Ai cũng đoán rằng, dường như mỗi bài hát của ông đều chứa đựng một câu chuyện, một tâm sự, một ẩn ức nào đó mà ông đã gặp hoặc ghi dấu trong đời.
Nhưng những “sự tích” cụ thể trong mỗi bài hát, thì dường như chỉ có một người thấu hiểu hơn cả, quặn thắt hơn cả, riết róng yêu thương hơn cả. Người đó không ai khác ngoài Khánh Ly. Dưới đây là những chia sẻ của bà.
1. “Tuổi Đá Buồn”
Trời còn làm mưa… mưa rơi mênh mang/ Từng ngón tay buồn… em mang em mang/ Đi về giáo đường …ngày chủ nhật buồn/ Còn ai còn ai ….
Khoảng thời gian đó cũng là lúc mỗi chiều tôi phải tới nhà thờ Chánh tòa Dalat để học giáo lý. Và đúng, bài “Tuổi Đá Buồn” là một trong những bài hát nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tập cho tôi cùng lúc với bài “Xin mặt trời ngủ yên”, bài “Tiếng Hát Dạ Lan”, bài “Phúc âm Buồn”. “Tiếng Hát Dạ Lan” sau này ông đổi thành “Dấu Chân Địa Đàng”.
2. “Phúc Âm buồn”
“Phúc Âm buồn” thật ra lúc đầu tiên chỉ có cái tựa là “Phúc Âm” nhưng tôi nhìn cái bản thảo của ông để trên bàn, và vì tinh nghịch cho nên tôi thêm chữ “buồn” ở đằng sau và tôi cũng không ngờ là khi ông in ra thì ông vẫn giữ chữ “buồn” đó cho bài “Phúc Âm Buồn” .
Tôi phải nói một cách khẳng định là ông chưa hề bao giờ nói rằng bài hát này ông làm cho người này, hoặc bài hát kia ông làm cho người nọ. Có thể sau này bạn bè dựa vào những những bài hát đó, vào những khoảng thời gian đó mà gán ghép những bài hát ông viết cho một người nào đó ông được quen biết trong thời gian bài hát được thành hình.
Nhưng chính vì cái điều ông không nói là viết cho ai cả cho nên mỗi khi tôi trình bày những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi đều có cái cảm tưởng là ông viết bài hát đó cho tôi, và tôi đã hát bằng tất cả sự rung động thật thà nhất của trái tim mình.
3. “Như Cánh Vạc Bay”
Năm 67 tôi gặp lại ông ở Sài Gòn, ông đưa cho tôi bài “Như Cánh Vạc Bay” và ông kể lại một kỷ niệm đẹp đã xảy ra trong khoảng thời gian ông ghé thăm Đà Lạt.
Đó là một buổi chiều ông và một người con gái, không biết là ai, đi dạo chơi ở trong rừng, và ngừng chân ở bên một con suối nhỏ, ông ngồi nghỉ ở gốc cây và nhìn theo người con gái đó với đôi chân trần đã bước đi qua con suối nhỏ, nắng … vàng rực rỡ trên mái tóc và trên toàn thân của người cô gái đó, gió thổi tung bay tà áo và mái tóc của cô. Ông giữ cái hình ảnh đẹp của người con gái đó và viết tình khúc “Như Cánh Vạc Bay”
Suối đón từng bàn chân em qua/ Lá hát từ bàn tay thơm tho/ Lá khô vì đợi chờ/ Cũng như đời người mãi âm u/ Nơi em về ngày vui không em/ Nơi em về trời xanh không em/ Ta nghe từng giọt lệ/ Rớt xuống thành hồ nước long lanh.
4. “Mưa Hồng”
“Mưa Hồng” là một ca khúc đẹp, đẹp cả về nội dung và ta thấy cả cái hình thức thật là tuyệt vời bởi vì chúng ta khó có thể tìm ở đâu được hàng cây hai bên đường giao nhau như hai người tình đang cúi đầu lại thật gần nhau, đó là những hàng cây phượng vĩ, và bóng những người con gái khi tan trường về thì đi giữa những hàng cây đó, một cơn gió mạnh thổi đến và hoa phượng đã rơi, đã bay như lấp lối, như ngăn chân người con trai đang đứng ngó theo bóng dáng của những người con gái xinh đẹp đi học về. “Đường phượng bay mù không lối vào..hàng cây lá xanh gần với nhau…”.
