Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 do Nga chế tạo |
Trang mạng tổ hợp công nghiệp quân sự Nga ngày 4 tháng 12 đưa tin, tạp chí "Nhà ngoại giao" Nhật Bản có bài viết cho rằng, lãnh đạo cấp cao Công ty xuất khẩu quốc phòng Nga (Rosoboronexport) tiết lộ, năm 2014, Nga sẽ ký kết hợp đồng cung ứng máy bay tiêm kích hiện đại Su-35 cho Trung Quốc, theo đó, xác nhận giao dịch này sẽ không đạt được vào cuối năm 2013.
Nhưng, điều này chưa phải là quyết định đối với vấn đề này, bởi vì đàm phán cung ứng Su-35 giữa Trung-Nga từ năm 2010 kéo dài cho đến nay, trước đây từng nhiều lần có các tuyên bố mâu thuẫn với nhau.
Rõ ràng, Nga quan tâm đến hợp đồng này. Hiện nay, sự quan tâm của Trung Quốc đối với máy bay tiêm kích Su-35 tạm thời nên tiến hành xem xét ở cấp độ kế hoạch, có thể cho thấy Trung Quốc đã có tiến bộ về công nghệ quân sự độc lập tự chủ và quyết sách chiến lược dùng để giải quyết yêu sách chủ quyền (vô căn cứ) trên Biển Đông.
Nếu giao dịch cung ứng Su-35 được thực hiện, có thể sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến những tranh chấp này, sẽ tăng cường thực lực cho Trung Quốc trước các cuộc xung đột có thể xảy ra trong tương lai. Bởi vì, Su-35 có sức chiến đấu mạnh, hành trình tương đối xa, lượng dầu mang theo nhiều, có thể bảo đảm Không quân Trung Quốc tiến hành tuần tra tầm xa thời gian dài ở khu vực tranh chấp, gây sức ép cho các đối thủ ở Biển Đông, giống như Trung Quốc gây sức ép với Nhật Bản trong tranh chấp đảo Senkaku ở biển Hoa Đông.
Trước đó, tạp chí "Nhà ngoại giao" Nhật Bản từng cho rằng, máy bay chiến đấu Su-35 không phải là máy bay chiến đấu Sukhoi đầu tiên được Quân đội Trung Quốc quan tâm. Quân đội Trung Quốc còn ca ngợi hiệu quả tác chiến của máy bay chiến đấu Su-30MKK và phiên bản Trung Quốc của nó - tức máy bay J-16, nhấn mạnh loại máy bay chiến đấy này có thể làm cho Trung Quốc điều động lực lượng đến Biển Đông.
Máy bay chiến đấu Su-35 |
Tháng 6 năm nay, truyền thông Trung Quốc và Nga cho biết, hai nước đã cơ bản đạt được nhất trí về vấn đề mua máy bay tiêm kích đa năng Su-35, nhưng không được bất cứ nguồn tin chính thức nào xác nhận. Bởi vì, bất kể là truyền thông Trung Quốc hay là Nga, cả năm qua đều tiết lộ những thông tin hoàn toàn mâu thuẫn với nhau. Chẳng hạn, nguồn tin từ Nga từng tuyên bố giao dịch Su-35 đã đạt được, nhưng lập tức bị Bộ Quốc phòng Trung quốc phủ nhận.
Tuy nhiên, tháng 1 năm nay, hai nước đã tạo điều kiện tiền đề cho việc cung ứng những máy bay này, hai bên đã đạt được nhất trí mang tính nguyên tắc về việc bán máy bay Su-35 cho Trung Quốc. Hiện nay, một vấn đề còn lại rất quan trọng là Trung Quốc rốt cuộc mua bao nhiêu máy bay chiến đấu Su-35.
Truyền thông Trung Quốc mùa hè năm nay cho biết, Đoàn dại biểu Trung Quốc đến thăm Nga đã tiến hành khảo sát đối với máy bay Su-35, phía Trung Quốc sẽ bắt đầu mua lượng lớn loại máy bay chiến đấu tiên tiến này. Điều này phải chăng có nghĩa là số lượng máy bay Trung Quốc có kế hoạch mua sẽ vượt quy mô 48 chiếc như truyền thông tiết lộ 1 năm trước, điều này hiện vẫn chưa rõ. Nếu có thể xác nhận đàm phán sẽ còn tiếp tục tiến hành thì có thể cho thấy Quân đội Trung Quốc có mong muốn mạnh mẽ mua máy bay tiêm kích Su-35.
