Hoạt động 28 năm nhưng vẫn trong diện bổ nhiệm
Việc ông Lê Quang Cảnh làm việc trong lĩnh vực tài chính – kế toán của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh liên tục trong 28 năm đang thu hút sự chú ý của dư luận thời gian qua.
Đặc biệt, chức vụ Trưởng phòng Tài chính - Kế toán Sở Giáo dục và Đào tạo không chỉ quản lý ngân sách tài sản ở Sở mà còn trực tiếp quản lý khối tài sản và ngân sách khổng lồ của hàng chục đơn vị cơ sở (bao gồm các trường trung học phổ thông, Trường phổ thông dân tộc nội trú, Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm).
Người nắm hầu bao tại vị đã 28 năm, nhiều dự án giáo dục có vấn đề |
Đây được cho là chức vụ có nhiều nhạy cảm và đã có nghị định về điều chuyển cán bộ theo nghị định 158, tuy nhiên, việc ông Cảnh làm chức vụ này quá lâu khiến dư luận không khỏi thắc mắc.
Tại buổi làm việc với Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, nói về trường hợp của ông Lê Quang Cảnh, Trưởng phòng Tài chính – Kế toán, ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh cho biết:
“Đồng chí Cảnh về Sở từ năm 1992, làm trưởng phòng từ năm 2001, qua 4 thế hệ giám đốc.
Khi tôi về làm Giám đốc thì cũng đã báo cáo chuyện này rồi tuy nhiên đồng chí Cảnh thuộc đối tượng được bổ nhiệm.
Đồng chí có 2 bổ nhiệm, bổ nhiệm thứ nhất là bổ nhiệm Kế toán trưởng thì do Tỉnh bổ nhiệm, bổ nhiệm thứ 2 là bổ nhiệm trưởng phòng, do Giám đốc bổ nhiệm.
Ở trường hợp thứ nhất, khi anh em rà soát lại thì trường hợp của đồng chí Cảnh không nằm trong diện chuyển đổi vị trí công tác theo nghị định 158. Bởi đối tượng để áp dụng nghị đinh 158 không có chức danh lãnh đạo.
Trưởng phòng Cảnh làm chuyên môn tài chính kế hoạch, còn các vị trí trưởng phòng chuyên môn khác thì bố trí không phù hợp được.
Còn các vấn đề khác như Hiệu trưởng các trường thì có quy định là không làm quá 2 nhiệm kỳ và cũng không thấy có quy định nào điều chỉnh việc trưởng phòng Sở làm quá hai nhiệm kỳ cả.
Thế cho nên là cũng có lần tôi cũng trao đổi với các cấp trên xem có vị trí công tác nào cho anh Cảnh nhưng không có vị trí nào phù hợp cả.
Ông Lê Quang Cảnh làm Trưởng phòng Tài chính - Kế toán và Kế toán trưởng ngành giáo dục Hà Tĩnh suốt 18 năm. (Ảnh: LC) |
Ông Dũng nói về việc ông Cảnh làm quá lâu trong lĩnh vực tài chính của Sở: “Thật ra như trường hợp của đồng chí Cảnh đây kể làm Phó Giám đốc phụ trách cơ sở vật chất trường học thì tốt.
Đồng chí ấy sẽ phụ trách tất cả, theo dõi giúp Giám đốc. Hiện nay đồng chí Cảnh cũng đang giúp Giám đốc ở mảng này.
Hiện nay Sở đang chuẩn bị chương trình triển khai cơ sở vật chất cho
Ông Trần Trung Dũng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh phát biểu tại Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (Ảnh: Thanhtra) |
chương trình mới. Rà soát tham mưu… Đồng chí Cảnh đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này nhiều năm rồi".
Người trong cuộc nói gì?
