Tên lửa RS-172 và kế hoạch "Siêu Su-35 Flanker" của Trung Quốc

04/07/2013 13:53
Việt Dũng
(GDVN) - Nếu tên lửa K-100 có thể cùng Su-35 nhập vào Trung Quốc, thì mới thực sự tăng mạnh sức chiến đấu trên không cho Trung Quốc, ý nghĩa chiến lược vượt xa động cơ 117S và radar Irbis-E hữu danh vô thực.

Kế hoạch "Siêu Flanker" của Trung Quốc

Theo một bài báo đăng trên tờ Phương Đông của TQ, mục đích thực sự nhập khẩu Su-35 Nga của Trung Quốc hoàn toàn không phải là động cơ 117S và radar radar mảng pha quét điện tử bị động Irbis-E của Su-35, mà là năng lực tấn công đường không tầm siêu xa, cốt lõi là tên lửa không đối không siêu xa K-100.

Bài viết chỉ ra, động cơ 117S và radar Irbis-E của Su-35 không những không phải tiên tiến thế giới, thậm chí đều chỉ là sản phẩm cấp hai ở Nga.

Máy bay chiến đấu T-50 Nga sử dụng động cơ 117 có lực đẩy lớn hơn nhiều và radar mảng pha quét điện tử chủ động SH121, đến cả Su-30MKI Ấn Độ đều phải chuyển sang sử dụng radar mảng pha quét điện tử chủ động Zhuk-AE.

Động cơ 117S là phiên bản cải tiến cấp cao của dòng AL-31F, chỉ được coi là sản phẩm "linh hoạt" của động cơ 117 thực sự. Radar Irbis-E càng chỉ là radar mảng pha quét điện tử bị động lỗi thời, kém xa động cơ máy bay thế hệ thứ tư thực sự và radar AESA.

Do động cơ và radar đều không hoàn hảo như vậy, bài viết cho rằng, giá trị thực sự của Su-35 đối với Trung Quốc là ở tên lửa không đối không siêu xa K-100 do Nga chế tạo. Được biết, K-100 (vốn có tên là R-172) là vũ khí không chiến hạng nặng của Nga được bắt đầu nghiên cứu chế tạo vào thập niên 90 của thế kỷ trước, nhưng quá trình nghiên cứu chế tạo rất không thuận lợi, mãi đến những năm gần đây mới có tin cho biết, phiên bản cải tiến của nó là K-100-1 sẽ trang bị cho Su-35.

Tên lửa không đối không siêu xa K-100 Nga (còn gọi là R-172)
Tên lửa không đối không siêu xa K-100 Nga (còn gọi là R-172)

Nghe nói, tên lửa này có tốc cao nhất vượt 3 Mach, tầm bắn lớn nhất 300 km, đây là khoảng cách mà bất cứ vũ khí không chiến nào hiện có hoặc đang nghiên cứu khác không thể tưởng tượng được.

Hiện nay, Nhật Bản và quân Mỹ đồn trú tại châu Á đều có lượng lớn máy bay cảnh báo sớm, máy bay săn ngầm và máy bay tác chiến điện tử, tạo ưu thế trên không lâu dài trước Trung Quốc.

Mặc dù trình độ máy bay chiến đấu thế hệ mới của Trung Quốc đã tiếp cận Mỹ-Nhật, nhưng vẫn thiếu thủ đoạn hiệu quả để đối phó với máy bay cảnh báo sớm, máy bay săn ngầm của Mỹ-Nhật. Hiện nay, tầm bắn xa nhất của tên lửa không đối không chủ lực của Trung Quốc vẫn ở mức 100 km, nhưng nếu nhập khẩu Su-35 thì sẽ tăng mạnh lên mức 300 km.

Tên lửa không đối không siêu xa K-100 có thể trang bị đầu dẫn đường radar chủ động hoặc đầu dẫn chống bức xạ, đồng thời có thể dựa vào máy bay cảnh báo sớm tiến hành dẫn sữa chữa liên kết dữ liệu trên không. K-100 không chỉ có thể trang bị cho máy bay chiến đấu Su-35, mà còn cân nhắc dùng cho Su-27 và Su-30 ngay từ lúc ban đầu nghiên cứu chế tạo.

Mặc dù tầm phóng của K-100 có thể vượt khoảng cách dò tìm của radar trang bị cho Su-27, Su-30, nhưng trong bối cảnh máy bay cảnh báo sớm thế hệ mới của Trung Quốc đã ra đời, nhập khẩu tên lửa K-100 sẽ trở thành "vũ khí tăng sức chiến đấu gấp bội" cho máy bay chiến đấu thế hệ mới Trung Quốc, thậm chí có thể sẽ dùng cho J-10 hoặc J-20.

Nếu tên lửa K-100 có thể cùng Su-35 nhập vào Trung Quốc, thì mới thực sự tăng mạnh sức chiến đấu trên không cho Trung Quốc, ý nghĩa chiến lược vượt xa động cơ 117S và radar Irbis-E hữu danh vô thực.

Máy bay tiêm kích J-20 do Trung Quốc tuyên truyền
Máy bay tiêm kích J-20 do Trung Quốc tuyên truyền
Một số chuyên gia quân sự phương Tây cho rằng, Không quân Trung Quốc nhập khẩu máy bay chiến đấu đa năng Su-35 đã thể hiện ý đồ chiến lược hoàn toàn mới của Trung Quốc, trong cân bằng  chiến lược quân sự Đông Á vốn đã bị phá vỡ, làm cho cán cân sức mạnh trên biển-trên không càng nghiêng về phía Trung Quốc.

>> BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM GỢI Ý ĐÁP ÁN CÁC MÔN THI ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2013
Việt Dũng