Những ngày qua khi Trung Quốc leo thang gây hấn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, mọi sự chú ý và tình cảm của người dân Việt Nam đều hướng về Biển Đông. Ảnh: Luong Thai Ninh/European Pressphoto Agency. |
Đa Chiều ngày 1/7 bình luận, mặc dù dư luận (Trung Quốc) cho rằng Việt Nam sẽ thua (?!) trong cuộc đối đầu ở Hoàng Sa (thực tế là căng thẳng trên Biển Đông do Trung Quốc hạ đặt giàn khoan 981 bất hợp pháp trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam - PV), nhưng từ khi nổ ra căng thẳng giàn khoan 981 đến nay Việt Nam không chỉ cứng rắn (mạnh mẽ) trên thực địa, mà còn chiếm thế thượng phong trên mặt trận tuyên truyền, giành được sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.
Tờ báo của người Hoa hải ngoại cho rằng, những sự ủng hộ, hỗ trợ Việt Nam (bảo vệ chính nghĩa) trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của mình từ cộng đồng quốc tế là sự "lật mặt, tráo trở" của các đồng minh cũ, bạn bè mới của Trung Quốc khi đại đa số các nước này "quay sang" ủng hộ Việt Nam?!
Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên minh Châu Âu gần đây đã ra tuyên bố lên án các hành động phi pháp của phía Trung Quốc ở Biển Đông. Đây còn là tiếng nói của các tổ chức hội hữu nghị Pháp - Việt, Đức - Việt, Thụy Điển - Việt Nam, Thụy Sĩ - Việt Nam, Anh - Việt, Đan Mạch - Việt Nam. Ngoài ra các tổ chức hữu nghị khác như hội Liên hiệp khu vực Galicia của Tây Ban Nha, tổ chức nghiên cứu Việt Nam - Lào - Campuchia của Thụy Điển cũng như Viện Nghiên cứu Việt Nam của Ý cũng lên tiếng ủng hộ Việt Nam, phản đối Trung Quốc.
Tập Cận Bình: Phô diễn sức mạnh quân sự là thiếu đạo đức và tầm nhìn!?
(GDVN) - Tập Cận Bình đưa ra những lời ngon ngọt, cam kết sáo rỗng với đủ thứ mĩ từ mị dân là lúc các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam cần phải hết sức cảnh giác
Đa Chiều trích dẫn, hôm 25/6 Bộ trưởng Công thương Việt Nam Vũ Huy Hoàng trong buổi hội đàm với Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế và năng lượng Đức Sigmar Gabriel đã nhấn mạnh, Việt Nam nhất quán chủ trương bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC. Phó Thủ tướng Gabriel cho biết, đại đa số người dân Đức ủng hộ lập trường chính nghĩa của Việt Nam.
Cũng theo tờ báo này, hôm 26/6 khi thăm chính thức Bồ Đào Nha, Phó Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Uông Chu Lưu đã lên ánh các hành vi của Trung Quốc vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế, đe dọa tự do hàng hải ở Biển Đông. Bồ Đào Nha đã ủng hộ lập trường đúng đắn của Việt Nam.
Ngoài Mỹ, Nhật Bản và Philippines ủng hộ Việt Nam ngay từ đầu vụ khủng hoảng giàn khoan 981, đến nay có Bồ Đào Nha, Đức và nhiều nước châu Âu đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Việt Nam và sự hỗ trợ này có được trong các chuyến công du của các nhà lãnh đạo Việt Nam tới các nước. Đa Chiều cho rằng Trung Quốc cũng đã từng làm được điều đó trong cuộc khủng hoảng Senkaku/Điếu Ngư, nhưng căng thẳng Việt - Trung lần này đã không được ông Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường nhắc tới khi công du ngoại quốc để tìm kiếm sự ủng hộ từ dư luận.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã tìm đủ cách để ve vãn Tổng thống Myanmar Thein Sein ủng hộ họ trong vấn đề Biển Đông khi ông sang thăm Bắc Kinh cuối tuần qua, nhưng đã nhận được cái lắc đầu từ chối. Ảnh: Reuters. |
Tờ Đa Chiều cho rằng, nỗ lực rải truyền đơn (vu cáo Việt Nam tại Liên Hợp Quốc) hôm 11/6 của Trung Quốc chỉ như muối bỏ bể. Không chỉ các nước châu Âu, mà các nước láng giềng của Trung Quốc cũng đã bị Việt Nam thuyết phục (thực tế là các quốc gia này chỉ bị chính nghĩa chinh phục - PV).
