Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Ấn-Nga hợp tác chế tạo |
Mạng tuần san "Defense News" Mỹ ngày 28 tháng 9 đưa tin, một nguồn tin Bộ Quốc phòng Ấn Độ cho biết, căn cứ vào chiến lược mới xuất khẩu vũ khí cho quốc gia hữu nghị, Chính phủ Ấn Độ hy vọng bán cho Việt Nam tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Ấn-Nga hợp tác sản xuất.
Nguồn tin này còn cho biết, đang thông qua kênh ngoại giao để có được sự cho phép của phía Nga đối với việc xuất khẩu tên lửa BrahMos. Ngoài ra, nguồn tin này cho hay, Ấn Độ cũng đã thảo luận khả năng bán tên lửa này cho Brazil và Nam Phi.
Tuy nhiên, một quan chức ngoại giao Đại sứ quán Nga tại Ấn Độ cho biết, về xuất khẩu tên lửa BrahMos còn có vấn đề cần phải giải quyết, do Moscow cho rằng, quá tích cực bán tên lửa BrahMos có thể sẽ ảnh hưởng đến lượng tiêu thụ tên lửa khác mà Nga bán cho một số nước.
Vẫn chưa có quan chức Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác nhận, Nga đã hoàn toàn đồng ý bán tên lửa BrahMos.
Có nhà phân tích Ấn Độ cho rằng, bán tên lửa BrahMos tầm bắn 290 km cho Việt Nam là một phần trong chính sách kiềm chế Trung Quốc của New Delhi.
Tên lửa hành trình siêu âm BrahMos do Ấn-Nga hợp tác chế tạo |
Ấn Độ và Việt Nam đều từng nổ ra chiến tranh với Trung Quốc. Chiến tranh Ấn-Trung xảy ra năm 1962, nguyên nhân là vấn đề lãnh thổ, đến nay vẫn chưa được giải quyết. Việt Nam và Trung Quốc xảy ra xung đột vào năm 1979 (thực chất là Trung Quốc phát động một cuộc chiến tranh xâm lược đối với miền bắc Việt Nam, gây ra bao nhiêu đau thương cho nhân dân ta, nhưng kẻ thù đã bị tổn thất vô cùng nặng nề).
Nhà phân tích quốc phòng Ấn Độ Niting Mehta cho rằng: "Ấn Độ và Việt Nam luôn lặng lẽ tăng cường quan hệ chiến lược và quốc phòng, điều này khiến cho Bắc Kinh hết sức hậm hực, bởi vì Trung Quốc và Việt Nam có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông phải giải quyết" (Thực chất là Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược vào các năm 1974, 1988 và gây ra tranh chấp hiện nay).
Ngoài tiếp thị tên lửa BrahMos, New Delhi cũng đã cung cấp cho Hà Nội khoản vay xuất khẩu 100 triệu USD. Nguồn tin Bộ Quốc phòng này cho biết, khi Tổng thống Pranab Mukherjee thăm Hà Nội từ ngày 14 đến ngày 17 tháng 9, Ấn Độ đã thông báo quyết định này cho Việt Nam.
Nguồn tin Bộ Quốc phòng này cho biết, Ấn Độ còn đồng ý coi tìm cách xuất khẩu tên lửa BrahMos cho Nam Phi và Brazil là một phần trong tận dụng xuất khẩu quốc phòng đổi lấy thế tiến công mới cho cơ hội thương mại và ngoại giao quân sự của Bộ Quốc phòng Ấn Độ.
Theo các phương tiện truyền thông quốc tế, Trung Quốc mưu đồ biến đá ngầm của Việt Nam thành đảo, xây dựng căn cứ hải không quân để hậu thuẫn quân sự cho tham vọng "đường lưỡi bò" phi pháp. |
Một nguồn tin từ Công ty hàng không vũ trụ BrahMos ở Hyderabad cho biết, mục tiêu là sản xuất 1.000 quả tên lửa trong 5 năm tới. Hyderabad là nơi chế tạo tên lửa BrahMos.
Tên lửa BrahMos do Ấn Độ và Nga hợp tác nghiên cứu chế tạo, hiện nay Ấn Độ đã trang bị phiên bản tàu chiến và mặt đất của tên lửa này. Phiên bản tên lửa trang bị cho máy bay chiến đấu Su-30MKI của Ấn độ đang nằm trong giai đoạn kiểm tra cuối cùng. Nga vẫn chưa trang bị tên lửa BrahMos.
Theo tiết lộ của một sĩ quan, tên lửa BrahMos dài 6,9 m, nặng 3 tấn, đã trở thành vũ khí tấn công tiên tiến nhất của Hải quân Ấn Độ. Sĩ quan này còn cho biết, thậm chí phiên bản tên lửa thích hợp với tàu ngầm cũng sắp được trang bị.
Bài báo cho rằng, tên lửa BrahMos là phiên bản cải tiến của tên lửa Yakhont Nga, do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng Ấn Độ và Công ty chế tạo máy móc NPO Nga hợp tác nghiên cứu chế tạo.
Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc là lực lượng tác chiến ở Biển Đông, được Hải quân Trung Quốc ưu tiên biên chế vũ khí trang bị mới tiên tiến, đồng thời thường xuyên tập trận trên Biển Đông với nhiều khoa mục như đổ bộ, phòng không, săn ngầm, chống người nhái..., đặc biệt là ưa thích tập trận đổ bộ đánh chiếm đảo. Hạm đội Nam Hải cũng thường xuyên tập trận chung với các hạm đội khác, các quân binh chủng khác của Quân đội Trung Quốc để tăng cường cái gọi là "tác chiến liên hợp" nhằm "đánh thắng một cuộc chiến tranh cục bộ trong điều kiện thông tin hóa". Lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình, ngay sau khi lên nắm quyền đã 2 lần đến thăm và chỉ đạo đối với hạm đội này - đây là điều hiếm thấy, nhất là so với các hạm đội khác (ảnh tư liệu) |