TQ phô trương vũ lực nhưng không dám mạo hiểm quân sự ở biển Đông?

10/07/2013 08:07
Đông Bình
(GDVN) - Trung Quốc thích răn dạy nước khác, sử dụng ngoại giao pháo hạm, nhưng họ sẽ không mạo hiểm quân sự vì sự phát triển của mình.
Hạm đội Nam Hải tiến hành diễn tập tác chiến biên đội trên biển Đông.
Hạm đội Nam Hải tiến hành diễn tập tác chiến biên đội trên biển Đông.

Tờ "Thời báo Hoàn Cầu" Trung Quốc vừa đăng lại bài viết của Benjamin Herscovitch từ báo Australia. Bài viết cho rằng, mặc dù năm 2012 Trung Quốc phô trương vũ lực ở Biển Đông và biển Hoa Đông, nhưng chính sách ngoại giao của Chính phủ Trung Quốc khóa mới hoàn toàn chưa có dấu hiệu của tư duy chiến tranh "tổng bằng không".

Theo tuyên truyền của cỗ máy truyền thông nước này, tại hội nghị của ASEAN vài ngày trước tại Brunei, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á "giống như thành viên của một gia tộc lớn". Tại cuộc họp báo chung  trước đó, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hàn Quốc đã “nhìn nhau cười”, bày tỏ cam kết chung về bán đảo Triều Tiên hòa bình...

Như vậy, rốt cuộc, một khu vực châu Á ổn định, an ninh vẫn là việc lớn hàng đầu của Trung Quốc, họ sẽ không vì tranh chấp lãnh thổ trên biển mà đe dọa đến quan hệ với các nước chủ yếu trong khu vực hoặc quan hệ với Mỹ và Australia.

Theo bài báo, tất nhiên, Bắc Kinh thỉnh thoảng sẽ làm leo thang tranh chấp hoặc công kích Canberra và Washington quá mức thân mật. Có điều, nhìn vào ngoại giao tích cực ở châu Á trong tuần qua, Trung Quốc hiểu rõ phải tranh thủ sự thân thiện ở khu vực, cũng đã ngầm thừa nhận quan hệ đối tác ngày càng tăng cường giữa Australia-Mỹ.

Tháng 4 năm 2013, Thủ tướng Australia khi đó là Gillard đạt được một loạt thành công ngoại giao ở Trung Quốc đã tiếp tục chứng minh, Australia với tư cách là "then chốt" phía nam trong việc chuyển hướng tới châu Á của Mỹ hoàn toàn không gây trở ngại cho sự phát triển quan hệ Australia-Trung Quốc.

Tháng 5 năm 2013, cả ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tổ chức diễn tập quy mô trên Biển Đông.
Tháng 5 năm 2013, cả ba hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc tổ chức diễn tập quy mô trên Biển Đông.

Mặc dù có những tín hiệu tích cực từ Bắc Kinh, nhưng một khu vực Tây Thái Bình Dương hòa bình hoàn toàn không phải là sự thực đã có. Trong 2 năm qua, trong tranh chấp biển, Bắc Kinh đã sử dụng những ngôn từ cực đoan và ngoại giao pháo hạm.

Nhưng, nếu vì vậy cho rằng quan hệ khu vực có thể bùng phát xung đột bất cứ lúc nào, thậm chí chiến tranh, thì đã coi nhẹ sự tinh quái và thành thục của ngoại giao Trung Quốc.

Bộ máy lãnh đạo Trung Quốc không bị thúc đẩy bởi ý thức hệ như thời Mao Trạch Đông. Với sự dẫn dắt của "quản lý khoa học", sự bền vững của chế độ tùy thuộc vào sự ổn định và tăng trưởng kinh tế. Đảng Cộng sản Trung Quốc muốn tăng trưởng quyền lực và uy tín cho Trung Quốc, nhưng hoàn toàn không muốn tham vọng của họ đe dọa thị trường rộng mở và quan hệ quốc tế của châu Á.

