Đài Tiếng nói nước Nga ngày 15/11 đưa tin, chuyên gia nổi tiếng của Trung Quốc đã kêu gọi Moscow, Seoul, cũng như Bắc Kinh vốn có tranh chấp lãnh thổ với Tokyo, thành lập liên minh thống nhất chống Nhật. Liên minh này được tạo lập với mục tiêu buộc chính phủ Nhật Bản chấp nhận kết quả của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và từ bỏ yêu sách về chủ quyền lãnh thổ đối với các quốc gia láng giềng.
Ý tưởng này được Phó chủ tịch Viện Nghiên cứu các vấn đề Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao Trung Quốc Go Syangan đề xuất. Phát biểu được đưa ra tại Hội nghị ba bên Nga - Hàn Quốc - Trung Quốc "An ninh và Hợp tác ở Đông Á" diễn ra vào ngày 14 tháng 11 tại Moscow.
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Tokyo cố ý khoét sâu mối tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, Nhật Bản chứng tỏ nước này không công nhận kết quả của chiến tranh thế giới thứ II. Ông Syangan nhắc lại, theo một loạt các tuyên bố quốc tế được thông qua bởi những thành viên trong liên minh chống Nhật gồm Mỹ, Liên Xô, Vương quốc Anh và Trung Quốc, sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, lãnh thổ của nước Nhật Bản sẽ bị giới hạn trong 4 đảo - Hokkaido, Honshu, Kyushu và Shikoku.
Dựa trên điều này, theo quan điểm của ông Syangan, Nhật Bản nên từ bỏ yêu sách chủ quyền đối với Nam Kuril, Tokto (Takeshima) và quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), cũng như Okinawa.
Chuyên gia Trung Quốc cho rằng, Tokyo cố ý khoét sâu mối tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng, Nhật Bản chứng tỏ nước này không công nhận kết quả của chiến tranh thế giới thứ II. Ông Syangan nhắc lại, theo một loạt các tuyên bố quốc tế được thông qua bởi những thành viên trong liên minh chống Nhật gồm Mỹ, Liên Xô, Vương quốc Anh và Trung Quốc, sau khi Thế chiến thứ hai kết thúc, lãnh thổ của nước Nhật Bản sẽ bị giới hạn trong 4 đảo - Hokkaido, Honshu, Kyushu và Shikoku.
Dựa trên điều này, theo quan điểm của ông Syangan, Nhật Bản nên từ bỏ yêu sách chủ quyền đối với Nam Kuril, Tokto (Takeshima) và quần đảo Senkaku (Điếu Ngư), cũng như Okinawa.
Ông Syangan đề xuất thành lập liên minh thống nhất chống Nhật với thành phần bao gồm các quốc gia Trung Quốc, Nga và Hàn Quốc. Hoa Kỳ cũng nên được đưa vào thành phần liên minh này để buộc Nhật Bản phải công nhận kết quả của chiến tranh thế giới thứ II và từ bỏ tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với các nước láng giềng.
Còn về mặt pháp lý, theo chuyên gia Trung Quốc, việc từ bỏ yêu sách chủ quyền lãnh thổ cần được ghi nhận trong một hiệp ước hòa bình mới ký kết với Nhật Bản, để thay thế văn bản đã lỗi thời - Hiệp ước San Francisco, được ký kết vào năm 1951, mà không có sự đồng ý của Liên Xô và Trung Quốc.
Còn về mặt pháp lý, theo chuyên gia Trung Quốc, việc từ bỏ yêu sách chủ quyền lãnh thổ cần được ghi nhận trong một hiệp ước hòa bình mới ký kết với Nhật Bản, để thay thế văn bản đã lỗi thời - Hiệp ước San Francisco, được ký kết vào năm 1951, mà không có sự đồng ý của Liên Xô và Trung Quốc.
Hình minh họa, nguồn: The Voice of Russia |
Bài phát biểu của ông Syangana được các thành viên tham dự Hội nghị đánh giá như nỗ lực đưa ra một "quả bóng thử nghiệm". Chuyên gia của Viện Nghiên cứu Quốc tế MGIMO ông Andrey Ivanov cho biết:
“Đề xuất thành lập liên minh thống nhất chống Nhật và buộc Tokyo ký kết một hiệp ước hòa bình mới có thể được xem như một tin gây chấn động."
"Đề xuất này được đưa ra bởi Phó Giám đốc một viện nghiên cứu lớn vốn có liên kết với Bộ Ngoại giao Trung Quốc, và tham gia vào việc soạn thảo các chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Đề xuất này, một mặt, là ý kiến cá nhân của chuyên gia Trung Quốc, nhưng từ một khía cạnh khác, ở một mức độ nào đó, nó phản ánh được tâm tư của ban lãnh đạo Trung Quốc”.
"Đề xuất này được đưa ra bởi Phó Giám đốc một viện nghiên cứu lớn vốn có liên kết với Bộ Ngoại giao Trung Quốc, và tham gia vào việc soạn thảo các chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Đề xuất này, một mặt, là ý kiến cá nhân của chuyên gia Trung Quốc, nhưng từ một khía cạnh khác, ở một mức độ nào đó, nó phản ánh được tâm tư của ban lãnh đạo Trung Quốc”.
Những phản ứng đầu tiên của các chuyên gia Nga đối với "quả bóng thử nghiệm" của ông Go Syangan được đưa ra rất thận trọng. Nga không phải là quốc gia ủng hộ việc giải quyết tranh chấp thông qua đường lối đối đầu.
Moscow từ lâu đã thực hiện việc giảm nhiệt trong tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và cũng không phải là không thành công, đồng thời Nga cũng đẩy mạnh hợp tác kinh tế 2 bên cùng có lợi. Phản ứng của Seoul đối với "quả bóng thử nghiệm" rất khó để đưa ra. Quan điểm của Hàn Quốc, theo ông Andrey Ivanov, phần lớn sẽ phụ thuộc vào mức độ cứng rắn trong yêu sách chủ quyền của Nhật Bản đối với đảo Tokto.
Moscow từ lâu đã thực hiện việc giảm nhiệt trong tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản và cũng không phải là không thành công, đồng thời Nga cũng đẩy mạnh hợp tác kinh tế 2 bên cùng có lợi. Phản ứng của Seoul đối với "quả bóng thử nghiệm" rất khó để đưa ra. Quan điểm của Hàn Quốc, theo ông Andrey Ivanov, phần lớn sẽ phụ thuộc vào mức độ cứng rắn trong yêu sách chủ quyền của Nhật Bản đối với đảo Tokto.
Hiện chỉ có thể chắc chắn về một điều: Phát biểu của ông Syangan chứng tỏ trong vân đề tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản, và có lẽ, không chỉ với nước này, ban lãnh đạo mới của Trung Quốc chủ trương giữ lập trường cứng rắn nhất.
Nguồn: Tiếng nói nước Nga