Rồi “Em đi về cầu mưa ướt áo”…cái điều đó mình có thể hiểu là “em đi về em đi qua chiếc cầu và trời bỗng đổ mưa”, nhưng mình cũng có thể hiểu là “em đi học về khi đi ngang chiếc cầu đó em mong cho trời đổ mưa”, bởi vì hãy tưởng tượng chiếc áo dài của người con gái Việt Nam đẹp như thế nào và khi trời đổ mưa chiếc áo đó sẽ để lại những hình ảnh tuyệt vời dưới con mắt của một người đứng dõi nhìn theo bóng dáng của người con gái đó …”.
Đồng thời qua cái đẹp của bài hát, của những hình ảnh của những bông hoa, đã khiến ông tìm ra cái chân lý “Cuộc đời rất là ngắn ngủi. Tình yêu thì vô cùng nhưng cuộc sống thì hữu hạn”, và do đó ông mới thấy rằng cuộc đời đó ngắn lắm cho nên chúng ta đừng nên hờ hững với cuộc đời, từ cái chân lý đó ông đã sống với, sống cho, sống cùng với hạnh phúc, với khổ đau với mọi người trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống cho đến cuối cùng.
“Nay em đã khóc chiều mưa đỉnh cao/ Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu/ Em đi về cầu mưa ướt áo/ Đường phượng bay mù không lối vào/ Hàng cây lá xanh gần với nhau/ Người ngồi xuống xin mưa đầy/ Trên hai tay cơn đau dài/ Người nằm xuống nghe tiếng ru/ Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”.
5. “Ru Tình”
Tôi nghĩ rằng nếu quả thật nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có một tình yêu dành cho một người nào đó thì chỉ có một mà thôi và người đó là mối tình đầu tiên của anh, như quý vị và các anh chị đã biết, đã nghe “Diễm Xưa” thì Diễm là tình yêu đầu tiên và cũng là cuối cùng của anh.
Trên hết anh dành tất cả tình yêu của anh cho bà mẹ vì bà là mẹ nhưng đồng thời cũng là người bạn của anh. Anh thường hát cho bà nghe những ca khúc anh vừa sáng tác, đôi khi bà góp ý ở chỗ này đôi khi bà góp ý ở khúc kia. Thì “Ru Tình” khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết, bà không còn nữa, thì tôi nghĩ là anh ru tình yêu của anh, chứ anh không ru tình yêu của ai cả.
Mặc dù vậy, nhưng chính vì cái điều anh không ru tình yêu của ai cả cho nên mọi người khi hát vẫn có cái cảm tưởng như là “nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết bài này cho tôi”. Đó là cái cảm tưởng chung của mọi người biết anh. Và cái cảm tưởng chung của mọi người khi nghe nhạc của anh, những người biết anh thì nghĩ rằng, như tôi chẳng hạn, thì nghĩ rằng bài này có mình trong đó.
Còn những người không biết anh thì họ cảm thấy là họ được an ủi… “Xin em ngồi yên nhé….tôi tìm cuộc tình cho… “em cứ đi đi em cứ vui chơi trong cuộc đời này đi rồi một lúc nào đó khi em trở về, em không còn gì nữa em đừng than khóc, đừng buồn đau, em cứ ngồi đó tôi sẽ đi tìm cho em một cuộc tình, hay tôi sẽ tìm cho em một tình yêu”.
Có thể tình yêu đó là tình yêu của một người cha, của một người anh, tình yêu của một người bạn, nhưng đó là một nỗi an ủi cho người con gái khi mà người ta đã mất hết . Và đó là lý do mà tại sao mà nhiều người yêu nhạc phẩm “Ru Tình” đến như vậy.
