Quân Mỹ thuê tàu ngầm Thụy Điển mô phỏng tàu ngầm Trung Quốc

01/01/2013 10:15
Đông Bình (nguồn mạng sina, Trung Quốc)
(GDVN) - Trước xu hướng phát triển, mua sắm tàu ngầm hiện đại của Trung Quốc tạo ra mối đe dọa trên biển, Mỹ thuê tàu ngầm AIP làm quân xanh tập trận.
Tàu ngầm thông thường lớp Lada do Nga chế tạo, phiên bản xuất khẩu là lớp Amur
Tàu ngầm thông thường lớp Lada do Nga chế tạo, phiên bản xuất khẩu là lớp Amur

Mạng sina Trung Quốc vừa có bài viết cho rằng, tuy công ty Rosoboronexport Nga từ chối bình luận về thông tin ký kết hợp đồng tàu ngầm với Trung Quốc, nhưng vào trung tuần tháng 11/2012, ông Biryulin, phó Cục trưởng Cục hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga từng nói với Interfax rằng, Trung Quốc là đối tác chiến lược của Nga, vì vậy trong các năm 2011-2012, đoàn đại biểu của hai bên đã liên tiếp thăm nhau, tìm hiểu cơ sở sản xuất và năng lực hiện có của các doanh nghiệp chế tạo và sửa chữa tàu thủy của hai bên.

Một nguồn tin hiểu rõ tiến trình đàm phán mua bán vũ khí Trung-Nga cho biết, tàu ngầm Type 1650 lớp Amur cung cấp cho Trung Quốc sẽ trang bị thiết bị động lực AIP do nước ngoài sản xuất. Bởi vì, Trung Quốc đã gặp phải một số khó khăn trong quá trình nghiên cứu chế tạo hệ thống AIP.

Về lý thuyết, không cần nguồn cung cấp không khí từ bên ngoài là một phương thức cung cấp động lực của tàu ngầm diesel thông thường, giúp cho tàu ngầm không cần tái sử dụng pin hoặc nổi lên sạc điện lại.

Điều này giúp cho thời gian lặn của tàu ngầm tăng 2-3 tuần. Còn nếu cung cấp động lực bằng cách thức thông thường, tàu ngầm chỉ có thể lặn vài ngày.

Tàu ngầm thông thường lớp Scorpene do Pháp chế tạo, đã bán cho Malaysia.
Tàu ngầm thông thường lớp Scorpene do Pháp chế tạo, đã bán cho Malaysia.

Hiện nay, hệ thống đẩy không cần nguồn cung cấp không khí từ bên ngoài chủ yếu có 3 loại: Thứ nhất là động cơ Stirling.

Đây là một loại thiết bị đẩy được tàu ngầm lớp Archer sử dụng. Động cơ này do người Thụy Điển nghiên cứu chế tạo, thiết kế của nó thậm chí có thể hồi tưởng về thế kỷ 19.

Đây là một loại động cơ tuần hoàn khép kín dựa trên trao đổi nhiệt (tức không cần đẩy khí thải ra ngoài). Động cơ này vừa chạy êm vừa có hiệu quả cao.

Thứ hai là thiết bị động lực tàu ngầm kiểu tự chủ (MESMA, động cơ tua-bin chu kỳ đóng/khép kín), do Cục đóng tàu DCN Pháp nghiên cứu chế tạo, nó sử dụng thiết bị động lực tua-bin hơi nước để tạo ra nhiệt lượng, để làm cho máy phát điện vận hành, từ đó cung cấp động lực cho động cơ.

Thiết bị MESMA là một trong những đối tượng được lựa chọn của thiết bị động lực tàu ngầm lớp Scorpene Pháp.

Thứ ba là pin nhiên liệu. Tàu ngầm diesel Type 212, do Đức nghiên cứu phát triển thành công, sử dụng pin nhiên liệu hydro để tạo ra dòng điện. Phiên bản xuất khẩu của tàu ngầm này là tàu ngầm Type 214 cũng sử dụng pin nhiên liệu này.

Tàu ngầm thông thường lớp Archer do Thụy Điển chế tạo, đã bán cho Singapore.
Tàu ngầm thông thường lớp Archer do Thụy Điển chế tạo, đã bán cho Singapore.

Nguồn tin trên từ chối tiết lộ tên nước sản xuất thiết bị động lực AIP cho tàu ngầm 1650 lớp Amur, mà chỉ cho biết rằng, ưu thế nổi trội của động cơ Stirling là nhiên liệu ít độc hại, mức độ an toàn sinh thái cao, mức độ tiếng ồn tương đối thấp.

