Trung Quốc lại dùng chiêu bài kinh tế để ve vãn Philippines?

03/07/2014 06:53
Hồng Thủy
(GDVN) - Những món hời kinh tế Trung Quốc đưa ra thường không dễ "nuốt trôi" khi đối tác của chúng ta luôn rắp tâm hãm hại, chớp thời cơ đánh lén sau lưng.
Ông Triệu Kiến Hoa (trái) và Chủ tịch Phòng Công nghiệp thương mại Philippines
Ông Triệu Kiến Hoa (trái) và Chủ tịch Phòng Công nghiệp thương mại Philippines

Philstar ngày 3/7 đưa tin, chính phủ Trung Quốc đang muốn khuyến khích đầu tư và thúc đẩy khách du lịch Trung Quốc sang Philippines bất chấp những căng thẳng giữa 2 nước trên Biển Đông.

Triệu Kiến Hoa, tân Đại sứ Trung Quốc tại Philippines tuyên bố: "Tôi phải nói thẳng rằng đầu tư của Trung Quốc đến Philippines là chưa thỏa đáng, vì vậy chúng tôi hy vọng rằng có thể đầu tư nhiều hơn". Ông Hoa đưa ra phát biểu này trong buổi chiêu đãi của Phòng Thương mại và công nghiệp Philippines (PCCI) tối Thứ Ba.

Trung Quốc lại dùng chiêu bài kinh tế để ve vãn Philippines? ảnh 2

Vì chuyện Biển Đông, Trung Quốc "hãm" gạo Philippines dự triển lãm?

(GDVN) - Các doanh nghiệp Philippines nói rằng họ đã bị phía Trung Quốc cố tình dùng thủ tục hải quan để giữ chân các sản phẩm của họ tham dự triển lãm Trung Quốc - ASEAN, một hội chợ thương mại đầu tư thường niên được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc trong bội cảnh tranh chấp lãnh thổ đang leo thang trên Biển Đông.

Ông Hoa cho biết, Bắc Kinh muốn khuyến khích đầu tư vào các dự án năng lượng để "giúp" Philippines giảm chi phí sản xuất năng lượng được cho là cao nhất Đông Nam Á.

"Có một cơ hội tốt cho phía Philippines để nhận được một khoản đầu tư cho sản xuất chất lượng cao, bao gồm chế biến thực phẩm, khai thác khoáng sản. Đây là những điều chúng tôi có thể làm trong tương lai gần", Triệu Kiến Hoa cho biết.

"Bạn sẽ ngạc nhiên rằng Philippines đang đầu tư ở Trung Quốc nhiều hơn những gì Trung Quốc đang đầu tư ở Philippines", tân Đại sứ Trung Quốc nói, Bắc Kinh cũng mong muốn nhiều khách du lịch nước này đến Philippines hơn.

Trong quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại, thường người ta vẫn nhắc đến hợp tác cùng có lợi, như Trung Quốc vẫn nói là cùng thắng. Nhưng trong phát biểu của ông Hoa, người ta chỉ thấy Bắc Kinh muốn "giúp" Manila, và chỉ thấy đây là "cơ hội" Philippines cần nắm lấy, tuyệt nhiên không đả động gì đến lợi ích mà Trung Quốc có được, phải chăng là một sự bất thường? (PV).

Trung Quốc lại dùng chiêu bài kinh tế để ve vãn Philippines? ảnh 3

Tổng thống Philippines muốn thăm Trung Quốc phải rút đơn kiện Bắc Kinh

(GDVN) - Trung Quốc đã đưa ra điều kiện rằng họ chỉ tiếp Tổng thống Philippines khi Manila rút đơn kiện Bắc Kinh.

Trong năm 2013, 426 ngàn lượt khách du lịch Trung Quốc đến Philippines, tăng 70% so với năm 2012 xảy ra cuộc khủng hoảng Scarborough. Mặc dù có sự tăng vọt trở lại, nhưng Triệu Kiến Hoa cho rằng con số này còn quá nhỏ so với điểm đến Malaysia 4 triệu lượt, Thái Lan 3 triệu lượt.

