TQ mở rộng căn cứ trái phép Hoàng Sa để triển khai mọi loại máy bay?

27/06/2014 09:36
Đông Bình
(GDVN) - Những dấu hiệu này cho thấy, hải không quân Trung Quốc có khả năng biến đảo Phú Lâm (của Việt Nam) thành căn cứ quân sự tổng hợp lớn hơn.
Đường băng sân bay trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - quần đảo này bị Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược năm 1974
Đường băng sân bay trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam - quần đảo này bị Trung Quốc dùng vũ lực xâm lược năm 1974

Mạng "Kanwa Defense Review" Canada ngày 25 tháng 6 đưa tin, sau năm 2013, đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, bị Trung Quốc dùng vũ lực cướp, chiếm vào năm 1974) được Trung Quốc tiếp tục mở rộng (trái phép), bến cảng mới bắt đầu đưa vào sử dụng, đường băng sân bay đang sửa chữa lại (trái phép).

Theo bài báo, những dấu hiệu này cho thấy, hải không quân Trung Quốc có khả năng biến đảo Phú Lâm (của Việt Nam) thành căn cứ quân sự tổng hợp lớn hơn.

Bài báo cho rằng, hình ảnh vệ tinh cho thấy, cảng mới xây dựng (trái phép) đã được bắt đầu sử dụng vào năm 2013, cảng mới này đã bị Trung Quốc bắt đầu thi công (trái phép) từ năm 2011, đảo Phú Lâm đã có 2 bến cảng, ở cảng mới đã xây (trái phép) đê chắn sóng rất dài.

Ba mặt cảng dài 364 m, 270 m và 250 m; độ rộng của lối vào ở đê chắn sóng là 107 m, đủ để cho đỗ (trái phép) bất cứ loại tàu chiến mặt nước cỡ lớn nào của hải quân Trung Quốc, hình ảnh cho thấy cảng này đã cho đỗ các loại tàu quân sự khác nhau.

Máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc
Máy bay chiến đấu J-10 của Không quân Trung Quốc

2 cảng khác có đê dài khoảng 400 m, đê chắn sóng có độ rộng ra vào là 189 m, 92 m, hiện nay hầu như đều là cảng lưỡng dụng. Xây dựng (trái phép) nhiều bến cảng hơn có thể thấy Hải quân Trung Quốc cần bến cảng chuyên dụng, công trình ở bờ biển cảng mới vẫn đang thi công (trái phép), từ bề ngoài và tiêu chuẩn của các công trình có thể thấy, đó là các công trình hải quân.

Sân bay cũng đang được Trung Quốc sửa chữa (trái phép), đường băng đã tiếp tục tiến hành xây nền (trái phép), đã có khả năng sử dụng vật liệu xi măng cứng hơn, hầu như đã được đặt nhiều bê tông màu vàng hơn, đường băng sân bay máy bay ném bom của không quân Trung Quốc có độ dày lớn hơn sân bay máy bay chiến đấu, để máy bay quân dụng cỡ lớn cất hạ cánh.

Chẳng hạn, yêu cầu về đường băng của máy bay ném bom H-6 khác với máy bay chiến đấu. Độ dài của đường băng hoàn toàn không thay đổi, đều là 2.500 m, đủ để cất hạ cánh bất cứ máy bay quân sự hiện có nào của không quân Trung Quốc, trong đó có H-6.

Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc
Máy bay ném bom H-6 Trung Quốc

Khu vực đường băng sân bay có 4 kho dầu và 2 bộ ăng ten radar cỡ lớn, lồng chỉnh lưu 2 bộ ăng ten radar có đường kính lần lượt là 23 m, 16 m.

Thao khảo công nghệ radar của sự kiện máy bay Malaysia mất tích lần này, ở căn cứ không quân Gong Kedak cũng đã phát hiện lồng chỉnh lưu radar cỡ lớn, đường kính chỉ 19 m, radar đối không tiên tiến nhất của không quân Malaysia là radar RAT-31DL 3D, do tập đoàn Finmeccanica SELEX sản xuất, khoảng cách dò tìm là 500 km.

Do đó, có thể thấy, radar lắp (trái phép) ở đảo Phú Lâm là tương đối lớn. Tính theo khoảng cách dò tìm thông thường 500 km, nó đã bao quát vùng trời đảo Hải Nam, miền trung và miền nam Việt Nam, phía nam Biển Đông.

Theo bài báo, động thái tiến hành sửa chữa lại sân bay là đáng chú ý rất lớn, phải chăng giống như sân bay lưỡng dụng Shigatse ở Tây Tạng, trong tương lai sẽ triển khai thường xuyên (trái phép) số lượng nhỏ máy bay chiến đấu? Thực hiện chế độ luân phiên?

Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 Trung Quốc
Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 Trung Quốc

Đặc biệt, sau sự kiện máy  bay Malaysia, từ các hoạt động huấn luyện để phán đoán, lực lượng có khả năng đến đồn trú (trái phép) ở đây trong tương lai gồm có lực lượng hàng không hải quân, thậm chí lực lượng không quân.

Đông Bình