Trung Quốc nuôi mộng xây dựng "Con đường tơ lụa" ở Biển Đông với ASEAN

07/10/2013 06:32
Nguyễn Hường
(GDVN) - Chừng nào Trung Quốc còn trì hoãn COC, chừng nào còn cái gọi là đường lưỡi bò phi pháp tham vọng chiếm 85% diện tích Biển Đông thì chừng có chưa thể có các hoạt động hợp tác hay cái gọi là "Con đường tơ lụa" như Bắc Kinh đang theo đuổi hòng hiện thực hóa âm mưu đường lưỡi bò.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Trung Quốc đã đề xuất xây dựng một "Con đường tơ lụa" trên Biển Đông với các nước Đông Nam Á để thúc đẩy thương mại quốc tế, tờ Business Standard dẫn truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm 6.10 cho biết.

Con đường tơ lụa trên biển (MSR) thành lập cơ sở các kế hoạch tăng cường thương mại giữa Trung Quốc và đối tác ASEAN là Indonesia và Malaysia, nơi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ở thăm và tuyên bố MSR sẽ giúp biến "Thập kỷ vàng" giữa Trung Quốc và khu vực thành "Thập kỷ kim cương". 
Kế hoạch trên sẽ được xây dựng trên cơ sở chính trị và nền tảng kinh tế vững chắc, phù hợp với nguyện vọng chung của Trung Quốc và các nước ASEAN, một bài bình luận trên Tân Hoa Xã cho biết. 
Hiện nay, Trung Quốc là thương mại lớn nhất của các thành viên ASEAN với thương mại hai chiều vượt hơn 400 tỷ USD trong năm ngoái, tăng gấp sáu lần so với một thập kỷ trước. 
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền vô lý, bất hợp pháp với gần như toàn bộ Biển Đông, xâm phạm những vùng biển thuộc chủ quyền không thể chối cãi được của các nước ASEAN, gồm Việt Nam.
Tân Hoa Xã cho rằng xu hướng xây dựng cộng đồng ASEAN-Trung Quốc và phát triển MSR mới là phù hợp với xu hướng lịch sử.  
Ý tưởng về sự ra đời của MSR được cho là một phần nỗ lực của Trung Quốc để làm sống lại con đường tơ lụa cổ xưa, con đường thương mại đã tồn tại 2.000 năm trước kết nối  thành phố Tây An, tỉnh Cam Túc của Trung Quốc và Tân Cương với Trung và Tây Á, Địa Trung Hải. Các đường tơ lụa không chỉ là một tuyến đường thương mại, mà còn là một con đường của văn hóa và hòa bình. Tuy nhiên, chừng nào Trung Quốc còn trì hoãn COC, chừng nào còn cái gọi là đường lưỡi bò phi pháp tham vọng chiếm 85% diện tích Biển Đông thì chừng có chưa thể có các hoạt động hợp tác hay cái gọi là "Con đường tơ lụa" như Bắc Kinh đang theo đuổi hòng hiện thực hóa âm mưu đường lưỡi bò.
Nguyễn Hường