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 Nga |
Đến nay, lực lượng hàng không Trung Quốc vẫn lệ thuộc vào Nga trên nhiều phương diện, tiêu điểm quan tâm của truyền thông tập trung vào chương trình máy bay tiêm kích ném bom tàng hình và máy bay trực thăng do Trung Quốc tự chủ nghiên cứu chế tạo.
Tăng cường tiềm lực chiến đấu của lực lượng hàng không Trung Quốc trở thành chủ đề đưa tin rộng rãi, mỗi tháng đều có thông tin mới của chương trình có liên quan. Trong khuôn khổ của những chương trình nghiên cứu chế tạo hàng không này, năng lực sản xuất và thiết kế của công nghiệp quân sự Trung Quốc được phát triển tương đối lớn, nhưng vẫn có điểm yếu, đặc biệt là vấn đề động cơ.
Trung Quốc tiếp tục sao chép và tham khảo công nghệ động cơ của Nga, bởi vì Trung Quốc rất hy vọng có thể độc lập tự chủ nghiên cứu chế tạo động cơ tiên tiến nội địa. Trên thực tế, mua sắm máy bay chiến đấu Su-35 hoàn toàn không đại diện cho sự thay đổi phương hướng chiến lược ưu tiên của ban lãnh đạo quân sự Trung Quốc, chỉ là đã cho thấy hiện trạng khó khăn - Trung Quốc hiện nay trở thành quốc gia mua sắm lớn nhất và quốc gia sản xuất hàng nhái lớn nhất các sản phẩm vũ khí Nga.
Tuy tự lực cánh sinh luôn rất quan trọng đối với Trung Quốc, nhưng nhu cầu chiến lược nhanh chóng nhập khẩu vũ khí trang bị hiện đại nhất cuối cùng đã chiếm thế thượng phong. Căn cứ vào thông tin tình báo của Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm, Thuỵ Điển, ngay từ năm 1991, Trung Quốc đã bắt đầu mua sắm máy bay tiêm kích Su-27.
Máy bay chiến đấu Su-27SK của Không quân Trung Quốc, mua của Nga |
Xuất phát từ nguyên nhân hoàn toàn dễ hiểu, Nga tương đối bất mãn đối với sản phẩm xuất khẩu chính của họ - máy bay chiến đấu Su-27 được sản xuất nhái ở Trung Quốc với cái tên J-11. Truyền thông Nga từng cho rằng, Nga quyết định không bán Su-35 cho Trung Quốc, lo ngại sau này cũng sẽ bị sao chép và bị Trung Quốc chào bán ở thị trường quốc tế, xuất khẩu cho nước ngoài, từ đó làm suy yếu vị thế xuất khẩu của máy bay chiến đấu Nga, tấn công nguồn kinh tế rất quan trọng của Nga. Nhưng, hiện nay, Nga hầu như đang tìm được sự cân bằng giữa việc lo ngại Trung Quốc sao chép với những nỗ lực hy vọng tiêu thụ vũ khí.
Đối với vấn đề Trung Quốc mua sắm Su-35, có thể nhìn vào sự kiện đang xảy ra hiện nay, tiến hành phân tích từ góc độ nhu cầu chiến lược của Trung Quốc. Chẳng hạn tranh chấp lãnh thổ gần đây, xung đột với các nước láng giềng, từ đó có thể hiểu rõ tại sao Trung Quốc khát khao mua máy bay chiến đấu Su-35.
Nói một cách đơn giản, Su-35 tuy không có tính năng tàng hình, nhưng là máy bay tiêm kích tốt nhất thế giới hiện nay. Ở phương Tây, tính năng tàng hình là đặc điểm chính của kết cấu máy bay hiện đại, nhưng đối với việc đáp ứng nhu cầu của Trung Quốc, nhân tố khác quan trọng hơn. Hơn nữa, điều khiến cho mọi người càng ngạc nhiên là, chỉ tiêu ưu thế không chiến hoàn toàn không phải là ưu thế thương mại quan trọng nhất của Su-35.
