Lính Trung Quốc đồn trú trái phép trên một điểm đảo Trung Quốc chiếm của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa (hình minh họa) |
Những diễn biến mới đây trên Biển Đông và Biển Hoa Đông xung quanh tranh chấp chủ quyền lãnh hải giữa các quốc gia trong khu vực với Trung Quốc và Đài Loan cho thấy tham vọng trên biển của giới cầm quyền Trung Quốc, Đài Loan đang ngày một leo thang.
Trò bẩn thỉu sau lệnh cấm đánh cá phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
Trung Quốc lại mon men nhòm ngó Bãi Cỏ Mây, Trường Sa
Nhân Dân nhật báo TQ xúi Đài Loan nổ súng khích Việt Nam ở Trường Sa
Đài Loan sẽ phái 3 tàu lớn có vũ trang "tuần tra" trái phép Trường Sa
Tư lệnh HĐ Nam Hải: Trung Quốc sẽ tăng cường "kiểm soát Biển Đông"?!
Văn Hối: Trung Quốc âm mưu từng bước chiếm đoạt các đảo ở Trường Sa
Vụ tàu Cảnh sát biển Philippines nổ súng vào tàu cá Đài Loan hôm 9/5 (do xâm phạm chủ quyền Philippines trên eo biển Bashi và tàu cá này liều lĩnh định tông vào tàu Philippines, theo Manila) đang được cả Trung Quốc và Đài Loan lợi dụng đẩy thành cao trào nhằm "dằn mặt" Philippines, đồng thời kiếm cớ để leo thang trên Biển Đông đòi "quyền lợi". Hãng thông tấn Kyodo ngày 18/5 cho hay, 2 biên đội tàu chiến của hạm đội Nam Hải và hạm đội Đông Hải đang tập kết và tập trận (trái phép) ở Biển Đông - Trường Sa là nhằm gia tăng sức ép lên Manila, trong đó biên đội tàu chiến hạm đội Nam Hải tập trận (trái phép) tại khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) từ hôm 12/5, ngày 13/5 biên đội tàu chiến hạm đội Đông Hải tiếp tục kéo ra Biển Đông qua eo biển Bashi. Mặc dù Tổng thống Philippines Aquino đã nhân danh cá nhân xin lỗi người dân Đài Loan vụ nổ súng hôm 9/5, tuy nhiên giới chức Mã Anh Cửu không chấp nhận, tiếp tục thúc đẩy vụ việc leo thang. Ngoài 8 biện pháp trừng phạt Manila, Đài Bắc còn công khai cho tàu chiến, tàu tuần tra kéo qua đường ranh giới giữa 2 bên trên eo biển Bashi kéo xuống phía Nam thuộc vùng biển Philippines để diễn tập trong 2 ngày 16, 17/5, một động thái leo thang chưa từng có tiền lệ. Mục đích cuối cùng của những động thái làm lớn chuyện mà giới chức Đài Loan đang theo đuổi cũng chỉ nhằm được tham gia tiến trình đàm phán giải quyết tranh chấp ở Biển Đông - Trường Sa cũng như tạo cớ để bành trướng trên các vùng biển tranh chấp, trong đó có việc củng cố thực lực quân sự trên đảo Ba Bình nằm trong quần đảo Trường Sa (của Việt Nam) mà Đài Loan đang chiếm đóng trái phép. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc trả lời phỏng vấn tạp chí Foreign Affairs gần đây đã thẳng thắn "bóc mẽ" chiêu trò "giật bát cơm của người khác" rồi đòi chia phần mà Trung Quốc (và cả Đài Loan - PV) đang áp dụng trên các vùng biển. Ông Shinzo Abe cho biết, Bắc Kinh cố gắng tuyên truyền cũng như thuyết phục Nhật Bản "tạm gác tranh chấp Senkaku", tức đảo Điếu Ngư theo cách gọi của họ, một chiêu lừa đảo lộ liễu. Thừa nhận điều này, tức là thừa nhận có tranh chấp, và có tranh chấp tức là sẽ có đàm phán ăn chia. Thủ tướng Nhật Bản cho biết Tokyo không bao giờ mắc mưu Bắc Kinh và cũng tuyệt đối không thừa nhận sự tồn tại của "tranh chấp chủ quyền Senkaku." Thủ tướng Nhật Bản cũng cho biết, nhờ thủ đoạn này Trung Quốc đã chiếm quyền kiểm soát một số đảo ở Biển Đông (quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đoạt trái phép bằng vũ lực năm 1974 và một số đảo ở Trường Sa năm 1988 - PV). Việc Trung Quốc nhận xằng 80% diện tích Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam cũng như bãi cạn Scarborough của Philippines thành cái gọi là "chủ quyền" của Bắc Kinh với đường lưỡi bò phi lý, phi pháp là những bằng chứng rõ nhất về hành vi "giật bát cơm trên tay người khác" của Trung Quốc cũng như Đài Loan. Nhưng nghiêm trọng hơn, Bắc Kinh không chỉ dừng lại ở chỗ buộc các bên "thừa nhận tranh chấp rồi đòi đàm phán chia phần", mà tham vọng "nuốt cả" Biển Đông với ý nghĩ "lý lẽ thuộc về kẻ mạnh". Những hành động bành trướng sức mạnh quân sự, leo thang gây căng thẳng Biển Đông, xua tàu đánh bắt trái phép trên các vùng biển chủ quyền của nước khác trong đó có Việt Nam, bắt bớ hành hung tàu cá các nước đánh bắt trên vùng biển chủ quyền của nước họ là những bằng chứng rõ ràng, không thể chối cãi. Ngay cả với Nhật Bản là một cường quốc Đông Á, Bắc Kinh cũng không ngừng leo thang theo đuổi tham vọng khi gần đây tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc lại công khai phủ nhận chủ quyền của Nhật Bản tại quần đảo Okinawa mà cả thế giới phải thừa nhận. Thủ tướng Nhật Bản nói với Foreign Affairs rằng chiêu trò của Trung Quốc dụ các nước láng giềng "tạm gác tranh chấp" là vô cùng hoang đường và bịa đặt. Mặc dù Bắc Kinh đang ra sức dùng cơ bắp cùng "cái lý của kẻ mạnh" để cố gắng áp đặt "luật chơi" của riêng mình lên các vùng biển ở Đông Á, nhưng trong bối cảnh thế giới hiện nay không phải Trung Quốc cứ muốn là được.
- Trung Quốc lại mon men nhòm ngó Bãi Cỏ Mây, Trường Sa
- Trò bẩn thỉu sau lệnh cấm đánh cá phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông
- La Viện: Chiến hạm TQ tuần tra trái phép Biển Đông sẵn sàng ngắm bắn
- Đài Loan thừa nhận tàu xâm nhập trái phép được Kiểm ngư Việt Nam tha
- Video: "Bắt quả tang" biệt kích Israel xâm phạm lãnh thổ Syria
- Báo Hàn Quốc: Triều Tiên mở kho quân lương cứu đói, mỗi hộ 15 cân ngô
- Philippines: Tàu cá Đài Loan liều lĩnh đâm vào tàu CSB mới bị bắn
- Donga Ilbo: Dân đói, Bắc Triều Tiên sẽ phải mở cửa và xin viện trợ
- Đài Loan sẽ phái 3 tàu lớn có vũ trang "tuần tra" trái phép Trường Sa
- Phiến quân Syria tung video cảnh hành quyết 11 binh sĩ chính phủ
Hồng Thủy