Tàu ngầm lớp Gotland của Hải quân Thụy Điển sử dụng động cơ Stirling được Công ty Kockums nghiên cứu chế tạo vào những năm 1985-1990, nhiều nhất có thể lặn liên tục dưới nước 20 ngày, hiện nay tất cả tàu ngầm của Hải quân Thụy Điển đều đã trang bị động cơ Stirling.

Do phát triển tàu ngầm hạt nhân đối mặt với rất nhiều hạn chế công nghệ và lệnh cấm, cho nên các nước châu Á phổ biến tập trung chú ý tới tàu ngầm AIP, các vùng biển châu Á-Thái Bình Dương sắp nổi lên “luồng gió tàu ngầm AIP”.

Tuy tàu ngầm AIP sẽ không làm xáo trộn sự cân bằng quân sự của toàn bộ  khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhưng nó vẫn là một phần của cuộc chạy đua sức mạnh hải quân của khu vực này, và sẽ tác động sâu sắc, đặc biệt điều đáng chú ý là, tàu ngầm lớp Soryu của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản cũng đã lắp động cơ Stirling của Thụy Điển.

Tàu ngầm thông thường lớp Gotland do Thụy Điển chế tạo.
Tàu ngầm thông thường lớp Gotland do Thụy Điển chế tạo.

Tuy nhiên, nguồn tin từ Nga nhấn mạnh, trong quá trình tiến hành bán vũ khí lần này, Trung Quốc không thể sao chép được tàu ngầm Type 1650 lớp Amur, bởi vì điều khoản hạn chế trong hợp đồng không cho phép làm như vậy.

Trung-Nga chuẩn bị ký thỏa thuận về bản quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự. Phía Trung Quốc đã phát đi tín hiệu hoàn toàn chấp nhận tôn trọng bản quyền sở hữu trí tuệ của Nga, thỏa thuận có liên quan sẽ được ký kết vào thời gian tới.

Ở góc độ tác chiến của hải quân, khả năng chạy êm của tàu ngầm diesel hiện đại mạnh hơn tàu ngầm hạt nhân, đặc biệt là ở duyên hải. Sử dụng bộ cảm biến bị động hiện đại, một chiếc tàu ngầm diesel hoạt động dưới nước là vũ khí tốt nhất để tấn công các tàu ngầm khác.

Tàu ngầm hạt nhân thì thích hợp hơn với tác chiến biển xa. Khi hoạt động bằng pin ở vùng biển duyên hải, tàu ngầm diesel có tiếng ồn rất nhỏ, rất khó bị phát hiện, ngay cả Mỹ - nước bá chủ hải quân toàn cầu cũng bó tay với nó.

Theo tiết lộ của mạng Chiến lược Hoàn cầu, Mỹ, vài năm trước, Hải quân Mỹ đã tập trung đánh giá mối đe dọa của tàu ngầm, do số lượng tàu ngầm của các đối thủ không ngừng tăng lên, Mỹ đối mặt với vấn đề công nghệ khi tìm kiếm tàu ngầm diesel ở vùng biển duyên hải.

Vì vậy, từ năm 2005-2007, Mỹ thậm chí đã thuê một tàu ngầm lớp Gotland của Thụy Điển dùng làm “quân xanh” cho các cuộc diễn tập săn ngầm, giúp cho lực lượng săn ngầm Mỹ nghiên cứu công nghệ chống tàu ngầm.

Quân Mỹ luôn cho rằng, rất nhiều tàu ngầm động cơ thông thường của Hải quân Trung Quốc triển khai ở châu Á-Thái Bình Dương có khả năng đe dọa đối với Mỹ, đặc biệt là sau khi tàu ngầm Trung Quốc trang bị hệ thống AIP, thì nó sẽ có tính năng giảm tiếng ồn tốt, thời gian chạy liên tục dài hơn. Vì vậy, tàu nổi hoặc tàu ngầm của Mỹ sẽ đối mặt với một đối thủ tác chiến mạnh hơn trong tương lai.

Tàu ngầm thông thường Type-214 do Đức chế tạo, sử dụng động cơ AIP hiện đại nhất thế giới
Tàu ngầm thông thường Type-214 do Đức chế tạo, sử dụng động cơ AIP hiện đại nhất thế giới
Tàu ngầm thông thường Soryu sử dụng động cơ AIP của Nhật Bản.
Tàu ngầm thông thường Soryu sử dụng động cơ AIP của Nhật Bản.
Đông Bình (nguồn mạng sina, Trung Quốc)