Máy bay chiến đấu J-11, sao chép Su-27 của Nga |
Tuy loại máy bay chiến đấu này có thể bảo đảm ưu thế cho Quân đôi Trung Quốc trước các nước láng giềng, chẳng hạn Quân đội Nhật Bản trang bị máy bay chiến đấu F-15 và các máy bay khác, nhưng loại máy bay chiến đấu hiện đại do Nga chế tạo này sẽ không đem lại bất cứ năng lực đặc biệt nào cho quân đội ở các khu vực xung đột này, chẳng hạn trên bầu trời eo biển Đài Loan. Ở eo biển Đài Loan hoặc khu vực đảo Senkaku, Trung Quốc hoàn toàn có thể sử dụng lượng lớn máy bay đánh chặn J-10 và máy bay tiêm kích đa năng.
Đối với Trung Quốc, ưu thế lớn nhất của Su-35 rất có thể ở tốc độ bay và dung lượng nhiên liệu của nó. Tương tự như Su-27, vai trò của Su-35 là để tuần tra không phận rộng lớn của Nga, đối phó với mối đe dọa ở khu vực cách xa các trung tâm đô thị lớn. Hiện nay, Không quân Trung Quốc đã “gặp phải vấn đề tương tự”.
Trong đó, một vấn đề chính là khu vực Biển Đông có tổng diện tích 2,25 triệu km2. Đối với máy bay tiêm kích hiện có của Trung Quốc, tiến hành tác chiến trên khu vực “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đòi hỏi (bất hợp pháp) không phải dễ nuốt.
Hiện nay, máy bay tiêm kích của lực lượng hàng không Hải quân triển khai tại các căn cứ trên đất liền của Trung Quốc có thể “thực hiện nhiệm vụ tuần tra hạn chế” ở một phần khu vực phía nam Biển Đông, nhưng lượng dầu mang theo của chúng tương đối ít, đã hạn chế nghiêm trọng thời gian tuần tra.
Máy bay chiến đấu J-10 Trung Quốc |
Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu của Quân đội nước này ngay từ khi bắt đầu một cuộc khủng hoảng, đáp ứng những đòi hỏi lãnh thổ (bất hợp pháp) trên Biển Đông, Trung Quốc cần đến máy bay chiến đấu tiên tiến có tốc độ nhanh, bán kính tác chiến lớn – máy bay Su-35.
Có thể, một khi tình hình căng thẳng leo thang, loại máy bay này có thể giúp Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền kiểu này, ngăn chặn các đối thủ khác, đồng thời xây dựng phòng tuyến “hình thang” bổ sung. Trên phương diện này, nhiên liệu (xăng dầu) là quan trọng nhất.
So với Su-27 và J-11B, một ưu thế quan trọng của máy bay chiến đấu Su-35 ở chỗ nó có thể mang theo thùng dầu phụ. Su-27 thiếu thùng dầu phụ, không thể tiến hành tiếp dầu trên không, khiến cho sức chiến đấu của nó bị hạn chế nghiêm trọng. Su-35 có thể tiếp dầu trên không, có thể tăng thời gian hoạt động trên không cho máy bay ở khu vực tác chiến và trong hành trình bay. Đây là một nhân tố quan trọng khác, hơn nữa thời gian máy bay bay đến gần mục tiêu cho đến khi bay trở về sân bay có thể độc lập tính toán.
Nói chung, tổng cộng có 3 phương pháp có thể tăng thời gian duy trì hoạt động trên không của máy bay. Trước hết là sử dụng máy bay không người lái tốc độ chậm cỡ trung bình và nhỏ, chẳng hạn máy bay không người lái Predator hoặc máy bay khác của Mỹ, có thể liên tục hoạt động vài giờ ở trên không, do không có phi công, vì vậy, cánh máy bay dài hơn, trọng lượng nhẹ hơn; hai phương thức khác là tăng dung lượng thùng dầu và tiếp dầu trên không.