“Ru em đầu cơn gió, em hong tóc bên hồ/ Khi sen hồng mới nở, nụ đời ôi thơm quá/ Ru em tình khi nhớ, ru em tình lúc xa/ Ru cho bầy lá nhỏ, rụng đầy một mùa Thu/ Ru khi mùa mưa tới, ru em mãi yêu người/ Ru em hoài bé dại, một hồn thơm cây trái/ Ru em chờ em nói, trên môi tình thoát thai/ Ru em ngồi yên đấy, ru tình à ..ơi”.
6. “Để gió cuốn đi”
“Sơn với hai bàn tay gày guộc, những ngón tay dài tài hoa, chắp cho tôi đôi cánh, xỏ vào chân tôi đôi hia bảy dặm. Từ Sơn, tôi đã thành danh, nhưng đó cũng chưa hẳn là điều tôi mong muốn. Tôi có cảm tưởng như vậy. Có phải đời sống là như thế hay sao? Thế là đủ hay sao? Nếu thiếu thì thiếu cái gì và tại sao thiếu? Đời sống tầm thường thế thôi sao?
Một đứa trẻ mồ côi, bị gia đình hắt hủi - luôn luôn thèm một mái ấm gia đình, một lời nói ngọt ngào của mẹ, thèm từ một cái áo, một đôi giày. Mà phải là gia đình nghèo khó gì cho cam. Chỉ vì... đúng là tôi sinh ra dưới một ngôi sao không mấy đẹp. Lúc sống lang thang như một người lãng tử, tôi thường tự hỏi mình nhu cầu gì cho đời sống. Sống trong đời sống mình phải có những gì? Tình, tiền, danh vọng? cho đến lúc nghĩ rằng mình đã có đủ những điều mơ ước, tôi vẫn luôn luôn âm thầm.
Hình như không phải như mình nghĩ. Cuộc sống, đời sống, con người sống trong đời chỉ tầm thường thế sao? Một hôm tôi hỏi Sơn: Sống trong đời sống mình cần phải có gì? làm gì? Sơn cười ngón tay dài khẽ đẩy cái gọng kính đang trễ xuống. Câu trả lời ngắn gọn: Cần có một tấm lòng. Tôi nhìn Sơn: "Một tấm lòng?" ở giữa thế kỷ này, giữa thời gạo châu củi quế, giữa thời giá trị của một con người được đánh giá bởi áo quần, nhà cửa, vòng vàng, hột xoàn... Một tấm lòng để làm gì? Sơn nhìn tôi, ngón tay lại đẩy cao gọng kính. "Sống trong đời, ta luôn luôn phải sống với một tấm lòng, phải có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để... gió cuốn đi”. Tôi nhìn sững Sơn không nhớ bao lâu, nhưng chắc là lâu lắm.
Cứ ngồi nhìn anh, nhìn vầng trán mênh mông, cúi xuống thật thấp, ngón tay gầy trên những sợi dây đàn. Chiều xuống lúc nào không hay, gió từ sông Hương thổi mạnh. Hình như trời muốn chuyển mưa. Hình như lòng tôi cũng đang chuyển động dữ dội. Một ánh sáng kỳ lạ nào đó vừa chiếu rọi vào cõi tôi u tối, ngu muội. Hình ảnh con nhỏ bụi đời, lúc hàn vi chợt sừng sững trước mắt tôi. Cái ngõ tối lầy lội đường Phan Thanh Giản, cái nhà sàn cầu sắt Đa Kao. Những buổi chiều nằm trên đồi sân Cù Đà Lạt, khóc một mình. Tất cả chợt sống lại hay đúng hơn, ở một lúc nào đó tôi đã chết rồi.
Và chiều nay bên dòng sông Hương êm đềm thơ mộng - vầng trán mênh mộng, giọng nói dịu dàng, ánh mắt thăm thẳm, bao dung, Sơn kéo tôi khỏi cái chết ngu xuẩn. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau”.