Cũng trong buổi làm việc với phóng viên, ông Lê Quang Cảnh, người trực tiếp nắm tay hòm chìa khóa của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh suốt 4 đời Giám đốc cho biết:
“Tôi về làm công chức nhà nước làm chuyên viên, làm chuyên viên mấy năm cũng được nhưng ở đây tôi là lãnh đạo và làm kiêm 2 chức là Kế toán trưởng và chức thứ 2 là Trưởng phòng.
Làm trưởng phòng thì chính thức làm trưởng phòng từ năm 2001, tính đến nay là bổ nhiệm lần thứ 4. Kế toán trưởng thì bổ nhiệm lần thứ 3.
Việc bổ nhiệm theo quy định thì trưởng phòng và Kế toán trưởng thì không quy định thời hạn”.
Ông Cảnh cũng cho biết: “đối tượng điều chuyển theo nghị định 158 chỉ điều chuyển những người làm công tác tài chính, không nói đến việc điều chuyển lãnh đạo”.
Bên cạnh đó, cũng theo ông Cảnh thì trong Sở này thì ông Cảnh không làm thì cũng không có ai có thể làm được vị trí này bởi gốc cán bộ toàn từ giáo viên đi lên cả cho nên cũng khó.
Bên cạnh đó, nếu chuyển tôi sang văn phòng thì tôi cũng làm được thôi, cũng chẳng có vấn đề gì cả. Bản thân tôi cũng chẳng muốn tham quyền cố vị gì cả”, ông Cảnh nói.
Bên cạnh đó, ông Cảnh cũng nêu một số vấn đề trong Biên bản xác nhận số liệu về việc quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí tại Văn phòng Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh.
Theo đó, nói về việc chưa thanh toán cho bên cung cấp dịch vụ đào tạo thuộc Dự án ngoại ngữ, số tiền mà Sở đang giữ 257.530.000 đồng, mặc dù đã quyết toán nguồn kinh phí theo giá trị nghiệm thu, ông Cảnh cho biết:
“Theo quy định, anh đào tạo không được 90 % thì anh sẽ không được thanh toán. Với những người chưa đủ đào tạo 90% thì bị giữ lại để khi nào họ đáp ứng đạt chứng chỉ chúng tôi mới trả tiền. Do vậy, số tiền bị dư là dư như thế. Đến nay dự toán đã không còn nội dung chi”.
Đối với các nội dung chi sai quyết toán tiền ăn cho các giáo viên, nghỉ học…. ông Cảnh cho biết đến nay đã thu lại nộp ngân sách nhà nước.
Biên bản xác nhận số liệu của Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh. (Ảnh: LC) |
Đối với các gói thầu thanh tra nêu không đúng theo thiết kế tại các cơ sở trực thuộc đã nêu trong kết luận thanh tra số 10/KL-TT ông Cảnh cho biết những sai sót đó chỉ là sai sót nhỏ, một vài chi tiết không đúng so với thiết kế chứ không có gì lớn. (!?)
Cũng theo ông Cảnh thì để các vấn đề xảy ra chủ yếu là do cán bộ thực hiện về hiểu biết chính sách, cập nhật chính sách còn hạn chế. Các sai sót đã được khắc phục, không đến mức phải xử lý hành chính.
Khi được hỏi về trách nhiệm của người đứng đầu Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Tĩnh trong các sai sót nêu trong kết luận thanh tra, ông Trần Trung Dũng cho biết:
“Nói chung là đều phải chấn chỉnh cả. Từ khi tôi làm Giám đốc đến nay đều phải tập trung bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ rất nhiều. Anh em chủ yếu bổ nhiệm khi trưởng thành từ chuyên môn là chính.
Chúng tôi cũng có yêu cầu xây dựng chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ cho anh em trong đó cả bồi dưỡng về năng lực quản lý hành chính và năng lực quản lý tài chính, tài sản.
Thế rồi bên chỗ anh Cảnh tôi cũng đã đề nghị việc mình triển khai quản lý tài sản bằng công nghệ thông tin để mình cập nhật được thường xuyên các chính sách hơn", ông Dũng nêu.