Máy bay ném bom chiến đấu JH-7 Phi Báo, Trung Quốc |
Trung Quốc đã bắt đầu thực hiện chương trình tiếp dầu trên không cho máy bay chiến đấu, nhưng họ chưa hoàn toàn khẳng định được mình, hiện còn chưa thể trông mong lực lượng hàng không Hải quân nhanh chóng có được loại năng lực này. Khi nói về sự thay đổi sức mạnh trên không, trên biển của Trung Quốc, chuyên gia nước ngoài dự đoán, chương trình này có thể sẽ thực hiện được vào năm 2015-2020.
Máy bay Su-35 cho dù chỉ mang theo một thùng dầu bên trong thân máy bay cũng có ưu thế lớn hơn Su-27. Su-27 chỉ có thể nhanh chóng bay qua khu vực điểm nóng trên Biển Đông. Đối với máy bay chiến đấu Trung Quốc, máy bay có thể hoạt động lâu hơn trên không ở khu vực Biển Đông là điều rất quan trọng, bởi vì Trung Quốc chuẩn bị đối phó với các hành động của Philippines và “nước khác” trên các hòn đảo ở Biển Đông, máy bay chiến đấu tầm xa không chỉ có thể “tuyên bố chủ quyền” lâu hơn (bất hợp pháp) ở khu vực này, mà còn có thể nhanh chóng “chặn đánh máy bay Philippines”.
Trên phương diện hành trình và hỏa lực, Su-35 đều có ưu thế hơn tất cả các máy bay hiện có của Philippines và Việt Nam. Đây chính là yếu tố đe dọa mà Trung Quốc cố gắng tạo dựng, đẩy Philippines ra khỏi “đảo tranh chấp”, bay qua khu vực tranh chấp biển Hoa Đông.
Trung Quốc hy vọng tạo được sự hiện diện quân sự có ưu thế mang tính áp đảo ở các vùng lãnh thổ trên biển Hoa Đông và Biển Đông, từ đó chỉ để cho các đối thủ 2 sự lựa chọn về phương án hành động: hoặc là làm trầm trọng hơn tình hình căng thẳng, một khi nổ ra các hành động quân sự sẽ bị thất bại thảm hại; hoặc là đồng ý cho Trung Quốc chốt giữ lâu dài.
Máy bay chiến đấu đa năng Su-35 Nga |
Một khi có năng lực tiến hành tác chiến thời gian dài ở phần lớn khu vực Biển Đông, Không quân Trung Quốc sẽ tích cực tiến hành tuần tra trên không, từ đó có thể khiến cho va chạm, xung đột ở các khu vực tới tấp hơn, có nhiều cơ hội hơn để gây ra tình hình khủng hoảng không nghiêm trọng lắm, tạo ra "sự thực đã rồi" mới cho Trung Quốc, sau đó bắt đầu "đàm phán giải quyết hòa bình vấn đề".
Khả năng bay xa và trong thời gian dài này, cộng với lực lượng tên lửa đạn đạo không còn yếu và các vũ khí chống can thiệp khác, giúp cho Trung Quốc có "sức nặng" nhiều hơn, quan trọng hơn trên phương diện đe dọa quân sự, khi đó Trung Quốc sẽ có được năng lực điều động binh lực tới bầu trời phần lớn khu vực Đông Nam Á và đa số các nước thành viên ASEAN.
Máy bay hành trình xa không chỉ là lực lượng uy hiếp có thể hoạt động trên không trong thời gian dài ở khu vực tác chiến, hơn nữa, so với lực lượng phòng không mặt đất, có thể bảo vệ khu vực dễ bị tên lửa hành trình và lực lượng tàu sân bay đối phương tấn công hơn như đảo Hải Nam.
