Trung Quốc có thể dùng thủy phi cơ AG600 chi viện quân đồn trú Biển Đông

03/04/2015 07:39
Đông Bình (nguồn báo Phượng Hoàng, HK)
(GDVN) - Theo báo Nga, Trung Quốc sẽ dùng thủy phi cơ Giao Long tranh đoạt lợi ích trên Biển Đông, chứ không phải dùng để dập lửa và cứu nạn.
Trung Quốc vừa tổ chức lễ bàn giao đầu thủy phi cơ AG600 Giao Long (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)
Trung Quốc vừa tổ chức lễ bàn giao đầu thủy phi cơ AG600 Giao Long (nguồn báo Hoàn Cầu, Trung Quốc)

Mạng tin tức Sputnik Nga ngày 1 tháng 4 đăng bài viết "Giao Long có thể sẽ hỗ trợ cho Trung Quốc kiểm soát tình hình trên biển".

Theo bài báo, thủy phi cơ lớn nhất trên thế giới Giao Long AG600 sắp hoàn thành lắp ráp hoàn chỉnh ở Trung Quốc. Theo kế hoạch, Giao Long sẽ tiến hành bay thử lần đầu tiên trên mặt đất và trên biển vào năm 2016. Chuyên gia Cashin, Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng, Trung Quốc là quốc gia duy nhất nghiên cứu chế tạo thủy phi cơ hạng nặng hoàn toàn mới trên thế giới.

Truyền thông Trung Quốc cho biết, Giao Long là một trong 3 loại "máy bay lớn" do Trung Quốc tập trung sức mạnh quốc gia tự chủ nghiên cứu chế tạo. Hai loại máy bay lớn khác là máy bay chở khách cỡ lớn C919 và máy bay vận tải quân sự hạng nặng Y-20. Trung Quốc sở hữu 2 loại máy bay sau rõ ràng là "cần thiết": Các "nước lớn" như Trung Quốc không thể hoàn toàn lệ thuộc vào nhập khẩu máy bay chở khách hàng không dân dụng, đồng thời cũng cần máy bay nội để điều động lực lượng có hiệu quả cao.

Nhưng, ý nghĩa sở hữu thủy phi cơ Giao Long hoàn toàn không rõ rệt lắm. Chủ yếu dùng nó để dập lửa, công dụng thứ hai là dùng nó để tiến hành tuần tra trên biển, cứu hộ và vận chuyển hàng hóa cự ly dài. Thực hiện chương trình có chi phí chế tạo đắt đỏ như vậy để dập lửa rõ ràng là điều kỳ lạ. Máy bay dập lửa là máy bay đặc chủng sử dụng theo mùa trong 1 năm, hơn nữa cũng không phải đều được sử dụng hàng năm.

Trung Quốc vừa tổ chức lễ bàn giao đầu thủy phi cơ AG600 Giao Long (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Trung Quốc vừa tổ chức lễ bàn giao đầu thủy phi cơ AG600 Giao Long (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)

Thủy phi cơ khác với máy bay vận tải, có thể trực tiếp lấy nước để dập lửa lần tiếp theo. Nhưng trên thực tế, việc lấy nước trực tiếp như vậy không hề dễ dàng. Để có thể làm cho máy bay đáp xuống an toàn, đòi hỏi phải tiến hành kiểm tra đối với vùng nước, loại bỏ rác trôi trên đó. Cho dù gặp phải một mảnh gỗ không phải lớn cũng có thể gây ra hậu quả mang tính thảm họa cho thủy phi cơ khi trượt. Việc chuẩn bị tốt vùng nước vừa tốn thời gian vừa tốn nhân lực, vật lực và tiền bạc.

Nhiệm vụ tuần tra trên biển hoàn toàn có thể dùng máy bay tuần tra thông thường đậu trên sân bay mặt đất để hoàn thành. Để hạ cánh thuận lợi trên mặt nước, không cần tiến hành thiết kế riêng cho chúng, cho nên chúng phải có tính năng bay tốt hơn so với thủy phi cơ có trọng lượng tương tự.

