30 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép tại Trường Sa tháng 7/2012 (hình minh họa) |
Hải giám Trung Quốc rình rập Bãi Cỏ Mây, Philippines đổi quân đồn trú
Trung Quốc chặn đường tiếp viện hòng chiếm đoạt phi pháp Bãi Cỏ Mây
Nếu chiếm được Bãi Cỏ Mây Trung Quốc sẽ tìm cách thôn tính Bãi Cỏ Rong
Học giả diều hâu TQ: Tấn công đánh chiếm Trường Sa bất cứ lúc nào
Tướng TQ: Dùng "chiến lược cải bắp" chiếm đoạt phi pháp Trường Sa
Kênh ABS CBN News ngày 30/5 đưa tin, trong cuộc gặp bên lề hoạt động kỷ niệm Ngày Quốc tế gìn giữ hòa bình hôm qua 29/5 với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin, Mã Khắc Khanh - Đại sứ Trung Quốc than phiền rằng Bắc Kinh lo ngại Manila có thể xây dựng thêm các cấu trúc ở Bãi Cỏ Mây (thuộc chủ quyền Việt Nam, Philippines và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền và đang tranh giành trái phép - PV). Trước đó, Philippines từng nhiều lần cho biết chính Trung Quốc đã tìm cách đổ trộm vật liệu xây dựng tại Bãi Cỏ Mây, Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và cho tàu rào cản lối vào đầm phá bãi cạn Scarborough của Philippines - PV. Phía Philippines cam kết chỉ phái tàu hậu cần cung cấp thức ăn, nước uống, nhu yếu phẩm cần thiết cho 1 tiểu đội thủy quân lục chiến đang chốt giữ (trái phép) trên xác chiến hạm cũ ngoài Bãi Cỏ Mây chứ không xây thêm cấu trúc nào khác. Tuy nhiên Bắc Kinh vẫn kiếm cớ duy trì 2 tàu Hải giám "canh chừng" trái phép tại Bãi Cỏ Mây. Theo ABS CBN News, Trung Quốc đang sử dụng chiến thuật cờ vây, một trò chơi từ thời cổ đại của quốc gia này nhằm cô lập lực lượng Philippines đang đồn trú (trái phép) ở Bãi Cỏ Mây và một số điểm đảo, bãi san hô khác ở quần đảo Trường Sa. Cờ vây có mục đích duy nhất là chiếm được nhiều "đất", càng rộng càng tốt. Môn cờ này không phải là một chiến trường đánh phá, tiêu diệt mà là một dạng kiến thiết, xây dựng, khai phá, mở rộng phạm vi. Trong trò chơi này, hai đối thủ sử dụng các quân cờ màu đen và màu trắng luân phiên di chuyển cho đến khi đối thủ của họ không còn chỗ để cơ động, nói cách khác là bao vây hoàn toàn một vị trí. Những gì đang xảy ra hiện nay ở Bãi Cỏ Mây - Trường Sa cũng giống như Trung Quốc đang dùng chiến thuật cờ vây với Philippines. Trung Quốc đã điều các lực lượng 1 tàu chiến, 2 tàu Hải giám và 30 tàu cá đến bao vây xung quanh xác chiến hạm cũ Philippines phái lính cố thủ (trái phép) tại Bãi Cỏ Mây cho đến khi Philippines bị tước đoạt mất mọi đường cơ động ra vào khu vực này, một sỹ quan hải quân Philippines yêu cầu giấu tên nói với ABS NBC News. Viên sĩ quan này cảnh báo, nếu Philippines không có chiến lược đối phó phù hợp trong khi Trung Quốc đang tiếp tục trò vây lấn nhằm, nó có thể cô lập quân đội Philippines tới tận mức độ Manila cảm thấy khó khăn để thực hiện việc điều chuyển luân phiên quân đồn trú (trái phép) ở Bãi Cỏ Mây cũng như cung cấp, tiếp tế hậu cần cho lực lượng này.Trước đó truyền thông Philippines cũng cho biết, nước này đang cố gắng kiềm chế tối đa và tránh đối đầu trực tiếp với Trung Quốc ở Trường Sa nói chung và Bãi Cỏ Mây nói riêng trong khi Bộ trưởng Quốc phòng và Tư lệnh Hải quân nước này vẫn cam kết sẽ đảm bảo hậu cần cho lực lượng đồn trú (trái phép) trên xác chiến hạm. Tuy nhiên chưa có chuyến tàu hậu cần nào của Philippines tiến ra Bãi Cỏ Mây được ghi nhận trong tuần qua.
- Học giả diều hâu TQ: Tấn công đánh chiếm Trường Sa bất cứ lúc nào
- Trung Quốc chặn đường tiếp viện hòng chiếm đoạt phi pháp Bãi Cỏ Mây
- Nếu chiếm được Bãi Cỏ Mây Trung Quốc sẽ tìm cách thôn tính Bãi Cỏ Rong
- 4 chiến hạm Ấn Độ tới Biển Đông - thông điệp quan trọng cho Trung Quốc
- Lý Khắc Cường công khai đòi Nhật Bản "trả lại" Senkaku
- Video: Giải cứu bé 2 ngày tuổi kẹt trong đường ống thải của toilet
- Tướng TQ: Dùng "chiến lược cải bắp" chiếm đoạt phi pháp Trường Sa
- Hoạt động quân sự của TQ ở Biển Đông nguy hiểm có hệ thống
- Giới QS Trung Quốc: Đụng độ ở Biển Đông có thể xảy ra bất cứ lúc nào
- Triều Tiên bất ngờ kêu gọi thay HĐ đình chiến bằng Hiệp ước hòa bình
Hồng Thủy (nguồn: ABS CBN News)