Nhưng những “sự tích” cụ thể trong mỗi bài hát, thì dường như chỉ có một người thấu hiểu hơn cả, quặn thắt hơn cả, riết róng yêu thương hơn cả. Người đó không ai khác ngoài Khánh Ly. Dưới đây là những chia sẻ của bà.
1. “Tuổi Đá Buồn”
Trời còn làm mưa… mưa rơi mênh mang/ Từng ngón tay buồn… em mang em mang/ Đi về giáo đường …ngày chủ nhật buồn/ Còn ai còn ai ….
Khoảng thời gian đó cũng là lúc mỗi chiều tôi phải tới nhà thờ Chánh tòa Dalat để học giáo lý. Và đúng, bài “Tuổi Đá Buồn” là một trong những bài hát nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã tập cho tôi cùng lúc với bài “Xin mặt trời ngủ yên”, bài “Tiếng Hát Dạ Lan”, bài “Phúc âm Buồn”. “Tiếng Hát Dạ Lan” sau này ông đổi thành “Dấu Chân Địa Đàng”.
2. “Phúc Âm buồn”
“Phúc Âm buồn” thật ra lúc đầu tiên chỉ có cái tựa là “Phúc Âm” nhưng tôi nhìn cái bản thảo của ông để trên bàn, và vì tinh nghịch cho nên tôi thêm chữ “buồn” ở đằng sau và tôi cũng không ngờ là khi ông in ra thì ông vẫn giữ chữ “buồn” đó cho bài “Phúc Âm Buồn” .
Tôi phải nói một cách khẳng định là ông chưa hề bao giờ nói rằng bài hát này ông làm cho người này, hoặc bài hát kia ông làm cho người nọ. Có thể sau này bạn bè dựa vào những những bài hát đó, vào những khoảng thời gian đó mà gán ghép những bài hát ông viết cho một người nào đó ông được quen biết trong thời gian bài hát được thành hình.
Nhưng chính vì cái điều ông không nói là viết cho ai cả cho nên mỗi khi tôi trình bày những bài hát của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, tôi đều có cái cảm tưởng là ông viết bài hát đó cho tôi, và tôi đã hát bằng tất cả sự rung động thật thà nhất của trái tim mình.
3. “Như Cánh Vạc Bay”
Năm 67 tôi gặp lại ông ở Sài Gòn, ông đưa cho tôi bài “Như Cánh Vạc Bay” và ông kể lại một kỷ niệm đẹp đã xảy ra trong khoảng thời gian ông ghé thăm Đà Lạt.
Đó là một buổi chiều ông và một người con gái, không biết là ai, đi dạo chơi ở trong rừng, và ngừng chân ở bên một con suối nhỏ, ông ngồi nghỉ ở gốc cây và nhìn theo người con gái đó với đôi chân trần đã bước đi qua con suối nhỏ, nắng … vàng rực rỡ trên mái tóc và trên toàn thân của người cô gái đó, gió thổi tung bay tà áo và mái tóc của cô. Ông giữ cái hình ảnh đẹp của người con gái đó và viết tình khúc “Như Cánh Vạc Bay”
Suối đón từng bàn chân em qua/ Lá hát từ bàn tay thơm tho/ Lá khô vì đợi chờ/ Cũng như đời người mãi âm u/ Nơi em về ngày vui không em/ Nơi em về trời xanh không em/ Ta nghe từng giọt lệ/ Rớt xuống thành hồ nước long lanh.
4. “Mưa Hồng”
“Mưa Hồng” là một ca khúc đẹp, đẹp cả về nội dung và ta thấy cả cái hình thức thật là tuyệt vời bởi vì chúng ta khó có thể tìm ở đâu được hàng cây hai bên đường giao nhau như hai người tình đang cúi đầu lại thật gần nhau, đó là những hàng cây phượng vĩ, và bóng những người con gái khi tan trường về thì đi giữa những hàng cây đó, một cơn gió mạnh thổi đến và hoa phượng đã rơi, đã bay như lấp lối, như ngăn chân người con trai đang đứng ngó theo bóng dáng của những người con gái xinh đẹp đi học về. “Đường phượng bay mù không lối vào..hàng cây lá xanh gần với nhau…”.
