TQ nhập khẩu tên lửa S-400 sẽ làm mất cân bằng sức mạnh ở Biển Đông?

02/09/2014 07:50
Đông Bình
(GDVN) - Loại tên lửa này có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh Biển Đông, Nam Á, tiêu diệt nhiều loại mục tiêu như máy bay F-35 Mỹ; Mỹ theo dõi chặt chẽ, Ấn Độ lo ngại.

Tuần san "Business Standard" Ấn Độ ngày 29 tháng 8 đưa tin, khả năng Nga xuất khẩu tên lửa phòng không S-400 tiên tiến cho Trung Quốc rất cao, nhưng điều này có khả năng sẽ chọc giận quốc gia láng giềng Trung Quốc, đặc biệt là Ấn Độ.

Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga
Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga

Bài báo chỉ ra, S-400 là hệ thống hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới được nâng cấp trên nền tảng tên lửa S-300, Quân đội Trung Quốc có thể sử dụng hệ thống này để chống lại tất cả mọi vũ khí tấn công đường không, bao gồm máy bay chiến thuật và chiến lược, tên lửa đạn đạo và mục tiêu có tốc độ siêu thanh, chẳng hạn máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ.

Đài tiếng nói nước Nga gần đây dẫn lời chủ nhiệm Văn phòng Tổng thống Nga Sergey Ivanov cho biết: "Khả năng Trung Quốc trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên của tên lửa phòng không S-400 rất cao". Phát biểu này đã gây phỏng đoán cho dư luận bên ngoài về việc hai nước Trung-Nga sắp đạt được giao dịch kéo dài từ năm 2010 đến nay.

Chuyên gia an ninh cho rằng, giao dịch có liên quan đến tên lửa phòng không S-400 giữa Bắc Kinh và Moscow có khả năng sẽ làm thay đổi cân bằng sức mạnh ở Biển Đông, thậm chí Nam Á. Được biết, tên lửa phòng không S-400 có tầm bắn 2.400 km, có thể đồng thời bắn tới 72 mục tiêu, tấn công 36 mục tiêu có độ cao từ 5 - 30 km.

S-400 là hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới được nâng cấp trên nền tảng tên lửa S-300, Quân đội Trung Quốc có thể sử dụng hệ thống này chống lại tất cả vũ khí tấn công đường không, bao gồm máy bay chiến thuật và chiến lược, tên lửa đạn đạo và mục tiêu có vận tốc siêu thanh, ví dụ máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. 

Nếu như hai nước Trung-Nga ký kết thỏa thuận mua sắm, đây sẽ là giao dịch vũ khí lớn thứ ba đạt được giữa Bắc Kinh và Moscow từ năm 2013 đến nay.

Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga
Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga

Moscow ban đầu không muốn bán hệ thống tên lửa S-400 cho Trung Quốc, bởi vì lo ngại Trung Quốc sẽ tiến hành nghiên cứu kỹ thuật đảo ngược đối với nó (tức ăn cắp công nghệ, sao chép), nhưng cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến cho Nga bị các nước phương Tây cô lập và trừng phạt, Moscow bắt đầu xích lại gần Bắc Kinh.

Dự kiến, Trung Quốc và Nga sẽ hợp tác tiếp tục phát triển máy bay vận tải IL-476 và máy bay tiếp dầu IL-78. Theo chuyên gia quân sự Macao Antony Wong Dong (Hoàng Đông): "Hiện nay còn chưa rõ hợp tác quân sự giữa Bắc Kinh và Moscow sẽ phát triển như thế nào, nhưng Mỹ chắc chắn sẽ theo dõi chặt chẽ".

Tiến triển đàm phán tên lửa S-400 giữa Trung-Nga khiến Ấn Độ lo ngại?

Tờ "Tin tức Tham khảo" Trung Quốc ngày 30 tháng 8 dẫn tờ "Nam Hoa buổi sáng" Hồng Kông ngày 29 tháng 8 cho rằng, bên ngoài luôn theo dõi chặt chẽ tình hình tiến hành đàm phán về giao dịch hệ thống tên lửa phòng không S-400 giữa Trung-Nga. 

Một quan chức cấp cao Nga cho biết, mặc dù đàm phán từ năm 2010, nhưng gần đây mới có tiến triển.

Theo quan chức Nga thì khả năng Trung Quốc mua được tên lửa S-400 là rất lớn, nhưng không tiết lộ nội dung cụ thể. Nhà phân tích quốc phòng Rajeswari Pillai Rajagopalan, Quỹ nghiên cứu nhà quan sát Ấn Độ (Observer Research) cho rằng, do Ấn Độ cũng rất lệ thuộc vào vũ khí trang bị của Nga, vì vậy giao dịch S-400 giữa Trung-Nga sẽ làm cho Ấn Độ càng cảm thấy lo ngại.

Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga
Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga

Bà nói: "Nga bất chấp lợi ích của Ấn Độ, bán vũ khí tiên tiến cho Trung Quốc mà không hề để ý đến ai, điều này phản ánh động thái mới sắp hình thành, Ấn Độ phải áp dụng biện pháp bảo đảm cho bản thân trở nên năng động và linh hoạt, để lợi ích được tối đa hóa".

