UAV chạy bằng hydrogen lỏng Ion Tiger của Hải quân Mỹ lập kỷ lục bay

13/05/2013 15:56
Quân Cơ
(GDVN) - Báo chí Nga đưa tin cho biết Hải quân Mỹ đã phát triển, sản xuất và thí nghiệm thành công được một loại máy bay không người lái (UAV) sử dụng năng lượng hydrogen lỏng. Được biết loại UAV này phá vỡ kỷ lục bay lâu của chính nó thiết lập lên.
UAV có tên Ion Tiger của Hải quân Mỹ đã thực hiện một chuyến bay lâu kỷ lục kéo dài 48 tiếng đồng hồ với bình nhiên liệu chứa hydrogen lỏng.

UAV Ion Tiger
UAV Ion Tiger

Được biết, thí nghiệm trên được thực hiện với mục đích thử nghiệm khả năng bay lâu của UAV Ion Tiger theo mục tiêu ban đầu của nhà vận hành. UAV Ion Tiger tiềm ẩn nhiều ứng dụng trinh lĩnh vực bay trinh sát và do thám.

Trước đó, quân đội Mỹ cũng đã thử nghiệm khả năng bền của UAV MQ-9 Reaper và đã thu được kết quả rất thành công với 30 giờ bay liên tục không cần hạ cánh và tiếp nhiên liệu.

Tuy nhiên UAV MQ-9 Reaper hiện đang sử dụng nhiên liệu hydrocarbons và nhược điểm của nó là tạo ra tiếng ồn rất lớn trong khi bay.

UAV Ion Tiger
UAV Ion Tiger

UAV Ion Tiger là sản phẩm nghiên cứu của Phòng thí nghiệm nghiên cứu Hải quân Mỹ (NRL). Loại UAV này cũng sử dụng một động cơ có tiếng ồn và sinh nhiệt thấp hơn nhiều so với các loại UAV truyền thống.

Đối với các UAV sử dụng động cơ điện thông thường được sản sinh từ các thỏi pin thì sức bền luôn kém với các loại động cơ sử dụng hóa chất để tạo năng lượng. Chúng chỉ có thể hoạt động tối đa vài chục giờ hoặc vài giờ tùy loại.

Tuy nhiên, UAV Ion Tiger trang bị động cơ điện được hình thành từ hydrogen lỏng với công nghệ tế bào cho phép nó có khả năng bay lâu và ít ồn ào hơn.

UAV Ion Tiger
UAV Ion Tiger

Trước đó, năm 2009, UAV Ion Tiger cũng đã lập kỷ lục khi bay liên tục trong 26 giờ với bình nhiên liệu 5.000 psi  hydrogen ở dạng khí. Tuy nhiên cuối tháng 4 vừa qua nó đã nâng thời gian bay lâu lên gấp ba lần năm 2009 khi dùng năng lượng tạo pin hydrogen ở thể lỏng.

Hiện quân đội và các nhà khoa học Nga đang rất quan tâm và tỏ ra sốt sắng với những tiến bộ mới trong công nghệ năng lượng và việc vận dụng nó vào quá trình nghiên cứu và chế tạo máy bay không người lái của Mỹ.

Quân Cơ