Trung Quốc coi Biển Đông là trận địa tấn công hạt nhân đối với Mỹ?

18/02/2014 09:49
Đông Bình
(GDVN) - Tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc từ căn cứ Tam Á sẽ nhanh chóng xâm nhập trận địa phóng tên lửa hạt nhân dưới lòng Biển Đông, phát động tập kích hạt nhân Mỹ.
Hình ảnh này của cư dân mạng được cho là 3 tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Trung Quốc đồng thời neo đậu ở vịnh Á Long, đảo Hải Nam
Hình ảnh này của cư dân mạng được cho là 3 tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 Trung Quốc đồng thời neo đậu ở vịnh Á Long, đảo Hải Nam

Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 17 tháng 2 có bài viết tuyên truyền cho rằng, số lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới của Hải quân Trung Quốc luôn là một điều bí ẩn.

Trong thời gian tết âm lịch, có cư dân mạng đã chụp được 3 tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược mới của Hải quân Trung Quốc ở trong căn cứ Hạm đội Nam Hải, vịnh Á Long, Tam Á, trông bề ngoài rất có thể là tàu ngầm hạt nhân Type 094 mới nhất.

Được biết, cơ quan tình báo Hải quân Mỹ cho rằng, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn nhất châu Á ở thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam.

Căn cứ hải quân của Trung Quốc ở Tam Á, Hải Nam triển khai tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Quân đội Trung Quốc, trong khi đó tàu ngầm hạt nhân mới của Trung Quốc có thể lắp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Cự Lang-2 (JL-2) tầm bắn trên 8.000 km (thực tế hiện nay TQ vẫn đang muốn nhập khẩu tàu ngầm thông thường của Nga).

Tin tức tình báo mới nhất do Hải quân Mỹ công bố là thông qua phân tích vệ tinh quân sự phát hiện, 3 tàu ngầm hạt nhân Quân đội Trung Quốc dồn dập qua lại vùng biển xung quanh Tam Á, đồng thời căn cứ vào tuyến đường của những tàu ngầm này, đã phát hiện ra sự tồn tại của căn cứ hải quân bí mật Tam Á của Quân đội Trung Quốc.

Đồng thời tình báo quân Mỹ cũng xác nhận, ở những khu vực xung quanh căn cứ hải quân bí mật ở Tam Á này còn có công trình bí mật đồng bộ dự trữ tên lửa của Quân đội Trung Quốc.

Trước đó tờ "Jane's Defense Weekly" Anh cho biết, vệ tinh Mỹ cũng xác nhận, Trung Quốc ngay từ 10 năm trước đã xây dựng xong căn cứ quân sự bí mật của Hải quân ở Tam Á, Hải Nam.

Hình ảnh này của cư dân mạng được cho là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Hải quân Trung Quốc triển khai ở vịnh Á Long, đảo Hải Nam, Trung Quốc
Hình ảnh này của cư dân mạng được cho là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Hải quân Trung Quốc triển khai ở vịnh Á Long, đảo Hải Nam, Trung Quốc

Theo truyền thông nước ngoài, Hải quân Trung Quốc đã sớm chọn Tam Á, Hải Nam để xây dựng "hang động" tàu ngầm hạt nhân dưới núi, những căn cứ tàu ngầm hạt nhân này xây dựng dựa vào núi, nằm trong núi sâu, núi liền với biển, hơn nữa tàu ngầm hạt nhân có thể trực tiếp ra biển, không dễ bị dò tìm, phát hiện; ngoài ra, từ Tam Á tàu ngầm hạt nhân có thể lập tức, trực tiếp xâm nhập biển sâu, triển khai tập kích, tấn công.

Lực lượng tàu ngầm thông thường của Hạm đội Nam Hải xuất phát từ căn cứ Du Lâm, Tam Á, Hải Nam, cho dù có thể chạy gần khu vực yểm trợ của lực lượng hàng không Trung Quốc và vươn ra trong thời gian tương đối dài ở phía nam Đài Loan.

Nhưng, sau khi đi qua đảo Đông Sa, cùng với việc phạm vi kiểm soát và khả năng kiểm soát của lực lượng hàng không yếu đi, trong phạm vi khu vực 200 hải lý phía nam Đài Loan, lặn bí mật đã trở thành tất yếu.

Nếu chỉ giới hạn tác chiến ở phía nam Đài Loan, tàu ngầm động lực diesel-điện của Trung Quốc còn có thể làm được, nếu yêu cầu lực lượng tàu ngầm chạy hướng đông vượt qua Balintang, eo biển Bashi, đến tuyến đường thương mại quan trọng phía đông Đài Loan tác chiến, thì cũng đối mặt với vấn đề nan giải như lực lượng tàu ngầm thông thường của Hạm đội Đông Hải.

Hình ảnh này của cư dân mạng chụp trong dịp Tết âm lịch được cho là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Hải quân Trung Quốc triển khai ở vịnh Á Long, đảo Hải Nam, Trung Quốc
Hình ảnh này của cư dân mạng chụp trong dịp Tết âm lịch được cho là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Hải quân Trung Quốc triển khai ở vịnh Á Long, đảo Hải Nam, Trung Quốc

Tức là chặng đường lặn bí mật vượt khả năng chạy liên tục một lần của tàu ngầm động cơ diesel-điện của Trung Quốc, trong khi đó, tiến hành nạp điện bổ sung trong quá trình hoạt động thì phải đối mặt với mối đe dọa to lớn của lực lượng săn ngầm hàng không trên đảo Đài Loan và quần đảo Ryukyu.

Cho dù có thể thuận lợi vượt qua Balintang, eo biển Bashi, ở vùng biển phía đông Đài Loan và khu vực nhóm đảo Miyako, thì cũng đã nằm ở khu vực tuần tra săn ngầm của máy bay P-3C triển khai dày đặc ở Đài Loan, Nhật Bản.

Trong tình hình này, mặc dù đến được khu vực chỉ định tác chiến, tình hình đối mặt sẽ khó khăn như lực lượng tàu ngầm thông thường của Hạm đội Đông Hải.

Đối mặt với thực tế này, là tàu ngầm thông thường của Hạm đội Nam Hải - hạm đội chủ lực của Hải quân Trung Quốc, sẽ rất khó hỗ trợ cho tác chiến trong các cuộc xung đột tiềm tàng ở duyên hải phía đông, điều này sẽ giảm mạnh số lượng tham chiến tổng thể và khả năng tác chiến tổng thể của lực lượng tàu ngầm Hải quân Trung Quốc.

Thềm lục địa và môi trường đáy biển của Biển Đông đã tạo điều kiện hết sức có lợi cho tác chiến tàu ngầm của Trung Quốc, Biển Đông đã trở thành trận địa quan trọng tác chiến dưới nước của Hải quân Trung Quốc.

Theo truyền thông quốc tế, tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc xuất phát từ căn cứ tàu ngầm và Tam Á, sẽ nhanh chóng có thể xâm nhập trận địa phóng tên lửa hạt nhân, phát động tập kích hạt nhân đối với các đô thị bờ biển phía tây nước Mỹ.

Tên lửa đạn đạo Cự Lang-2 trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 được truyền thông Trung Quốc tuyên truyền.
Tên lửa đạn đạo Cự Lang-2 trang bị cho tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 094 được truyền thông Trung Quốc tuyên truyền.
Đông Bình