Đương nhiên, căng thẳng với các nước láng giềng trên biển và Mỹ trầm trọng hơn là phù hợp với lợi ích của Bắc Kinh, bởi vì điều này sẽ thúc đẩy sự ủng hộ của chủ nghĩa dân tộc đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc, chứng minh ngoại giao tự tin hơn của họ và sự hợp lý của chính sách quốc phòng.- Thời báo Hoàn Cầu, Trung Quốc bình luận.

Nhưng, Bắc Kinh hiểu sâu sắc rằng, lợi ích từ sự "thiếu lòng tin chiến lược" này là có hạn. Nếu tự phụ, hợm mình gây ra căng thẳng quan hệ đối ngoại, bị các nước lớn châu Á khác tiến hành trừng phạt kinh tế, hoặc ngang nhiên đối đầu với Mỹ, thì Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ mất đi rất lớn danh dự trong quá trình đưa Trung Quốc từ nước nghèo trước đây hướng tới sự giàu có của "thị trường tự do".

Trung Quốc ưu tiên biên chế tàu chiến mới cho Hạm đội Nam Hải
Trung Quốc ưu tiên biên chế tàu chiến mới cho Hạm đội Nam Hải

Rose Trier, chuyên gia vấn đề Trung Quốc của Đại học Harvard, Mỹ cho rằng, Trung Quốc là một nước mới nổi của “chủ nghĩa cơ hội”. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc có tầm nhìn “sắc bén”, đã nắm bắt cơ hội để mở rộng sức ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc, đồng thời tránh mạo hiểm ngoại giao và quân sự có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế của họ hay cô lập Bắc Kinh về ngoại giao.

Bắc Kinh có thể nâng đỡ chính quyền CHDCND Triều Tiên, coi nước này là vùng đệm, nhưng đồng thời ủng hộ quốc tế trói buộc những nỗ lực của CHDCND Triều Tiên trong chương trình hạt nhân; người Trung Quốc thích được răn dạy các nước láng giềng, nhưng “sẽ chưathông qua vũ lực để áp đặt chủ trương lãnh thổ trên biển” của họ; tuy thống nhất Đài Loan là một cốt lõi lớn trong chính sách của họ, nhưng Bắc Kinh sẽ không dám chinh phục Đài Bắc bằng cách chấp nhận rủi ro để xảy ra tình trạng bế tắc quân sự với Washington.

Với tư cách là một nước lớn thế giới nổi lên thực dụng, Bắc Kinh chấp nhận sự thực quân Mỹ đang đồn trú, hiện diện ở Tây Thái Bình Dương. Đồng thời, họ cũng hiểu rõ, Canberra sẽ không vì người Trung Quốc, cảm thấy bất an về quan hệ an ninh Australia-Mỹ mà điều chỉnh chính sách ngoại giao. Cho nên, cùng với việc tăng cường quan hệ an ninh với Washington, Australia cần làm sâu sắc hơn quan hệ với Bắc Kinh. Việc đồng thời bày tỏ thiện chí với cả Mỹ và Trung Quốc cũng không phải là đứng giữa các mối nguy hiểm.

Hạm đội Nam Hải biên chế mới tàu hộ vệ hạng nhẹ Huệ Châu Type 056 - loại tàu dùng để tác chiến biển gần (Biển Đông)
Hạm đội Nam Hải biên chế mới tàu hộ vệ hạng nhẹ Huệ Châu Type 056 - loại tàu dùng để tác chiến biển gần (Biển Đông)
* Trích dẫn, đăng tải lại toàn bộ hoặc một phần thông tin từ bài viết này phải chịu trách nhiệm và ghi rõ "theo báo Giáo Dục Việt Nam" hoặc "theo Giaoduc.net.vn". Box thảo luận ở phía dưới là diễn đàn để độc giả gửi comment, đánh giá, nhìn nhận và chia sẻ ý kiến. Báo Giáo Dục Việt Nam luôn đón nhận các ý kiến khách quan, có tính chất xây dựng, tôn trọng pháp luật, thuần phong mỹ tục... của tất cả bạn đọc gửi về. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu để quá trình biên tập và đăng tải được thuận tiện. Chân thành cảm ơn độc giả!
Đông Bình