Do vùng dò tìm radar khá tập trung, máy bay đánh chặn tầm ngắn tương đối nhiều, hệ thống tên lửa phòng không tương đối mạnh, triển khai máy bay chiến đấu mới ở đất liền Trung Quốc càng được quan tâm hơn, sở hữu Su-35 có hành trình tương đối lớn có thể dễ dàng bay đến nhiều khu vực trên Biển Đông, sẽ là một trong những phương pháp tốt nhất để Trung Quốc duy trì năng lực chống can dự khu vực và đe dọa, uy hiếp các đối thủ khác.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 Mỹ |
Nhiệm vụ này hiện nay có ý nghĩa thực tế cấp bách hơn, bởi vì Mỹ có kế hoạch triển khai máy bay chiến đấu thế hệ mới F-35 ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, rất có khả năng triển khai ở các căn cứ quân sự tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Sức chiến đấu của máy bay cũ hiện có và máy bay thế hệ mới F-35 của Mỹ và đồng minh có thể khó mà kết hợp chặt chẽ, trong khi đó, Trung Quốc lại có thể nhanh chóng đổi mới trang bị kỹ thuật cũ, cải tạo hệ thống vũ khí tiên tiến hơn, nỗ lực trang bị máy bay tương đối mới, nhập khẩu Su-35 chính là một biện pháp quan trọng.
Mặc dù Su-35 không thể ngang sức với F-22 của Mỹ, nhưng số lượng F-22 không nhiều, rủi ro khi tác chiến không lớn, vì vậy Su-35 sẽ có ưu thế hơn bất cứ trang bị kỹ thuật hàng không hiện có nào ở khu vực Biển Đông trong một thời gian. Hơn nữa, tính năng cơ động của Su-35 mạnh hơn Su-27, có nhiều đặc điểm giống với máy bay Sukhoi phiên bản sớm hơn, từ đó có nghĩa là khó khăn về bảo đảm hậu cần và cải tạo, huấn luyện rất nhỏ, đồng thời có thể nâng cao năng lực sử dụng thích hợp và ứng dụng chiến đấu thực tế của máy bay Su-35.
Chỉ có điều hiện nay còn chưa rõ Trung Quốc cụ thể sẽ sử dụng Su-35 ở khu vực nào, trang bị cho Không quân hay cho lực lượng hàng không Hải quân. Nếu triển khai ở căn cứ hàng không của sư đoàn 2 không quân (đơn vị 95357) ở Toại Khê, Quảng Đông , thì những máy bay Su-35 này có thể sẽ bổ sung cho máy bay Su-27 đã triển khai. Một phương án có lợi khác là triển khai ở căn cứ không quân hải quân Lăng Thủy, Hải Nam - (năm 2001 máy bay trinh sát EP-3 Mỹ đị Trung Quốc ép hạ cánh xuống đây), thay thế cho máy bay J-8F đang xuống cấp nhanh ở đây.
Máy bay chiến đấu tàng hình F-22 Mỹ |
Công nghệ sử dụng khi nghiên cứu chế tạo Su-35 cũng có lợi cho lực lượng hàng không Trung Quốc, lợi ích lớn hơn ở chỗ chúng có thể tiến hành ngăn chặn, đe dọa, uy hiếp ở khu vực Biển Đông. Trên thực tế, lực lượng triển khai ở khu vực này của Trung Quốc đã có thể gây thiệt hại to lớn cho đối thủ tiềm tàng, chẳng hạn Philippines.
Nước này không có Không quân và Hải quân có sức chiến đấu khá mạnh, đặc biệt là Hải quân, chủ yếu trang bị tàu phòng thủ bờ biển cũ do Mỹ chế tạo vào thập niên 60 của thế kỷ trước, cơ bản không thể đối phó có hiệu quả với Trung Quốc.
Do có thể mang theo nhiều nhiên liệu hơn, có thể tiếp dầu trên không, vì vậy Su-35 có hành trình xa hơn, có thể tuần tra chiến đấu, tác chiến thời gian dài để thực hiện tham vọng "đường lưỡi bò".
Tóm lại, trong tương lai, sau khi Trung Quốc sở hữu máy bay Su-35, cộng với máy bay tiêm kích tầm gần hiện có, hệ thống tên lửa phòng không hiện đại, tên lửa đạn đạo tầm xa và tên lửa hành trình, một khi xảy ra xung đột với các nước láng giềng, hoàn toàn có thể xây dựng hệ thống phòng thủ “hình thang” có chiều sâu lớn, đòi hỏi chủ quyền lãnh thổ (bất hợp pháp), ngăn chặn sự can thiệp của nước khác.
Máy bay chiến đấu J-8 của Không quân Trung Quốc |