Máy bay chiến đấu hải quân J-15 Phi Sa Trung Quốc |
Trang mạng phát thanh "Tin tức FM" Nga ngày 5 tháng 12 đưa tin, Trung Quốc bắt đầu sản xuất hàng loạt phiên bản sao chép lậu của máy bay tiêm kích Su-33 Nga. Sản phẩm mới này được Công nghiệp hàng không Trung Quốc gọi là J-15 Phi Sa, hàng mẫu thử nghiệm của nó đã ra đời từ năm 2010, nền tảng của chương trình là máy bay thử nghiệm sớm T-10K của Su-33 được chế tạo từ thời kỳ Liên Xô, loại máy bay này được Trung Quốc mua của Ukraine.
Tổng biên tập tạp chí "Kho vũ khí Tổ quốc" Nga, ông Viktor Murakhovsky cho biết, trước khi nghiên cứu chế tạo máy bay chiến đấu J-15, Trung Quốc trước tiên tìm cách mua 2 máy bay tiêm kích mẫu Su-33 của Nga, đây là phiên bản hải quân của máy bay chiến đấu Su-27, chủ yếu sử dụng cho tàu sân bay.
Do lo ngại rò rỉ công nghệ, Nga từ chối ký hợp đồng này với Trung Quốc. Bởi vì, Nga hiểu rất rõ, Trung Quốc chỉ mua 2 máy bay không phải là để trang bị cho quân đội nước này, mà là vì mục đích khác, có thể là để dỡ bỏ hoàn toàn và nghiên cứu kết cấu bên trong của máy bay.
Sau đó, Trung Quốc đã chuyển mối quan tâm của họ đến Ukraine. Khi đó, một máy bay thử nghiệm Su-33 thời kỳ Liên Xô ở Ukraine là T-10K đã sớm bị vứt bỏ, dính đầy bụi. Ukraine rất vui bỏ đi chiếc máy bay này, dùng "đồ sắt vụn" cánh máy bay nhôm cứng bỏ đi để đổi lấy thu nhập ngoại tệ.
Máy bay chiến đấu J-15 |
Kết quả làm cho Trung Quốc đã sở hữu được sản phẩm nền tảng của chương trình chế tạo máy bay tiêm kích hải quân nội địa tương lai, tuy có một số thứ cũ kỹ, nhưng rất quý giá. Có thể nói, đây là phiên bản sớm nhất của chương trình chế tạo máy bay tiêm kích Su-33 khi đó. Về ngoại hình, máy bay thử nghiệm Trung Quốc sở hữu "hơi" có sự khác biệt so với máy bay Su-33 định hình cuối cùng.
Tổng biên tập tạp chí "Quốc phòng" Korotchenko cho rằng, Trung Quốc lấy máy bay thử nghiệm cũ của Liên Xô làm nền tảng, cuối cùng đã nghiên cứu chế tạo thành công máy bay tiêm kích hải quân J-15. Những phương tiện truyền thông này thậm chí gọi nó là đối thủ cạnh tranh chính của Su-33 Nga.
Nhưng, thứ nhất, về tính năng kỹ thuật, máy bay Phi Sa Trung Quốc còn lâu mới bằng máy bay tiêm kích hải quân của Nga. Thứ hai, về nguyên tắc, thị trường trang bị kỹ thuật lực lượng hàng không hải quân tương đối hẹp, rất ít xuất khẩu. Tính toán trên nhiều khía cạnh, Trung Quốc sẽ không xuất khẩu J-15 trên thị trường.
Hợp đồng xuất khẩu máy bay hải quân duy nhất thực hiện hiện nay là hợp đồng giữa Nga-Ấn, nhưng sản phẩm xuất khẩu, cung ứng của Nga là máy bay chiến đấu hải quân MiG-29K, trên thực tế đã là máy bay thế hệ mới. Còn sản phẩm sao chép J-15 của Trung Quốc có thể chỉ có Quân đội Trung Quốc đặt mua, sử dụng.
Máy bay chiến đấu J-15 số hiệu 0001 bay thử lần đầu tiên ngày 31 tháng 8 năm 2009 |
Lịch sử Trung Quốc dập khuôn, sao chép vũ khí trang bị của nước ngoài không hề chỉ giới hạn ở máy bay tiêm kích hải quân. Về nguyên tắc, Trung Quốc sao chép tất cả những vũ khí tiên tiến có thể sao chép, chỉ cần có thể tìm mua được của nước nào đó là Trung Quốc hành động.
Chẳng hạn, trước đây có thể ngây thơ, ấu trĩ, Nga đã chuyển nhượng công nghệ sản xuất, lắp ráp máy bay tiêm kích Su-27SK cho Trung Quốc, cho rằng, sau khi sử dụng công nghệ này, Trung Quốc sẽ đem lại sự đền ơn lâu dài, tốt đẹp cho Nga; nhưng, tình hình thực tế hoàn toàn không như vậy.