Thủy phi cơ có thể dùng để tiến hành cứu hộ trên biển. Nhưng, sóng biển thường ngăn chặn chúng hạ cánh bình thường. Hơn nữa, các tai nạn tàu thuyền thường xảy ra ở trạng thái thời tiết khắc nghiệt, mà lúc đó thủy phi cơ căn bản không thể điều đến được. 

Năm 1989, khi tàu ngầm hạt nhân Komsomolets Liên Xô xảy ra hỏa hoạn, Hải quân Liên Xô đã không thể dùng thuỷ phi cơ Be-12 của họ để cứu vớt thủy thủ, bởi vì chúng không thể cất hạ cánh khi gặp sóng cấp 3.

Thủy phi cơ hiện đại Be-200 Nga có thể hoàn thành cất hạ cánh trong điều kiện sóng cấp 3 (sóng cao 1,25 m). Cho dù Trung Quốc có thể bảo đảm máy bay nội của họ có tính năng hàng hải tốt hơn cũng chưa chắc có thể nâng cao tính năng của nó lên vài lần. Dùng Giao Long tiến hành cứu hộ trên biển vẫn sẽ có tính hạn chế rất lớn.

Trung Quốc vừa tổ chức lễ bàn giao đầu thủy phi cơ AG600 Giao Long (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Trung Quốc vừa tổ chức lễ bàn giao đầu thủy phi cơ AG600 Giao Long (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)

2 nhà sản xuất thủy phi cơ hiện có trên thế giới - Nga và Nhật Bản đã giành được một chút thành tích trên phương diện xuất khẩu loại máy bay này. Nga đã bán một máy bay Be-200 cho Bộ Tình trạng khẩn cấp Azerbaijan, trong khi đó, Nhật Bản chuẩn bị ký kết hợp đồng cung cấp 9 thủy phi cơ US-2 cho Ấn Độ. 

Một nguyên nhân Nga và Nhật Bản sản xuất loại máy bay này chính là, đã rót rất nhiều tiền để nghiên cứu chế tạo chúng và xây dựng cơ sở sản xuất trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Chỉ có điều, nghiên cứu chế tạo thủy phi cơ cỡ lớn, đắt đỏ để dập lửa và cứu nạn trên biển không tránh khỏi gây nghi ngờ. Tuy nhiên, thủy phi cơ Giao Long lại có khả năng đóng vai trò trong việc "bảo vệ lợi ích của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp". Chẳng hạn, thủy phi cơ có thể dùng để khai thác tài nguyên khoáng sản, cung cấp bảo đảm hậu cần cho quân đồn trú (bất hợp pháp) trên các đảo ở Biển Đông.

Thủy phi cơ Giao Long hành trình lớn nhất có thể đạt 5.300 km (lớn hơn Be-200 Nga và US-2 Nhật Bản), một khi hoàn thành chế tạo, Trung Quốc sẽ có khả năng vận chuyển bất cứ hàng hóa nào tới khu vực tương đối xa ở Thái Bình Dương. 

Do đó, thủy phi cơ Giao Long có thể làm máy bay vận tải chuyên dụng ở Thái Bình Dương. Điều này sẽ tăng mạnh vị thế của Trung Quốc ở khu vực quan trong chiến lược châu Á-Thái Bình Dương.

Trung Quốc vừa tổ chức lễ bàn giao đầu thủy phi cơ AG600 Giao Long (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Trung Quốc vừa tổ chức lễ bàn giao đầu thủy phi cơ AG600 Giao Long (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Hiện trường chế tạo thủy phi cơ AG600 Giao Long (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Hiện trường chế tạo thủy phi cơ AG600 Giao Long (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Thủy phi cơ AG600 Giao Long (mô phỏng, nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Thủy phi cơ AG600 Giao Long (mô phỏng, nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Đông Bình (nguồn báo Phượng Hoàng, HK)