"Hãy tưởng tượng nếu bạn có thể thu hút 1 triệu khách du lịch Trung Quốc, điều đó sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp du lịch Philippines. Chúng tôi rất vui mừng rằng mặc dù chúng ta đang có những khó khăn, du khách Trung Quốc vẫn đang bị thu hút bởi cảnh đẹp và con người ở đây. Chúng tôi hy vọng điều này sẽ tăng trưởng trong năm nay", ông Hoa tuyên bố.

"Tôi nghĩ rằng đây là điều bắt buộc và cần thiết để 2 nước tập trung vào những thứ có thể đoàn kết chúng ta, tập trung vào những cái có thể thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả 2 nước, góp phần cải thiện đời sống người dân của chúng ta", ông Triệu Kiến Hoa nói.

Nông dân trồng chuối Philippines và nền kinh tế nước này đã từng phải lao đao vì những ngón đòn thâm hiểm của Trung Quốc mỗi khi căng thẳng leo thang trên Biển Đông.
Nông dân trồng chuối Philippines và nền kinh tế nước này đã từng phải lao đao vì những ngón đòn thâm hiểm của Trung Quốc mỗi khi căng thẳng leo thang trên Biển Đông.

Cần lưu ý rằng, Trung Quốc chìa "nhành ô liu" cho Philippines trong lúc căng thẳng Việt - Trung đang tăng cao trên Biển Đông sau những hành động leo thang khiêu khích của Bắc Kinh hạ đặt trái phép giàn khoan 981 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và âm thầm xây dựng trái phép ngoài 6 bãi đá ở Trường Sa mà Trung Quốc xâm lược và chiếm đóng trái phép từ năm 1988 (Philippines cũng yêu sách chủ quyền với một phần khu vực này).

Trung Quốc lại dùng chiêu bài kinh tế để ve vãn Philippines? ảnh 5

"Trung Quốc cấm đấu thầu tại Việt Nam, gây áp lực kinh tế"

(GDVN) - Đây là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang sử dụng thủ đoạn kinh tế. Nhưng hiệu quả của nó sẽ ra sao thì còn phải chờ.

Những áp lực Trung Quốc đang tìm cách đổ lên Việt Nam cả về chính trị - quân sự - ngoại giao - kinh tế ngày hôm nay không khác những gì Philippines đã phải hứng chịu trong cuộc khủng hoảng Scarborough năm 2012. Không những rút vốn đầu tư, hạn chế nhập khẩu nông sản, khuyến khích khách du lịch Trung Quốc không sang Philippines mà Bắc Kinh còn dùng cả những thủ đoạn ngoại giao không một nước văn minh nào nghĩ tới nhằm vào cá nhân Tổng thống Benigno Aquino chỉ để gây sức ép buộc Manila từ bỏ quyền chủ quyền, quyền tài phán với bãi cạn Scarborough.

Trong 5 nước, 6 bên trên Biển Đông có yêu sách về chủ quyền và vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa bị đường lưỡi bò Trung Quốc xâm lấn, Việt Nam và Philippines là 2 quốc gia phản ứng mạnh mẽ nhất, kiên quyết nhất trước tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh. "Nhành ô liu" Trung Quốc mới chìa ra phía Philippines khiến người ta không thể không đặt câu hỏi về mục đích, âm mưu thực sự đằng sau nó.

Lúc này, Bắc Kinh cần tập trung nguồn lực gây sức ép với Việt Nam trên các mặt, có thể phải tạm thời hòa hoãn với Philippines. Nhưng xin lưu ý, giàn khoan 981 có thể ngang nhiên bất chấp luật pháp cắm xuống vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì nó cũng có thể lặp lại với Philippines. Tổng thống Aquino đã từng ý thức rất rõ và nhấn mạnh điều này.

Do đó, những món hời kinh tế Trung Quốc đưa ra thường không dễ "nuốt trôi" khi đối tác của chúng ta luôn rắp tâm hãm hại, chớp thời cơ đánh lén sau lưng. Vì vậy, dù Trung Quốc là thị trường lớn, nhưng lệ thuộc vào họ là thất bại. Muốn đương đầu với Trung Quốc về lâu dài, buộc phải độc lập tự chủ, tự lực tự cường trên mọi phương diện, trong đó có cả kinh tế - thương mại - PV.

Hồng Thủy