Tờ China Daily ngày 24/10 đưa tin, Trung Quốc đang lên kế hoạch đóng tiếc tàu đầu tiên có khả năng trục vớt các cổ vật dưới đáy biển vào cuối năm 2013, nhằm đạt một bước tiến lớn trong việc tăng cường khả năng khảo sát dò tìm dưới biển của ngành khảo cổ Trung Quốc hiện vẫn phụ thuộc vào các con tàu đi thuê.
Theo tuyên bố của Cục Di sản Văn hóa Trung Quốc, con tàu khảo cổ có bề rộng 4,8 mét, chiều dài 56 mét chạy bằng động cơ điện tích hợp này “về cơ bản” sẽ đáp ứng các yêu cầu khảo cổ dưới đáy biển của Trung Quốc.
Với lượng giãn nước 860 tấn, con tàu này sẽ được sử dụng ở các vùng duyên hải Trung Quốc và có thể đi tới các vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) trên Biển Đông nếu điều kiện thời tiết thuận lợi.
Giới khảo cổ Trung Quốc sẽ sử dụng con tàu này để dò tìm, định vị, vẽ bản đồ, ghi hình và khai quật các cổ vật dưới đáy biển.
Con tàu này được Viện nghiên cứu 701 thuộc Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc thiết kế và được công ty đóng tàu Trường Hàng Đông Phong đóng tại Trùng Khánh.
Lâu nay giới khảo cổ Trung Quốc đã phải chật vật sử dụng các con tàu đánh cá dọc bờ biển dài 18.000 km của Trung Quốc để khai quật các cổ vật đắm chìm dưới biển. Nhiều nhà đầu cơ và ngư dân Trung Quốc cũng tham gia vào các cuộc săn tìm kho báu này trên Biển Đông, nơi theo họ có ít nhất 122 xác tàu đắm từ thời nhà Đường, nhà Tống.
Các nhà đầu cơ và ngư dân địa phương dò tìm kho báu trong khu vực này thường sử dụng các biện pháp thô sơ để trục vớt cổ vật khiến giới chức Trung Quốc phải có biện pháp can thiệp.
Cục Di sản Văn hóa Trung Quốc cho rằng việc bảo vệ các cổ vật của Trung Quốc dưới đáy biển đang phải đối mặt với “những thách thức nghiêm trọng” từ phong trào tìm kiếm trộm cổ vật, và Trung Quốc cần phải tăng cường trang bị và cơ sở vật chất liên quan cho ngành khảo cổ nước này.
Các nhà khảo cổ Trung Quốc trục vớt một con tàu cổ bị đắm ngoài khơi bờ biển nước này |
Theo tuyên bố của Cục Di sản Văn hóa Trung Quốc, con tàu khảo cổ có bề rộng 4,8 mét, chiều dài 56 mét chạy bằng động cơ điện tích hợp này “về cơ bản” sẽ đáp ứng các yêu cầu khảo cổ dưới đáy biển của Trung Quốc.
Với lượng giãn nước 860 tấn, con tàu này sẽ được sử dụng ở các vùng duyên hải Trung Quốc và có thể đi tới các vùng biển ngoài khơi quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) trên Biển Đông nếu điều kiện thời tiết thuận lợi.
Giới khảo cổ Trung Quốc sẽ sử dụng con tàu này để dò tìm, định vị, vẽ bản đồ, ghi hình và khai quật các cổ vật dưới đáy biển.
Con tàu này được Viện nghiên cứu 701 thuộc Tập đoàn Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc thiết kế và được công ty đóng tàu Trường Hàng Đông Phong đóng tại Trùng Khánh.
Tìm kiếm cổ vật dưới đáy biển |
Lâu nay giới khảo cổ Trung Quốc đã phải chật vật sử dụng các con tàu đánh cá dọc bờ biển dài 18.000 km của Trung Quốc để khai quật các cổ vật đắm chìm dưới biển. Nhiều nhà đầu cơ và ngư dân Trung Quốc cũng tham gia vào các cuộc săn tìm kho báu này trên Biển Đông, nơi theo họ có ít nhất 122 xác tàu đắm từ thời nhà Đường, nhà Tống.
Các nhà đầu cơ và ngư dân địa phương dò tìm kho báu trong khu vực này thường sử dụng các biện pháp thô sơ để trục vớt cổ vật khiến giới chức Trung Quốc phải có biện pháp can thiệp.
Cục Di sản Văn hóa Trung Quốc cho rằng việc bảo vệ các cổ vật của Trung Quốc dưới đáy biển đang phải đối mặt với “những thách thức nghiêm trọng” từ phong trào tìm kiếm trộm cổ vật, và Trung Quốc cần phải tăng cường trang bị và cơ sở vật chất liên quan cho ngành khảo cổ nước này.
Bảo Thành (Nguồn: China Daily)