Bé bước vào độ tuổi ăn dặm. Tuy nhiên, cho trẻ ăn gì, ăn như thế nào mới đủ chất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lại không hề là việc dễ dàng với mẹ trong lúc này!
Cẩn thận kẻo bé suy dinh dưỡng vì ăn dặm không đúng cách!
Có một thực tế đáng lo ngại là không ít trẻ khi vừa chuyển sang giai đoạn ăn dặm thì lập tức sụt cân, biểu đồ tăng trưởng yếu đi, không còn tốt như giai đoạn bú mẹ hoặc bú bình hoàn toàn nữa. Các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá, ăn dặm là một việc rất quan trọng nhằm bổ sung cho bé những chất dinh dưỡng cần thiết để bé phát triển toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Đây còn là cách hỗ trợ quá trình tập ăn cũng như giúp bé quen dần với mùi vị các loại thức ăn khác nhau.
Quan trọng là thế, nhưng không ít bà mẹ lại thiếu những kiến thức căn bản cần thiết để chuẩn bị thực đơn cho bé. Để giúp bé phát triển tốt trong giai đoạn ăn dặm, bạn cần thuộc một số điều nằm lòng như: Cần cho bé làm quen với món ăn dặm từ ít đến nhiều, từ mịn đến thô, từ loãng đến đặc, từ một nhóm thực phẩm đến đa dạng nhiều nhóm thực phẩm… để giúp bé quen dần, phát triển răng lợi, cơ nhai, men tiêu hóa. Thức ăn dặm cũng cần bổ sung cho bé đủ năng lượng, phải có đầy đủ các nhóm chất đạm (từ thịt, cá, trứng, cua, đậu nành…), tinh bột (gạo, bắp…), chất béo (dầu ăn), chất xơ (từ các loại rau củ quả…), cũng như khoảng 20 vitamin và khoáng chất theo tỉ lệ phù hợp với hướng dẫn của Viện Dinh dưỡng.
Công thức tổng quát có vẻ đơn giản là thế, nhưng thực tế rất nhiều bà mẹ cảm thấy lúng túng không biết phải “cân đong đo đếm” thế nào để đủ 20 vitamin, khoáng chất cho từng bữa ăn, hay đủ lượng chất đạm, chất béo, chất xơ… theo tỷ lệ đúng như khuyến cáo. Một khảo sát gần đây cho thấy, khá nhiều trẻ đang ở tuổi ăn dặm không được cung cấp đủ các vi chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, kẽm và vitamin A. Cụ thể là thiếu sắt từ 13% - 18%, thiếu vitamin A từ 2,5% - 7,5%, thiếu kẽm từ 3% - 10%. Và nguyên nhân căn bản dẫn đến tình trạng đó là do chế biến không đúng cách, người chế biến không có kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ nhỏ.
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy cho biết: “Vi chất dinh dưỡng rất dễ mất đi trong quá trình chế biến (ví dụ rửa quá kỹ nguyên liệu, nấu quá lâu…). Chính vì vậy, các bà mẹ nên trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về nhu cầu dinh dưỡng của trẻ để chọn món ăn dặm phù hợp cho con. Cũng không nên phó thác việc chế biến bữa ăn dặm cho các điểm bán cháo ăn dặm nấu sẵn vì quá trình chế biến thủ công này có thể làm mất đi nhiều vi chất quan trọng. Chưa kể, thực phẩm do người bán mua về chế biến có thể không đảm bảo vệ sinh, nếu sử dụng chất phụ gia bảo quản thì dùng lâu ngày sẽ rất ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ”.
Nên cho trẻ ăn dặm với bột ăn dặm chất lượng
Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy – Chuyên gia Dinh dưỡng, Trung tâm Dinh dưỡng Tp.HCM cho biết: “Hiện nay, nhiều bà mẹ chưa quen lắm với việc cho trẻ sử dụng bột ăn dặm, nhưng đây chính là giải pháp hoàn hảo để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn ăn dặm mà các bà mẹ cần biết đến. Các loại bột ăn dặm của những nhãn hàng uy tín trên thị trường đã được bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho trẻ. Việc nhà sản xuất hướng dẫn pha bột chỉ với nước ấm 50 - 60 độ C cũng giúp duy trì các vitamin và khoáng chất cần thiết. Tỷ lệ, thành phần các chất dinh dưỡng cũng được bổ sung theo công thức tối ưu, giúp trẻ hấp thu tốt, phù hợp với nhu cầu cũng như bộ máy tiêu hóa còn non yếu”.
Sử dụng bột ăn dặm, các bà mẹ còn thoát hẳn khỏi nỗi lo về chuyện nguyên liệu, không còn phải ưu tư với chuyện loại thịt cá này có sử dụng chất bảo quản không, hay loại rau củ kia có thuốc trừ sâu không. Bột ăn dặm được sản xuất theo tiêu chuẩn chặt chẽ, đảm bảo nguồn nguyên liệu an toàn cho trẻ. Mùi vị của nhiều loại bột ăn dặm hiện nay cũng trở nên rất đa dạng, do được sản xuất từ những thực phẩm tự nhiên như: gạo, rau bó xôi, cà rốt, bí đỏ kết hợp với thịt heo, bò, gà phù hợp với khẩu vị của trẻ em Việt Nam.
Thêm một ưu điểm rất đáng nói đến nữa là bột ăn dặm hoàn toàn không sử dụng chất bảo quản nhờ dây chuyền sản xuất khép kín từ khâu chế biến đến đóng gói, nên rất an toàn khi sử dụng cho trẻ. Ngoài ra, với những bà mẹ bận rộn, việc sử dụng bột ăn cho con còn giúp tiết kiệm được nhiều thời gian tất bật trong bếp, giúp bạn có nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi, chăm sóc cho bé yêu.
Khi bé lớn hơn một chút, hệ tiêu hóa tốt hơn, mẹ còn có thể cho thêm vào chén bột ăn dặm của bé các loại rau xanh băm nhuyễn, lòng đỏ trứng đã luộc chín nghiền nhuyễn hay chút ít thịt cá để giúp bé quen dần với động tác nhai. Bằng cách này, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm với biểu đồ phát triển của trẻ hàng tháng, tự tin rằng bé yêu đã có được sự cung cấp dinh dưỡng hoàn hảo nhất trong giai đoạn đầu đời.
Điểm nóng |
|
Theo SK&DS