận đó sẽ được phản ánh trong các thỏa thuận cơ bản chúng tôi đã thành lập để thảo luận và thông qua tại hội nghị thượng đỉnh - Hướng dẫn cơ bản cho Chiến lược phát triển trung hạn SCO.  
Nga cần sự thịnh vượng của Trung Quốc, Trung Quốc cần sự thành công của Nga 
Chúng tôi rất hy vọng về các cuộc đàm phán Nga-Trung Quốc và hội nghị thượng đỉnh SCO ở Bắc Kinh. Nga cần một Trung Quốc thịnh vượng, và tôi chắc chắn rằng Trung Quốc cần một nước Nga thành công.

Quan hệ đối tác của chúng tôi không trực tiếp chống lại bất cứ ai, mà là để xây dựng và tăng cường công lý, nền tảng dân chủ trong đời sống quốc tế. Sự hợp tác này là như vậy, một cái gì đó cần thiết trong thế giới ngày nay.
Người Trung Quốc xưa thường nói hy vọng thường đòi hỏi nỗ lực chung. Chúng tôi đã sẵn sàng nỗ lực chung vì lợi ích của quốc gia và dân tộc chúng ta. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra kết quả xứng đáng.* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn" Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Nguyễn Hường (nguồn RT)