Vài năm sau, là sản phẩm sao chép lậu của máy bay tiêm kích Nga, máy bay J-11 do Trung Quốc sản xuất đã bắt đầu bước vào thị trường. Lịch sử cơ bản tương đồng còn xảy ra ở phiên bản Trung Quốc của hệ thống tên lửa phòng không S-300PMU Nga.
Tất cả vấn đề lập tức trở nên nghiêm trọng, bởi vì Trung Quốc nhái vũ khí tiên tiến không chỉ để đáp ứng nhu cầu bên trong, mà còn để xuất khẩu cho nước khác. Khi tên lửa phòng không HQ-9 được Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố giành chiến thắng trước các đối thủ Nga, Mỹ trong năm qua, ông Murakhovsky bình luận, Trung Quốc sở dĩ có thể "chiến thắng" là do báo giá của Trung Quốc thường thấp hơn giá thành, kết quả dù là Nga hay đối thủ cạnh tranh khác, đều có phản ứng nhất định. Tin tức mới nhất cho biết, các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hầu như đã thay đổi, đang xem xét lại kết quả đấu thầu này.
Máy bay chiến đấu J-15 số hiệu 552 Trung Quốc |
Sự phát triển của lĩnh vực kinh tế dân dụng Trung Quốc dựa vào tham khảo công nghệ của nước khác trên rất nhiều phương diện. Chẳng hạn, có thể lập tức nghĩ đến, sự phát triển của Công nghiệp hàng không Trung quốc ban đầu dựa vào nền tảng đoạt lấy những thứ mà người Nhật đã đem đi xâm lược Trung Quốc trước đây, tàu vũ trụ Thần Châu có người điều khiển của Trung Quốc hầu như giống hệt tàu vũ trụ Soyuz của Nga.
Ngay cả kết cấu kiến trúc của nước ngoài cũng được Trung Quốc sao chép, chẳng hạn sòng bạc Macao hầu như chính là bảo sao của sòng bạc Las Vegas Mỹ, quy hoạch một số thành phố của Áo và Đức đã tái hiện ở Trung Quốc.
Phó Trưởng Phòng nghiên cứu quan hệ quốc tế và kinh tế thế giới, Viện Khoa học Nga, Mikheyev cho rằng, hiện tượng sao chép này cũng có nguyên nhân khách quan, tất cả các nền kinh tế phát triển khác ở khu vực Viễn Đông đều từng đi con đường này, trước hết là Nhật Bản, sau là Hàn Quốc. Họ cũng không xấu hổ vì sao chép tất cả các công nghệ tiên tiến và sản phẩm của phương Tây và Liên Xô, hiện nay đã đến lượt Trung Quốc.
Tận dụng công nghệ nước ngoài luôn là con đường tất yếu phải đi để tự chủ đổi mới nghiên cứu chế tạo sản phẩm, hiện nay Trung Quốc đang làm như vậy, trong đó có lĩnh vực trang bị kỹ thuật quân sự. Trên thực tế, con đường phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo xe hơi, hàng không dân dụng đã gần bước vào giai đoạn mới, tức là từ sao chép quá độ sang giai đoạn tự chủ sáng tạo.
Máy bay chiến đấu nguyên mẫu J-15 số hiệu 553 sử dụng động cơ AL-31F Nga |
Sản phẩm của Trung Quốc, gồm có sản phẩm sao chép tạm thời còn chưa đạt được chất lượng đáng có, nhưng nếu xét đến nhân tố giá cả, không bàn đến chất lượng ra sao thì hàng hóa Trung Quốc hoàn toàn có sức cạnh tranh khá mạnh. Xe hơi Trung Quốc ở một số thị trường cụ thể thậm chí đã bắt đầu gạt bỏ xe hơi Lada của Nga.
Nói cách khác, tuy sản phẩm của Trung Quốc hoàn toàn không phải không có vấn đề, nhưng đã coi như là sản phẩm tốt, có thể bảo đảm đi ra thị trường nước ngoài, còn ở thị trường trong nước chúng đã có kết quả rõ rệt.
Về vấn đề xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc, Nga hiện đã không muốn phạm phải sai lầm cũ, khi đàm phán tất cả các hợp đồng mới với Trung Quốc, Nga chắc chắn đều đưa ra yêu cầu bản quyền sở hữu trí tuệ, cấm Trung Quốc tự ý sao chép sản phẩm của Nga khi chưa được phép.
Máy bay chiến đấu J-15 số hiệu 554 cất cánh kiểu nhảy cầu |
Máy bay chiến đấu J-15 số hiệu 554 sơn màu hải quân |
Máy bay chiến đấu J-15 số hiệu 555 sơn màu hải quân |
Máy bay chiến đấu nguyên mẫu J-15 số hiệu 557 sử dụng động cơ Thái Hành do Trung Quốc tự sản xuất. |
Máy bay J-15 huấn luyện hạ cánh xuống tàu sân bay Liêu Ninh |