Theo bà Rajeswari Pillai Rajagopalan: "Giao dịch S-400 giữa Trung-Nga sẽ không buộc Ấn Độ đưa ra chiến lược quân sự mới, nhưng nó sẽ làm thay đổi trạng thái địa-chính trị và cân bằng sức mạnh ở châu Á".

Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc muốn mua S-400 của Nga, bởi vì Trung Quốc và Nga cần đến nhau. Nga cần Trung Quốc cung cấp kinh phí nghiên cứu.

Chuyên gia quân sự Macao Hoàng Đông cho rằng, nếu giữa Trung-Nga đạt được giao dịch vũ khí, điều đó sẽ làm cho Mỹ tăng cường quan hệ với Philippines, Việt Nam, thậm chí Đài Loan.

Hoàng Đông nói: "Hiện nay còn chưa rõ hợp tác quân sự Trung-Nga sẽ đi đến đâu, nhưng Mỹ chắc chắn sẽ theo dõi chặt chẽ, đồng thời muốn đưa ra sách lược mới".

Hệ thống phòng không S-400 có 4 loại tên lửa với các tầm bắn khác nhau như 400 km, 120 km và 40 km.
Hệ thống phòng không S-400 có 4 loại tên lửa với các tầm bắn khác nhau như 400 km, 120 km và 40 km.

Hoàng Đông cũng cho là việc phương Tây quyết định trừng phạt và cô lập Nga sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra đã làm cho Moscow và Bắc Kinh xích lại gần nhau hơn.

Hoàng Đông nói: "Quân đội Trung Quốc muốn học được một số công nghệ tên lửa đặc biệt từ S-400. Tôi cho rằng, Trung Quốc không lâu nữa sẽ sản xuất ra một loại tên lửa phòng không mới có thể so sánh với S-400, bởi vì người Trung Quốc giỏi sao chép".

“S-400 sẽ giúp Trung Quốc nâng cao khả năng phòng không”

Mạng quân sự sina Trung Quốc dẫn báo chí Mỹ cho rằng, so với hệ thống vũ khí phòng không Trung Quốc khác, hệ thống tên lửa phòng không S-400 có thể theo dõi và tấn công mục tiêu xa hơn, điều này có thể cải thiện rất lớn khả năng tác chiến chống can dự cho Trung Quốc.

Bài báo dẫn truyền thông Nhật Bản cho rằng, Nga bán hệ thống phòng không S-400 cho Trung Quốc sẽ tăng cường khả năng phòng không lập thể cho Trung Quốc, có thể trực tiếp đưa đảo Senkaku vào tầm ngắm của hỏa lực phòng không mặt đất. Vì vậy, Nhật Bản cần triển khai máy bay chiến đấu F-35, đây có lẽ là biện pháp duy nhất có thể ứng phó với hệ thống phòng không này.

Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga
Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga

Chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long cho rằng, tầm bắn của tên lửa phòng không S-400 có thể đạt 350 km, thậm chí 400 km, đã mở rộng rất nhiều so với S-300 trước đây. Nó cùng với hệ thống tên lửa phòng không dòng Hồng Kỳ (HQ) hiện có sẽ giúp cho Trung Quốc có thể hình thành một hệ thống phòng không kết nối tầm xa – trung – gần.

Theo Đỗ Văn Long, đối với cùng một mục tiêu hoặc loạt mục tiêu khác nhau, từ gần hay xa đều có thể đánh chặn, xác suất được cải thiện rõ rệt. S-400 sẽ “thêu gấm thêu hoa” cho hệ thống phòng không của Trung Quốc, phạm vi phòng không, phòng thủ tên lửa hiện nay sẽ được mở rộng rất lớn.

Bài báo cho rằng, hợp tác quân sự Trung-Nga rất rộng. Theo Đỗ Văn Long, trong bối cảnh hiện nay, chuyên gia Nga gần đây bắn tin về đàm phán tên lửa S-400 là để cho Mỹ nghe, thể hiện Nga có rất nhiều con bài để gây khó dễ cho Mỹ. Những thông tin từ phía Nga cho thấy, hai bên đàm phán rất nghiêm túc về mua bán S-400.

Đỗ Văn Long còn tuyên truyền cho rằng, hiện nay, quan hệ Trung-Nga rất tốt đẹp, hợp tác quân sự hai nước nên điều chỉnh theo hướng “hợp tác nghiên cứu chế tạo”. Vì “lợi ích chung”, trong tương lai hai bên có thể “kết hợp ưu thế của nhau”. Chẳng hạn, Nga có công nghệ, có tài nguyên, còn Trung Quốc có tiền, công nghệ ở một số phương diện cũng “không tồi”, hợp tác nghiên cứu công nghệ mới có thể trở thành trạng thái bình thường, đạt mục đích “cùng thắng”.

Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga
Hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-400 Nga

Mạng Lenta Nga ngày 21 tháng 8 cho rằng, Nga và Trung Quốc từ đầu năm 2014 đến nay có quan hệ gần gũi hơn cả về kinh tế và quân sự, nhưng rất khó lấy quan hệ đồng minh để hình dung quan hệ hai nước. 

Trên thực tế, hai bên theo đuổi chủ nghĩa thực dụng, lợi dụng lẫn nhau trong lĩnh vực quân sự. Trung-Nga thậm chí còn “chơi cờ” với nhau để tranh đoạt khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi được cho là trung tâm sức mạnh thế giới thế kỷ 21.

Đông Bình