Dẫn nguồn tin Thông Tấn Xã Việt Nam hôm 24/6, Đa Chiều cho hay, 1 Trung tướng Campuchia đã công khai ủng hộ lập trường của Việt nam trên Biển Đông. Phó Cục trưởng Cục Nhân sự Bộ Quốc phòng Campuchia cho hay, ông cam kết cùng với chính phủ Việt Nam chống lại các hành vi xưng hùng xưng bá của Trung Quốc ở Biển Đông.
Campuchia: Không muốn phải lựa chọn Việt Nam hay Trung Quốc
(GDVN) - Tiến sĩ Ian Storey bình luận: Chính phủ của Hun Sen sẽ không đứng về phía Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông vì nó sẽ làm tổn hại quan hệ với Trung Quốc.
Thông tấn xã quốc gia Lào hôm 23/6 cho biết, Bộ Ngoại giao Lào đã gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Việt Nam kêu gọi các bên ở Biển Đông kiềm chế, tôn trọng Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, tránh làm căng thẳng leo thang thành xung đột, tránh uy hiếp sử dụng vũ lực. Đa Chiều cho rằng, quan điểm xử lý vấn đề Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế do Lào đưa ra thể hiện lập trường không ủng hộ Trung Quốc.
Đến Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long "dù thừa nhận có một số yếu tố hợp lý trong yêu sách chủ quyền của Trung Quốc" nhưng cũng kêu gọi hai nước Việt Nam, Trung Quốc giải quyết vấn đề trên cơ sở luật pháp quốc tế?! Đa Chiều cho rằng, ngoài Malaysia công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc, các nước ASEAN khác đều quay lưng lại với Bắc Kinh, đến trung lập như Indonesia cũng bắt đầu nâng cao sẵn sàng chiến đấu.
Jakarta cho rằng một phần của đường lưỡi bò đã xâm phạm vào chủ quyền lãnh thổ của Indonesia ở khu vực quần đảo Natuna buộc Jakarta phải tăng cường phòng thủ khu vực này.
Đa Chiều tiếp tục luận điệu bóp méo, xuyên tạc lịch sử và vu cáo Việt Nam khi cho rằng việc Việt Nam đưa quân tiêu diệt Khmer Đỏ giúp Campuchia thoát nạn diệt chủng là "hành động xâm lược"?! Trong khi Bắc Kinh dung túng, xúi giục Khmer Đỏ gây nạn diệt chủng kinh hoàng với dân tộc Khmer cũng như người Việt ở biên giới Tây Nam thì được tờ báo này xem như hành vi "ủng hộ, hữu hảo và kiên định hỗ trợ Campuchia"?!
Ông Lý Hiển Long đang "chống lưng" cho Trung Quốc ở Biển Đông?
(GDVN) - Thủ tướng Singapore cũng nhấn mạnh, Bắc Kinh cần biết rằng trong lịch sử có những nước lớn thích dùng vũ lực nhưng rồi cuối cùng đều sụp đổ như Đức Quốc Xã
Về phản ứng của Lào, Đa Chiều cho rằng lâu nay trong các mâu thuẫn quốc tế Lào thường công khai bênh vực Trung Quốc, nhưng lần này đã "quay sang Việt Nam"?! Thái độ của Lào, Campuchia trong căng thẳng Trung - Nhật khác hẳn với căng thẳng Trung - Việt đã khiến Bắc Kinh cảm thấy bị phản bội?!
Theo tờ báo, giới phân tích cho rằng sở dĩ Trung Quốc không dám làm to chuyện vụ giàn khoan 981 vì sợ bị cho là "tranh chấp hóa (cái gọi là) quần đảo Tây Sa khiến quốc tế hiểu lầm, Tây Sa có tranh chấp"?!
Ở đây cần nói rõ, thứ nhất giàn khoan 981 đang xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam, vi phạm trắng trợn UNCLOS. Vị trí giàn khoan 981 không liên quan gì đến Hoàng Sa. Thứ 2, quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam, đã bị Trung Quốc cất quân xâm lược các năm 1956, 1974 và điều đó không có ý nghĩa gì trong việc khẳng định yêu sách "chủ quyền Tây Sa" của họ dưới ánh sáng Công pháp quốc tế - PV.
Bình luận của Đa Chiều tuy nặng màu chủ quan, suy diễn, bịa đặt và bôi nhọ nhằm vào Việt Nam nhưng cũng thể hiện rõ bản chất ngang ngược, chà đạp lên luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông. Một mặt tờ báo này thừa nhận những phản ứng của Việt Nam vừa qua là đúng đắn và giành được sự ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng quốc tế.
Mặt khác Đa Chiều tiếp tục theo đuổi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, khiêu khích gây hấn và đầu độc nhận thức của những người Trung Quốc nhẹ dạ, thiếu thông tin và trở thành con rối trong tay những chính khách Trung Quốc đầy mưu đồ, tham vọng bành trướng lãnh thổ bệnh hoạn - PV.