Ông Kim Lạn Vinh, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quốc tế thuộc đại học Nhân Dân, Trung Quốc. |
Tờ Japan Times ngày 23/6 dẫn lời học giả Trung Quốc cho biết, lãnh đạo mới của nước này đang muốn gác vấn đề tranh chấp Biển Đông, Biển Hoa Đông qua một bên vì phải đối mặt với suy thoái kinh tế, sự phẫn nộ của công chúng đối với tệ nạn tham nhũng và môi trường ô nhiễm trầm trọng đang nổi cộm trong nước.
Hải giám TQ đổi tên Cảnh sát biển kéo tàu mang vũ khí ra Biển Đông
Nhật muốn bàn với Philippines, Mỹ kế kiểm soát Trung Quốc trên biển
Đó là nhận định của bà Lý Vi, Giám đốc Viện nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc và ông Kim Lạn Vinh, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Quốc tế thuộc đại học Nhân Dân, Trung Quốc. Xung quanh tranh chấp chủ quyền nhóm đảo Senkaku giữa Nhật Bản với Trung Quốc, bà Vi cho rằng vì thời gian gần đây tàu công vụ của cả Nhật Bản và Trung Quốc liên tục hoạt động trong khu vực 12 hải lý nhóm đảo này (Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư), chính phủ 2 nước cần xây dựng 1 quy tắc, ví dụ như không sử dụng vũ lực trước hoặc duy trì 1 khoảng cách tối thiểu để tranh va chạm. Bà Vi gọi những nỗ lực này là "cân bằng động" thay thế cho "cân bằng tĩnh", đó là việc Trung Quốc đã hạn chế việc phái tàu công vụ ra Senkaku cũng như để người dân đổ bộ lên nhóm đảo này trước thời điểm Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa nhóm đảo Senkaku hồi tháng 9 năm ngoái. "Trong tình hình mới, hai bên cần theo đuổi cân bằng động trong khi cam kết thực hiện không tạo ra hành động khiêu khích nào nữa", Lý Vi đề xuất.
Lý Vi, Giám đốc Viện nghiên cứu Nhật Bản thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc |
2 học giả này cũng khuyến cáo giới chức Trung Quốc và Nhật Bản nên xoa dịu dư luận trong nước về vấn đề tranh chấp chủ quyền và tách biệt tranh chấp chủ quyền với các hoạt động hợp tác kinh tế cũng như quan hệ tổng thể.
"Nguy cơ đụng độ trên Biển Đông vài tháng tới rất lớn"
Quy tắc ứng xử trên Biển Đông dậm chân tại chỗ chỉ vì Trung Quốc
Trung Quốc chỉ là "nạn nhân" chứ không phải kẻ gây rối Biển Đông!?
"Trung Quốc tiến hành chiến tranh tàng hình gây bất ổn toàn khu vực"
Nếu để cộng đồng mạng tham gia vào vấn đề tranh chấp chủ quyền, vấn đề sẽ nóng lên và các chính phủ sẽ gặp khó khăn trong đối phó với tình huống đó, ông Vinh nhận xét. Học giả này đề nghị truyền thông các bên nên hướng sự chú ý của người dân vào việc, tranh chấp chủ quyền giữa các nước hãy để cho các nhà ngoại giao chuyên nghiệp xử lý. Kim Lạn Vinh kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản thiết lập một cơ chế quản lý khủng hoảng càng sớm càng tốt để giảm thiểu nguy cơ đụng độ gần nhóm đảo Senkaku. "Lãnh đạo mới của Trung Quốc phải đối mặt với nhiều vấn đề như kinh tế suy thoái, sự tức giận của người dân về tham nhũng và môi trường ô nhiễm trầm trọng. Họ đang mong muốn gác vấn đề tranh chấp Biển Đông, Biển Hoa Đông sang một bên", Kim Lan Vinh cho biết. Học giả này còn đề xuất Tokyo và Bắc Kinh nên tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa Shinzo Abe với Tập Cận Bình để "xem xét nghiêm túc" những vấn đề tranh chấp và tăng cường sự tin cậy, phát triển quan hệ tổng thể song phương. Tuy nhiên, đằng sau cái gọi là "Trung Quốc thiện chí không muốn gây căng thẳng với các nước láng giềng" mà Lý Vi và Kim Lạn Vinh đề xuất lại vẫn là âm mưu cũ, họ sợ đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo ra trọng tài và công luận quốc tế, xử lý tranh chấp theo luật pháp quốc tế. Lý Vi bác bỏ việc đưa tranh chấp Senkaku ra tòa án, trọng tài quốc tế vì bà cho rằng đó là "vấn đề lịch sử" chứ không phải vấn đề liên quan đến luật pháp quốc tế?! Kim Lạn Vinh nói rằng Trung Quốc không muốn "quốc tế hóa" tranh chấp và kiên quyết theo đuổi quan điểm "đàm phán song phương". Ông Vinh còn sợ rằng nếu đưa tranh chấp Senkaku ra tòa án hay trọng tài quốc tế thì Philippines và Việt Nam sẽ làm theo, đưa tranh chấp Biển Đông ra tòa án, trọng tài quốc tế và "sẽ làm cho tình hình phức tạp hơn"?! Giải quyết tranh chấp lãnh thổ thông qua các biện pháp hòa bình cố nhiên là điều quan trọng và là mục tiêu của các bên, nhưng phải trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), và ở Biển Đông còn thêm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC chứ không phải kiểu đàm phán tay đôi "theo luật chơi Trung Quốc".
- "Chiến thắng của quân chính phủ Syria chỉ còn là vấn đề thời gian!"
- Ả Rập viện trợ tên lửa Konkurs cho phiến quân Syria phá hủy tăng T72S
- Hòa bình, ổn định ở Biển Đông là lợi ích sống còn của cả Việt Nam, TQ
- 2 chiến hạm chở 600 lính thủy quân lục chiến Nga đang kéo đến Syria
- Assad chiếm lại thế thượng phong, nội chiến Syria lan rộng ra khu vực
- Cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc làm suy yếu vai trò ASEAN ở Biển Đông
- Mỹ tiêu hủy lô vũ khí trị giá 7 tỉ USD đã mang tới Afghanistan
- CIA huấn luyện phiến quân Syria dùng vũ khí Nga chống lại quân Assad
- Tàu Trung Quốc không ngăn cản Philippines thay quân đồn trú Bãi Cỏ Mây
- Chính quyền Obama sẽ ngăn chặn Biển Đông bùng lên thành xung đột
Hồng Thủy