Rồi “Em đi về cầu mưa ướt áo”…cái điều đó mình có thể hiểu là “em đi về em đi qua chiếc cầu và trời bỗng đổ mưa”, nhưng mình cũng có thể hiểu là “em đi học về khi đi ngang chiếc cầu đó em mong cho trời đổ mưa”, bởi vì hãy tưởng tượng chiếc áo dài của người con gái Việt Nam đẹp như thế nào và khi trời đổ mưa chiếc áo đó sẽ để lại những hình ảnh tuyệt vời dưới con mắt của một người đứng dõi nhìn theo bóng dáng của người con gái đó …”.
Đồng thời qua cái đẹp của bài hát, của những hình ảnh của những bông hoa, đã khiến ông tìm ra cái chân lý “Cuộc đời rất là ngắn ngủi. Tình yêu thì vô cùng nhưng cuộc sống thì hữu hạn”, và do đó ông mới thấy rằng cuộc đời đó ngắn lắm cho nên chúng ta đừng nên hờ hững với cuộc đời, từ cái chân lý đó ông đã sống với, sống cho, sống cùng với hạnh phúc, với khổ đau với mọi người trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống cho đến cuối cùng.
“Nay em đã khóc chiều mưa đỉnh cao/ Còn gì nữa đâu sương mù đã lâu/ Em đi về cầu mưa ướt áo/ Đường phượng bay mù không lối vào/ Hàng cây lá xanh gần với nhau/ Người ngồi xuống xin mưa đầy/ Trên hai tay cơn đau dài/ Người nằm xuống nghe tiếng ru/ Cuộc đời đó có bao lâu mà hững hờ”.
5. “Ru Tình”
Tôi nghĩ rằng nếu quả thật nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có một tình yêu dành cho một người nào đó thì chỉ có một mà thôi và người đó là mối tình đầu tiên của anh, như quý vị và các anh chị đã biết, đã nghe “Diễm Xưa” thì Diễm là tình yêu đầu tiên và cũng là cuối cùng của anh.
Trên hết anh dành tất cả tình yêu của anh cho bà mẹ vì bà là mẹ nhưng đồng thời cũng là người bạn của anh. Anh thường hát cho bà nghe những ca khúc anh vừa sáng tác, đôi khi bà góp ý ở chỗ này đôi khi bà góp ý ở khúc kia. Thì “Ru Tình” khi nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết, bà không còn nữa, thì tôi nghĩ là anh ru tình yêu của anh, chứ anh không ru tình yêu của ai cả.
Mặc dù vậy, nhưng chính vì cái điều anh không ru tình yêu của ai cả cho nên mọi người khi hát vẫn có cái cảm tưởng như là “nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết bài này cho tôi”. Đó là cái cảm tưởng chung của mọi người biết anh. Và cái cảm tưởng chung của mọi người khi nghe nhạc của anh, những người biết anh thì nghĩ rằng, như tôi chẳng hạn, thì nghĩ rằng bài này có mình trong đó.
Còn những người không biết anh thì họ cảm thấy là họ được an ủi… “Xin em ngồi yên nhé….tôi tìm cuộc tình cho… “em cứ đi đi em cứ vui chơi trong cuộc đời này đi rồi một lúc nào đó khi em trở về, em không còn gì nữa em đừng than khóc, đừng buồn đau, em cứ ngồi đó tôi sẽ đi tìm cho em một cuộc tình, hay tôi sẽ tìm cho em một tình yêu”.
Có thể tình yêu đó là tình yêu của một người cha, của một người anh, tình yêu của một người bạn, nhưng đó là một nỗi an ủi cho người con gái khi mà người ta đã mất hết . Và đó là lý do mà tại sao mà nhiều người yêu nhạc phẩm “Ru Tình” đến như vậy.
