Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 7 tháng 11 dẫn tờ "Thời báo Washington" Mỹ ngày 4 tháng 11 đưa tin, tuần trước, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố, sẽ phát triển một loại máy bay ném bom chiến lược mới có thể lắp vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường.
Một phương án máy bay ném bom tấn công tầm xa tương lai của Không quân Mỹ |
Hiện nay, Trung Quốc và Nga đều đang triển khai chương trình máy bay ném bom tàng hình tương tự. Chương trình này của Mỹ hiện được gọi là "máy bay ném bom tấn công tầm xa" (LRS-B), trong tương lai, sau giữa thập niên 20 của thế kỷ 21, có thể sẽ nhận được máy bay ném bom B-3.
Theo bài viết, Quân đội Mỹ hiện nay cần loại máy bay ném bom mới này để thay thế cho máy bay ném bom B-52 cũ và cùng với B-2 tăng cường thực lực của phi đội máy bay ném bom Quân đội Mỹ.
Công ty Northrop - Grumman từng nghiên cứu phát triển máy bay ném bom tàng hình RQ-180, nay đã nhận được hợp đồng nghiên cứu phát triển máy bay ném bom này, tổng trị giá trên 21,4 tỷ USD, dự tính sẽ sản xuất 100 chiếc, giá thành mỗi chiếc có thể trên 500 triệu USD.
Quân đội Mỹ cho biết, loại máy bay ném bom này còn có thể lắp mô đun thu thập tin tức tình báo và thiết bị cảm biến tầm xa, thông qua truyền dữ liệu, làm cho máy bay này có năng lực tấn công nhanh chóng và chính xác.
Phương án thiết kế ban đầu của máy bay ném bom LRS-B của Công ty Northrop Grumman Mỹ |
Hơn nữa, phiên bản đầu tiên sẽ có người lái, đến sau khi hoàn thiện sẽ còn phát triển phiên bản tiên tiến hơn, bao gồm cả phiên bản không người lái.
Ngoài ra, do trình độ tác chiến mạng toàn cầu đang được nâng lên nhanh chóng, loại máy bay ném bom này trong tương lai sẽ còn làm một trang bị tác chiến mạng, dùng để tấn công tầm xa đối với hạ tầng tác chiến mạng quan trọng như hệ thống chỉ huy và kiểm soát quân sự.
Khi tuyên bố hợp đồng máy bay ném bom LRS-B, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, tướng Mark Wales cho biết: "Chức năng của LRS-B sẽ bảo đảm cho Mỹ có thể kiểm soát bất cứ rủi ro nào trên phạm vi toàn cầu, đồng thời cũng đã cung cấp khả năng xử lý linh hoạt các hành động quân sự toàn diện cho các sĩ quan chỉ huy tác chiến của chúng tôi.
Hơn nữa, loại máy bay ném bom này còn có thể chọc thủng hệ thống phòng không ngày càng tiên tiến và tiến hành răn đe hạt nhân đối với đối thủ".
Phương án máy bay ném bom LRS-B của Công ty Northrop Grumman, Mỹ |
Cựu trung tướng không quân Mỹ, David Deptula rất ủng hộ đối với loại máy bay ném bom này. Ông cho biết: "Lực lượng tấn công tầm xa của Không quân Mỹ cần có năng lực có thể tấn công bất cứ mục tiêu địa điểm nào trong bất cứ thời gian nào trên phạm vi thế giới. Đây là một chức năng cốt lõi ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Mỹ.
Nhưng, 87% máy bay ném bom hiện nay của Mỹ đều không có công nghệ tàng hình hiện đại, cho nên chỉ có thể dựa vào lượng nhỏ máy bay ném bom B-2 để đạt được mục tiêu khó khăn nhất trên thế giới".
Khi Mỹ mạnh mẽ nghiên cứu phát triển máy bay ném bom LRS-B, Trung Quốc cũng đang tiến hành nghiên cứu phát triển một loại máy bay ném bom tàng hình mới.
Nhà nghiên cứu cao cấp Rick Fisher thuộc Trung tâm đánh giá quốc tế và chiến lược cho rằng, Trung Quốc và Nga đều có chương trình nghiên cứu máy bay ném bom tiên tiến, nhưng Nga hầu như đã tạm thời gác lại chương trình này, chuyển sang khởi động lại việc sản xuất máy bay ném bom Tu-160.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-160 Blackjack Nga |
Ông còn cho biết, Trung Quốc đang phát triển một loại máy bay ném bom chiến lược cấu hình cánh bay, máy bay ném bom này có thể chính thức triển khai vào thập niên 20 của thế kỷ 21.
Nhà nghiên cứu Mỹ mặc dù cho rằng Trung Quốc đang nghiên cứu phát triển một loại máy bay ném bom chiến lược tiên tiến, nhưng thông tin của họ phần nhiều có nguồn từ thông tin trên mạng trong nước, cụ thể thế nào thì còn chưa thể phán đoán một cách đơn giản.