Tôi có sự nhìn nhận riêng về vấn đề thu phí lưu hành muốn chia sẻ cùng bạn đọc và Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Hãy bỏ qua những thiếu sót và cùng nhau xây dựng đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Khẩu hiệu như vậy song quan trọng là biến ước mơ thành hiện thực như thế nào. Nếu làm sai một lần nữa thì vấn đề đã rối càng thêm rối hơn.
Cái chúng ta đang có là trật tự xã hội, đời sống tuyệt đại nhân dân cơ bản đã ăn no, mặc ấm.
Không ít dân chúng ở hai thành phố lớn đã ăn ngon, mặc đẹp. Vậy việc cần làm ngay rõ ràng là đáp ứng nhu cầu đi lại hàng ngày và vận chuyển hàng hóa. Đó là vấn đề giao thông: trong giao thông ta cần thống nhất nhận thức: vật chất quyết định ý thức. Ở đây muốn nói hạ tầng giao thông làm tốt trước, ý thức tham gia giao thông hãy tính sau. Muốn xây dựng hạ tầng giao thông thì phải cần có tiền, có quy hoạch.
Tiền chúng ta đang thiếu nhưng xi măng, sắt thép, công nhân và công nghệ ta đâu thiếu. Quy hoạch ta yếu nhưng kinh nghiệm ta đâu thiếu. Dân nhiều, ý kiến phì nhiêu, đa chiều nhưng chắc chắn ai cũng thấy “nói phải củ cải cũng nghe”.
Đường giao thông nông thôn đã có nhiều địa phương làm tốt. Hãy nhân rộng mô hình này. Mở rộng ngõ, hẻm đường trong khu phố đô thị cũng có nhiều nơi làm tốt. Cứ thế nhân rộng ra. Nhà nước và nhân dân cùng làm, vừa nhanh, hiệu quả, tiết kiệm và trên hết cả nhà cùng vui, cùng hưởng thành quả.
Một con đường của thành phố Cao Hùng. Ảnh: Internet. |
Đường biên giới, hải đảo cũng quan trọng nhưng xin vẫn yên tâm vì có các chiến sỹ anh dũng luôn ngày đêm bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của tổ quốc.
Đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường đô thị là chuyện lớn nhà nước lo, ngân sách khổng lồ. Số tiền để làm đường giao thông này buộc phải vay nước ngoài. Riêng phần này nếu làm tốt sẽ tránh thất thoát, lãng phí mà số tiền bị rút ruột này có thể bù thêm để làm đường biên giới, hải đảo. Đây mới là vấn đề quốc gia, đại sự cần đến tư duy cao nhất của Bộ chủ quản.
Tiêu chí đề nghị các công trình giao thông quốc gia từ giờ trở đi phải là: chất lượng, thời gian sau đó mới đến giá thành. Giá thành công trình bao gồm hai phần chính là vật tư (vật liệu, tài liệu, máy thi công) và nhân công. Trong đó, con người là yếu tố quyết định nên giá nhân công cần tính sao cho công nhân xây dựng có đời sống khá để hăng say lao động.
Đường đô thị hay bị xung đột với cơ quan cấp nước, điện, thông tin. Một khi gặp xung đột thì việc ưu tiên họp bàn phối hợp giải quyết phải được đặt lên hàng đầu sự vụ của các ban, ngành. Vấn đề này cần được đưa vào khuôn khổ pháp lý.
Tối hôm 12/1/2012 xem trên kênh National Geographic, tôi thấy chiếu bộ phim tài liệu về thành phố Cao Hùng của Đài Loan (Trung Quốc), nội dung mô tả sự lột xác của siêu đô thị từ vệ sinh môi trường đến vấn đề giao thông rất đáng để chúng ta tham khảo.
Đó là đô thị có mật độ xe máy đông nhất thế giới (11 triệu xe/23 triệu dân số) và cũng vừa mới xây dựng được 43,7 km đường tàu điện ngầm hoàn thành cách đây 2 năm. Hiện tại họ đang khuyến khích dân chúng sử dụng tàu điện ngầm thay cho xe máy, ô tô cá nhân. Ngoài ra, trong thành phố siêu đô thị này có một công viên cực rộng mà rất nhiều người rèn luyện sức khỏe hàng ngày trên đó không biết dưới chân mình là bãi rác khổng lồ năm xưa. Người dân Cao Hùng đang tự hào tiến lên sánh vai Singapore.
Chúng ta cứ hay biện hộ nước này làm được việc này thì ta cũng làm được. Thực tế những viện dẫn vừa qua đa phần người dân chưa thuận tình nếu không muốn nói là bực mình thêm. Bộ GTVT có quyết liệt thấy rõ. Sự quyết liệt thực hiện các giải pháp trước đây không ai làm mà thôi. Bộ chưa có sáng kiến gì (khiêm tốn), liệu Bộ có nhận ra rằng sở dĩ chưa ai làm vì thấy rằng các giải pháp đó (chẳng hạn: thu phí giao thông) chưa chuẩn?
Về định lượng, nếu nhiều người đi đường mà đường không nở ra thì ùn tắc là tất yếu. Định tính là chúng ta phải mở thêm đường giao thông lên. Cách làm đúng là chúng ta phải làm đường trên cao, làm đường dưới đất, làm đường cao tốc (bộ, sắt). Làm các đường này là chuyện nhiều năm, cần vốn lớn, cần có thời gian, lộ trình. Không ai bắt Bộ có thể làm ngay một sớm, một chiều.
Để huy động vốn lớn phải huy động từ những ông lớn chứ. Nếu huy động từ dân cũng xong thôi nhưng nên huy động sức dân khi anh đưa ra một công trình cụ thể nào đó. Nếu minh bạch tôi nghĩ nhiều bao nhiêu dân cũng ủng hộ thậm chí ủng hộ cả mồ hôi và sinh mạng của mình. Bằng không, nếu túng, bí mà cứ liều huy động của dân e rằng cả chì lẫn chài của nó vừa đi đâu mất sẽ không ai giải thích nổi.
Thông tin hấp dẫn: |
|