“Ru em đầu cơn gió, em hong tóc bên hồ/ Khi sen hồng mới nở, nụ đời ôi thơm quá/ Ru em tình khi nhớ, ru em tình lúc xa/ Ru cho bầy lá nhỏ, rụng đầy một mùa Thu/ Ru khi mùa mưa tới, ru em mãi yêu người/ Ru em hoài bé dại, một hồn thơm cây trái/ Ru em chờ em nói, trên môi tình thoát thai/ Ru em ngồi yên đấy, ru tình à ..ơi”.
6. “Để gió cuốn đi”
“Sơn với hai bàn tay gày guộc, những ngón tay dài tài hoa, chắp cho tôi đôi cánh, xỏ vào chân tôi đôi hia bảy dặm. Từ Sơn, tôi đã thành danh, nhưng đó cũng chưa hẳn là điều tôi mong muốn. Tôi có cảm tưởng như vậy. Có phải đời sống là như thế hay sao? Thế là đủ hay sao? Nếu thiếu thì thiếu cái gì và tại sao thiếu? Đời sống tầm thường thế thôi sao?
Một đứa trẻ mồ côi, bị gia đình hắt hủi - luôn luôn thèm một mái ấm gia đình, một lời nói ngọt ngào của mẹ, thèm từ một cái áo, một đôi giày. Mà phải là gia đình nghèo khó gì cho cam. Chỉ vì... đúng là tôi sinh ra dưới một ngôi sao không mấy đẹp. Lúc sống lang thang như một người lãng tử, tôi thường tự hỏi mình nhu cầu gì cho đời sống. Sống trong đời sống mình phải có những gì? Tình, tiền, danh vọng? cho đến lúc nghĩ rằng mình đã có đủ những điều mơ ước, tôi vẫn luôn luôn âm thầm.
Hình như không phải như mình nghĩ. Cuộc sống, đời sống, con người sống trong đời chỉ tầm thường thế sao? Một hôm tôi hỏi Sơn: Sống trong đời sống mình cần phải có gì? làm gì? Sơn cười ngón tay dài khẽ đẩy cái gọng kính đang trễ xuống. Câu trả lời ngắn gọn: Cần có một tấm lòng. Tôi nhìn Sơn: "Một tấm lòng?" ở giữa thế kỷ này, giữa thời gạo châu củi quế, giữa thời giá trị của một con người được đánh giá bởi áo quần, nhà cửa, vòng vàng, hột xoàn... Một tấm lòng để làm gì? Sơn nhìn tôi, ngón tay lại đẩy cao gọng kính. "Sống trong đời, ta luôn luôn phải sống với một tấm lòng, phải có một tấm lòng, dù không để làm gì cả, dù chỉ để... gió cuốn đi”. Tôi nhìn sững Sơn không nhớ bao lâu, nhưng chắc là lâu lắm.
Cứ ngồi nhìn anh, nhìn vầng trán mênh mông, cúi xuống thật thấp, ngón tay gầy trên những sợi dây đàn. Chiều xuống lúc nào không hay, gió từ sông Hương thổi mạnh. Hình như trời muốn chuyển mưa. Hình như lòng tôi cũng đang chuyển động dữ dội. Một ánh sáng kỳ lạ nào đó vừa chiếu rọi vào cõi tôi u tối, ngu muội. Hình ảnh con nhỏ bụi đời, lúc hàn vi chợt sừng sững trước mắt tôi. Cái ngõ tối lầy lội đường Phan Thanh Giản, cái nhà sàn cầu sắt Đa Kao. Những buổi chiều nằm trên đồi sân Cù Đà Lạt, khóc một mình. Tất cả chợt sống lại hay đúng hơn, ở một lúc nào đó tôi đã chết rồi.
Và chiều nay bên dòng sông Hương êm đềm thơ mộng - vầng trán mênh mộng, giọng nói dịu dàng, ánh mắt thăm thẳm, bao dung, Sơn kéo tôi khỏi cái chết ngu xuẩn. Sông vẫn chảy đời sông, suối vẫn trôi đi đời suối, đời người cũng dễ sống và hãy thả trôi đi những niềm đau”.
PV (tổng hợp)